Thực trạng kỹ năng sống của học sinh tiểu học ngoài công lập quận Bình Thạnh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học ngoài công lập quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 56)

- Được sự quan tâm, tạo điều kiện về nhiều mặt của Quận ủy, Ủy ban

2.2.1Thực trạng kỹ năng sống của học sinh tiểu học ngoài công lập quận Bình Thạnh

sinh tiểu học các trường tiểu học ngoài công lập quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

2.2.1 Thực trạng kỹ năng sống của học sinh tiểu học ngoài công lậpquận Bình Thạnh quận Bình Thạnh

Từ năm học 2008-2009, Bộ Giáo dục & Đào tạo phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các nhà trường. Kể từ đó đến nay, chất lượng giáo dục toàn diện trong các trường tiểu học trên toàn quận có những chuyển biến đáng kể, đặc biệt là công tác giáo dục KNS cho học sinh.

Tuy nhiên, hiện tượng học sinh nói chung và học sinh THNCL nói riêng thiếu KNS còn rất phổ biến.

Quận Bình Thạnh phải nói là một quận “đất lành chim đậu” có rất nhiều cơ sở đang trên đà phát triển mạnh mẽ trong đó có cả những yếu tố tích cực và có cả những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến KNS của các em. Sự phát triển của công nghệ thông tin, sự ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, … cũng là những yếu tố tác động nhiều đến cách sống, cách nghĩ, cách làm của các em. Hiện nay, đa số học sinh THNCL sống trong môi trường có được sự quan tâm chăm sóc quá sức chu đáo của phụ huynh vì sống trong gia đình ít con, hoàn cảnh kinh tế khá giả ổn định; bên cạnh đó có những em sống trong gia đình rất đầy đủ vật chất nhưng thiếu sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ, vì họ còn mãi lo kiếm tiền, bỏ mặc con cái. Cả hai hoàn cảnh này đều làm cho các em thiếu đi những KNS cần thiết như: KN tự phục vụ

bởi ở gia đình, các em thường được cha mẹ, người giúp việc làm thay hoặc cha mẹ không có thời gian gần gũi để hướng dẫn, KN thể hiện sự thấu cảm,

KN đảm nhận trách nhiệm,… là những KN rất quan trọng để giúp các em sống hài hòa với người khác nhưng ở gia đình hầu như các em không có cơ hội và điều kiện trải nghiệm.

Trong những năm gần đây chất lượng giáo dục toàn diện của các trường THNCL quận Bình Thạnh đã đạt được nhiều kết quả khả quan như số liệu thống kê (bảng 2.2). Về học lực tỷ lệ học sinh khá, giỏi ngày càng tăng. Về hạnh kiểm, các tiêu chí được đánh giá theo Thông tư 32 của Bộ giáo dục và đào tạo. Việc đánh giá được giáo viên theo dõi xuyên suốt cả năm học. Ngoài việc theo dõi, thầy cô còn giúp đỡ các em uốn nắn, điều chỉnh hành vi để hoàn thiện hơn về nhân cách. Ở bậc tiểu học, việc đánh giá hạnh kiểm của các em vừa thể hiện kết quả đạt được trong suốt năm học, vừa mang tính động viên giúp các em hiểu và nhận ra được giá trị đạo đức của bản thân mình.

Tuy nhiên, không vì thế mà người làm công tác quản lý chúng ta không có những điều trăn trở và suy nghĩ, khi chúng ta đối chiếu 100% thực hiện đầy đủ về hạnh kiểm với khoảng hơn 2% học sinh xếp loại trung bình về học lực, không có HS yếu. Đó là điều đáng mừng vì theo khách quan, các em theo học tại các trường ngoài công lập được chăm sóc và dạy dỗ chu đáo hơn vì lớp học sỉ số chỉ có 20 HS, thầy cô theo sát trong từng tiết dạy cộng thêm môi trường học tập có đầy đủ trang thiết bị hiện đại hỗ trợ cho việc dạy và học của thầy & trò, đó là yếu tố giúp cho kết quả học tập của học sinh NCL khả quan như trên. Nhưng chỉ là phần nổi về mặt học tập của HS, còn phần chính yếu là KNS của học sinh chưa có ý thức trách nhiệm với chính bản thân mình. Nói chính xác là kỹ năng sống của các em chưa được hoàn thiện do nhiều yếu tố khác nhau. Các em đa số sống trong gia đình khá giả, thậm chí là con cái của các “đại gia” được bảo bọc rất kỹ, các em chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là

