Các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học ngoài công lập quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 37)

* Phương pháp cùng tham gia:

HS cùng tham gia các hoạt động học tập để cùng tìm ra nguồn thông tin thích hợp phục vụ cho việc tự phát hiện và chiếm lĩnh nội dung bài học. Trong phương pháp này, HS sẽ được tham gia vào các hoạt động học tập do GV thiết kế dựa trên mục tiêu, nội dung, tính chất của chủ đề GD, căn cứ vào

trình độ HS và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của lớp học, nhà trường. Điều quan trọng là HS tham gia các hoạt động học tập một cách tự tin, thoải mái, với tinh thần làm chủ. Muốn vậy, GV cần xây dựng bầu không khí cởi mở, thân thiện, hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau trong lớp học; cần tăng cường khen ngợi, động viên, khích lệ HS, tuyệt đối tránh thái độ phê phán, coi thường ý kiến của HS.

* Phương pháp trải nghiệm:

Là phương pháp GV tạo cơ hội cho HS được hồi tưởng lại những gì mà các em đã trải qua trong cuộc sống hoặc đặt các em trước nhiều tình huống để giải quyết theo nhóm, thông qua thảo luận, trò chơi, sắm vai, vẽ tranh… Qua đó các em được thực hành bài học trong những tình huống của cuộc sống, tự quyết định với sự giúp sức của nhóm theo hướng tích cực.

* Phương pháp làm việc theo nhóm:

Làm việc theo nhóm là một hình thức xã hội của dạy học, trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng không gian giới hạn, trong khoảng thời gian cụ thể. Mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được thành viên của nhóm trình bày và được đánh giá trước toàn lớp.

* Phương pháp nghiên cứu tình huống:

Là tổ chức cho người học nghiên cứu một câu chuyện, mô tả một tình huống xảy ra trong thực tiễn cuộc sống hoặc trên băng hình; từ đó giúp HS tìm ra cách giải quyết vấn đề một cách hợp lí, hiệu quả.

* Phương pháp giải quyết vấn đề:

Là phương pháp giúp HS xem xét, phân tích những vấn đề, tình huống cụ thể thường gặp phải trong đời sống hàng ngày và xác định cách giải quyết, xử lí vấn đề, tình huống đó một cách có hiệu quả. Đây là phương pháp giúp giáo dục KNS cho HS đạt hiệu quả ở nhiều mặt: tư duy, tình cảm, ứng xử…

* Phương pháp đóng vai:

Là tổ chức cho HS thực hành,“làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được.

* Phương pháp trò chơi:

Là tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đề hay thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi nào đó.

Phương pháp này được hiểu rộng bao gồm các trò chơi đóng vai, trò chơi vận động, trò chơi xây dựng nhóm, các trò chơi dân gian,… Với sự phong phú, đa dạng các trò chơi khác nhau và sự hứng thú, nhiệt tình khi tham gia mỗi trò chơi sẽ giúp trẻ hình thành được các kĩ năng khác nhau trong cuộc sống. Bên cạnh đó, trò chơi còn giúp tăng cường khả năng giao tiếp giữa HS với HS, giữa HS với GV từ đó phát huy vai tối đa được vai trò chủ động, tích cực của HS.

* Phương pháp dạy học theo dự án:

Là phương pháp dạy học trong đó HS thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành, tự lực lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm, kết quả dự án là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được.

Trong quá trình vận dụng các phương pháp trên để giáo dục KNS cho HS, GV có thể sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực để phát huy tính tích cực, chủ động của HS như: kĩ thuật “khăn trải bàn”, kĩ thuật “phòng tranh”, kĩ thuật “các mảnh ghép”, kĩ thuật “trình bày một phút”, kĩ thuật động não, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật “đọc hợp tác”, kĩ thuật “viết tích cực”, kĩ thuật “hỏi chuyên gia”, kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi,…

Mỗi phương pháp, mỗi kĩ thuật dạy học đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Vì vậy, tùy theo từng hoạt động cụ thể và tùy theo điều kiện thực tế của nhà trường, tùy theo từng đối tượng HS mà GV lựa chọn và sử dụng các phương pháp, các kĩ thuật dạy học sao cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học ngoài công lập quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w