học giỏi và chỉ biết có học, không quan tâm đến xung quanh mọi người như thế nào và điều đáng sợ là các em vô cảm với mọi sự việc xãy ra xung quanh mình, sống “chây ì” và ích kỹ, tất cả người lớn phải phục vụ theo ý thích của các em,… mà trong đó người thân của các em (bố, mẹ, cô, chú, ông, bà,…) chính là người tham gia. Có những em sống trong hoàn cảnh cha mẹ ly hôn để con lại cho ông bà nuôi rồi chu cấp đầy đủ vật chất nhưng thiếu sự thương yêu dạy dỗ của cha mẹ; Hoặc có em sống trong hoàn cảnh còn đủ bố mẹ nhưng cha mẹ luôn bạo hành, bản thân các em ban đầu có thể là không biết gì, nhưng rồi sau đó các em phải gánh chịu những hậu quả do người lớn gây ra: đó là vô cảm,các em không còn tin vào những gì tốt đẹp xung quanh mình nữa. Các em không có hứng thú trong học tập; thích gây gỗ, chọc phá, đánh nhau với các bạn. Tuy nhiên, trong các hoạt động sinh hoạt lớp, thảo luận nhóm thì các em lại rất nhút nhác; kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm rất kém; các em luôn ấp úng và lo sợ khi phải trả lời các câu hỏi của các bạn cũng như của giáo viên.

Nhưng một điều rất ngạc nhiên là khi chúng tôi tham khảo và làm trắc nghiệm với 260 em học sinh ở 05 trường tiểu học NCL trên địa bàn quận Bình Thạnh với câu hỏi: Các em có thích tham gia các hoạt động tập thể của lớp, của trường không? Kết quả cũng khá bất ngờ: 68% các em rất thích tham gia các hoạt động tập thể; 20% các em cũng thích tham gia nhưng ngại khi phải hát hoặc phát biểu cá nhân; 12% còn lại thì không thích tham gia vì tính nhút nhát, thụ động và chưa tự tin vào bản thân. Đối với đối tượng là học sinh tiểu học, ở lứa tuổi chưa có sự trưởng thành nhiều về tâm sinh lý, rất hồn nhiên và thường suy nghĩ theo cảm tính; lứa tuổi chỉ biết ăn, chơi và học, vậy thì tại sao các em lại không thích tham gia vào các hoạt động sinh hoạt tập thể

(đơn thuần chỉ là những trò chơi và ca hát)? Những điều này có mâu thuẫn với nhau không? “Trẻ con không biết nói dối” mong muốn được vui chơi, ca hát, trò chuyện cùng bạn bè, phát biểu những suy nghĩ của mình, là những nhu cầu chính đáng, thiết thực đối với lứa tuổi của các em. Nhưng chính vì còn thiếu các kỹ năng sống mà các em chưa đủ tự tin vào bản thân mình khi đứng trước đám đông. Trước thực tế này, hơn bao giờ hết, nhà trường - gia đình - xã hội cần quan tâm tới vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho thế hệ trẻ, giáo dục cho các em những kỹ năng sống tối thiểu, cơ bản để các em biết cách ứng phó, cư xử đúng mực với mọi tình huống, mạnh dạn tự tin hơn trong cuộc sống; biết tu dưỡng, rèn luyện nhân cách một cách toàn diện để trở thành những công dân hữu ích trong tương lai.

2.2.1.1. Thực trạng nhận thức của học sinh về vấn đề kỹ năng sống

Với sự đầu tư giáo dục của gia đình, nhà trường và các tổ chức đoàn thể xã hội, nhìn chung các em học sinh THNCL quận Bình Thạnh đã nhận thức được tầm quan trọng của việc hình thành, rèn luyện kỹ năng sống và đã trang bị cho mình những nội dung kỹ năng sống cơ bản nhất của lứa tuổi HS.

Tìm hiểu thực trạng nhận thức của học sinh về sự cần thiết giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường, chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra để thu thập số liệu. Đối tượng điều tra gồm 260 học sinh ở 05 trường tiểu học NCL quận Bình Thạnh. Kết quả điều tra được tổng hợp, xử lý như sau:

Bảng 2.4. Ý kiến của học sinh về sự cần thiết của giáo dục kỹ năng sống

GDKNS Số ý kiến Tỷ lệ %

Rất cần thiết 210 81

Cần thiết 33 12,6

Có cũng được, không cũng được 17 6,4

Kết quả ở bảng 2.4 cho ta thấy, phần lớn học sinh (243 em chiếm 93,6%) thấy được sự cần thiết GD kỹ năng sống cho chính mình và cuộc sống cộng đồng. Điều này cho chúng ta thấy rằng: ít nhiều các em đều nhận thức được việc giáo dục kỹ năng sống cho các em là một hoạt động không thể thiếu trong nhà trường. Đó chính là một nhu cầu tất yếu trong cuộc sống của các em.

2.2.1.2. Những biểu hiện yếu kém về kỹ năng sống của học sinh tiểu học ngoài công lập quận Bình Thạnh

Để tìm hiểu thực chất những biểu hiện yếu kém về kỹ năng sống của học sinh, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng cách trưng cầu ý kiến 365 cán bộ, giáo viên và phụ huynh & học sinh ở 05 trường THNCL trên địa bàn quận Bình Thạnh (phụ lục 1).

Qua trao đổi với giáo viên và quan sát thực tế hành vi của học sinh chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau:

Học sinh yếu kém về kỹ năng sống thường có biểu hiện ngại giao tiếp với người khác và những người xung quanh. Ngay cả với các bạn trong lớp, với giáo viên chủ nhiệm, các em cũng ngại trao đổi hay trò chuyện, vui chơi. Thậm chí có em cả với người thân, ngại thổ lộ, bộc bạch tâm tính, những nét riêng tư, ngay cả những mặt tích cực. Thông thường, các em chỉ trao đổi với người mình thích hoặc có thể tin tưởng được. Một số em sống thiếu tình cảm, mồ côi cha mẹ, thiếu người thân, khao khát muốn được sống trong tình cảm nhưng không được bù đắp thoả đáng cũng làm cho các em tiêu cực, mất thăng bằng về mặt tình cảm, dễ bị kích động hoặc trở nên nhu nhược yếu thế.

Một số em không lễ phép với thầy cô, những dấu hiệu bị tổn thương về mặt tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè, thầy trò, thậm chí cá biệt có những em trở nên ù lì, chai sạn, hằn học, gây gỗ với bạn bè, bắt nạt học snh lớp bé,có những em còn hỗn xược với cả những người ruột thịt của mình. Nhiều em đi

học về không biết chào ông bà, cha mẹ; đến giờ học không tự giác ngồi vào bàn học mà phải đợi đến khi nhắc nhở thì mới học. Có em học lớp 2, lóp 3 nhưng ăn uống còn vương vãi, không tự xúc hoặc không biết mặc quần áo, tự làm được những việc đơn giản.

Điều đáng lo ngại hiện nay là tình trạng học sinh THNCL đi học có 1 số em được cha mẹ cho rất nhiều tiền, làm ảnh hưởng đến đầu óc suy nghĩ non nớt của các em là có tiền sẽ có và mua được tất cả kể cả việc sai khiến, bắt nạt bạn bè, vô lễ với thầy cô, mất đi lễ nghĩa“Tôn sư trọng đạo”. Phần lỗi này do gia đình quá nuông chiều các em.

Vấn đề đặt ra là nhà trường và các nhà giáo dục phải tăng cường giáo dục KNS về ý thức, về động cơ học tập đúng đắn, giáo dục tình bạn, tình đoàn kết thân ái chan hoà, giáo dục tình yêu thương tôn trọng với mọi người để HS gắn bó thông cảm, giúp đỡ nhau trong học tập, sinh hoạt và trong cuộc sống.

2.2.1.3. Các nguyên nhân dẫn tới sự yếu kém về kỹ năng sống của học sinh tiểu học ngoài công lập

Để tìm ra nguyên nhân dẫn đến kỹ năng sống còn yếu kém của học sinh THNCL,chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của 170 người (gồm GVCN, giáo viên bộ môn, giáo viên phụ trách sự kiện, cha mẹ học sinh). Kết quả thể hiện ở bảng 2.5 sau đây. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.5. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thiếu kỹ năng sống của học sinh TT Các nguyên nhân Số ý kiến Tỷ lệ % Xếp bậc

1 Gia đình, XH chưa chú trọng đến công tác

GD kỹ năng sống 156 91,7 2

2 Hình thức tổ chức công tác GDKNS chưa

phong phú 120 70,6 7

3 Học sinh chỉ quan tâm đến việc học văn hoá 154 90,1 3 4 Những biến đổi về tâm sinh lý lứa tuổi 142 83.5 5 5 Một bộ phận thầy cô giáo chưa quan tâm GD

kỹ năng sống cho học sinh 98 57,6 11

6 Hiểu biết của học sinh về các nội dung của

KNS chưa nhiều 158 92,9 1

7 Chưa có sự phối hợp giữa các lực lượng GD 118 69,4 8

8 KNS vẫn còn là vấn đề mới mẻ 135 79,4 6

9 Nội dung GD kỹ năng sống chưa thiết thực 105 61,7 9 10 Nhiều đoàn thể XH chưa quan tâm đến

GDKNS 150 88,2 4

11 Tệ nạn xã hội 103 60,5 10

Kết quả ở bảng 2.5 cho thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thiếu kỹ năng sống của học sinh, có thể chia làm 3 nhóm nguyên nhân chủ yếu:

* Nguyên nhân từ phía gia đình: Gia đình là nơi diễn ra những mối quan hệ xã hội đầu tiên của con người. Những mối quan hệ trực tiếp giữa đứa trẻ và cha mẹ là những tác động qua lại đầu tiên trong đời sống xã hội của đứa trẻ. Trong gia đình, các em nhận thức được những kinh nghiệm và kỹ năng sống đầu tiên. Kết quả điều tra cho thấy, phần lớn những học sinh cho rằng các em học hỏi và tiếp nhận những kỹ năng sống; cách giao tiếp; cách ứng xử xã hội từ bố mẹ và các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, dường như bố mẹ và những người lớn trong gia đình ít dành thời gian dạy các em những kỹ

năng sống cần thiết, ngay cả những kỹ năng tự chăm sóc và phục vụ bản thân mình; Vẫn còn không ít phụ huynh phải lo vấn đề mưu sinh nên chưa thật sự quan tâm sâu sát đến việc giáo dục con cái, quản lí giờ giấc học hành, sinh hoạt của con. Có nhiều gia đình có điều kiện kinh tế dư dật do đó nuông chiều, đáp ứng mọi nhu cầu vật chất mà không chú trọng đến việc dạy con những kỹ năng sống, các em không biết làm bất cứ một công việc nào kế cả những công việc nhà đơn giản, một bộ phận không nhỏ các gia đình khác, bố mẹ lăn lộn với cơ chế thị trường để làm giàu, giao phó việc dạy dỗ con cái cho giáo viên, cho nhà trường, chưa nhiệt tình hợp tác cùng nhà trường. Một số phụ huynh học sinh bất lực trong việc giáo dục, quản lý con em, chỉ trông nhờ vào sự giáo dục của nhà trường; Một số phụ huynh học sinh chưa gương mẫu về lối sống. Có thành viên của gia đình mắc các tệ nạn xã hội: cờ bạc, rượu chè, số đề, làm ăn phi pháp... Bố mẹ thiếu sự hiểu biết về tâm sinh lý lứa tuổi, thiếu kiến thức về GD và chăm sóc con cái.

* Nguyên nhân từ phía nhà trường: Thực tế việc giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó có kỹ năng sống còn rất hạn chế. Nhà trường vẫn còn quan niệm dạy học là dạy kiến thức chứ chưa dạy các em thái độ, kỹ năng ứng xử trong các mối quan hệ với con người, với môi trường tự nhiên. Một số trường nhiều lúc còn nặng về công tác giáo dục văn hoá, xây dựng kế hoạch chủ yếu về chuyên môn, ít quan tâm đầu tư cho công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; Trong công tác đào tạo giáo viên chưa chú trọng đúng mức đến kỹ năng giáo dục hay kĩ năng làm công tác chủ nhiệm cho học sinh, dẫn đến tình trạng nhiều giáo viên đặc biệt là giáo viên trẻ còn rất lúng túng trong công tác này. Một số giáo viên chủ nhiệm lớp còn chưa biết cách tổ chức các hoạt động, các hình thức để thông qua đó giáo dục cho học sinh các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng phó với các tình huống căng thẳng,

kỹ năng giải quyết các vấn đề... Trong khi giáo viên chủ nhiệm lại là cầu nối trung gian giữa nhà trường và gia đình học sinh. Không chỉ hiểu, họ còn là người phải tổ chức cho học sinh những giờ học kỹ năng trong tiết sinh hoạt lớp nhằm giúp học sinh hoàn thiện mình. Đó là điều kiện thuận lợi để gây

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học ngoài công lập quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 56)