Tổ chức phối hợp giữa nhà trườn g gia đình và xã hội trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học ngoài công lập quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 107 - 113)

- Tổ chức hoạt động GD ngoài giờ lên lớp bằng hình thức sinh hoạt

3.2.4. Tổ chức phối hợp giữa nhà trườn g gia đình và xã hội trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

3.2.4.1. Mục tiêu

Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, sinh ra và lớn lên trong môi trường gia đình, nhà trường và xã hội. Ở mỗi môi trường dù lớn hay nhỏ đều diễn ra quá trình giáo dục, giáo dưỡng con người. Trong đó nhà trường giữ vai trò hết sức đặc biệt, nhà trường là thể chế xã hội có chức năng chuyên trách về giáo dục, có vai trò chủ đạo trong công tác giáo dục thế hệ trẻ. Trong quá trình phát triển nhân cách toàn diện của học sinh không thể thiếu sự kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Mục tiêu của giải pháp này là phát huy tận dụng được sức mạnh tổng hợp của nhà trường - gia đình - xã hội, cộng đồng trách nhiệm chăm lo GD kỹ năng sống cho HS và phát huy những tiềm năng phong phú của toàn xã hội (về vật chất cũng như tinh thần) tham gia vào công tác giáo dục thế hệ trẻ. Tạo ra sự thống nhất thực hiện mục tiêu giáo dục và xây dựng môi trường trong sạch lành mạnh, không có tệ nạn xã hội.

3.2.4.2. Nội dung

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là việc rất quan trọng có ảnh hưởng tới quá trình hình thành và phát triển nhân cách cho các em.Việc GDKNS cho HS phải được thực hiện một cách đồng bộ và có sự phối kết hợp của nhiều lực lượng trong và ngoài nhà trường mới đem lại hiệu quả.Những sự việc diễn ra trong cuộc sống gia đình và xã hội đều tác động rất lớn đến các em. Do vậy, chỉ riêng nhà trường truyền đạt kỹ năng sống cho các em là chưa đủ mà cần có sự chung tay của gia đình và cả cộng đồng. Gia đình, môi trường gia đình luôn là cơ sở tiếp nhận thông tin và là trung tâm xử lý thông tin một cách chính xác, định hướng các giá trị đạo đức xã hội cho mỗi thành

viên và quan trọng hơn cả cha mẹ, ông bà, người lớn tuổi phải là những nhà sư phạm giúp con em mình hình thành khả năng tự xử lý thông tin.

Gia đình phải thực hiện đúng trách nhiệm của mình như điều 94 Luật giáo dục 2005 nêu rõ:

- “Cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho con em hoặc người được giám hộ được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường”.

- “Mọi người trong gia đình phải có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ của con em, cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục”.

Cũng theo Điều 97 của Luật Giáo dục 2005, thì trách nhiệm của xã hội là:

- “Góp phần xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến thanh niên, thiếu niên và nhi đồng”.

- “Tạo điều kiện để người học được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh”.

Như vậy, Giáo dục kỹ năng sống cho HS không chỉ là nhiệm vụ của nhà trường mà còn ở bố mẹ, người thân. Làm sao để trẻ lớn lên trở thành người tự lập, tự chủ trong mọi tình huống. Đó là cái đích mà người lớn chúng ta hướng tới. Muốn vậy phải có sư kết hợp chặt chẽ giữa các môi trường giáo dục mà gia đình, nhà trường và xã hội phải giữ thế vững chắc của “kiềng ba chân” và hoạt động giáo dục học sinh là trách nhiệm của toàn xã hội, nhà trường đóng vai trò trung tâm giáo dục và phối hợp với cha mẹ học sinh, các lực lượng ngoài nhà trường cùng quan tâm giáo dục học sinh.

3.2.4.3. Cách thức tiến hành

Sự phối hợp thống nhất giáo dục giữa nhà trường - gia đình và xã hội đã trở thành nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục của nước ta. Sự phối hợp này tạo ra môi trường thuận lợi, sức mạnh tổng hợp để GD kỹ năng sống cho học sinh.

Với vai trò trung tâm của mình, người quản lý giáo dục (Hiệu trưởng) cần phải chú ý những vấn đề sau:

- Thường xuyên tuyên truyền sâu rộng đến chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội như Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi, đến cơ quan, công ty hoạt động về giáo dục KNS về yêu cầu của xã hội đối với nguồn nhân lực trong tương lai của đất nước. Đồng thời phân tích để họ thấy được mặt tích cực và tiêu cực của nền kinh tế thị trường, các tệ nạn trong thanh thiếu niên của địa phương cũng như của đất nước. Để từ đó mọi người, mọi tổ chức thấy được tầm quan trọng và ý thức trách nhiệm của mình cùng chung tay, góp sức trong việc GDKNS cho HS ở địa phương.

*Đối với cha mẹ học sinh và hội cha mẹ học sinh:

- Đầu mỗi năm học nhà trường phối hợp với cha mẹ học sinh tổ chức kiện toàn Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường cũng như của các chi hội lớp, đồng thời qua đó bàn bạc thống nhất các nhiệm vụ, nội dung phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình, hội phụ huynh, cung cấp thêm những vấn đề cơ bản về học sinh, về tâm lý học sinh và tầm quan trọng của việc GDKNS cho HS để phụ huynh được biết. Giúp phụ huynh thấy được ảnh hưởng to lớn của gia đình đến việc GDKNS cho các em.Từ đó định hướng những giải pháp phối hợp giáo dục.

- Xây dựng quy chế phối hợp giáo dục giữa nhà trường với ban đại diện cha mẹ học sinh; giữa phụ huynh học sinh với giáo viên chủ nhiệm, ban thi

đua kỷ luật học sinh; các quy tắc và chế độ thông tin hai chiều giữa nhà trường với phụ huynh học sinh.

- Ban đại diện cha mẹ học sinh có trách nhiệm phối hợp với cha mẹ của những học sinh có hành vi tiêu cực trong rèn luyện cùng với nhà trường và chính quyền địa phương tham gia giáo dục học sinh.

- Nhà trường tổ chức cam kết cộng đồng trách nhiệm giữa nhà trường, gia đình và xã hội, tham gia vào quá trình GD kỹ năng sống cho học sinh, thống nhất mục tiêu, phương pháp, hình thức tổ chức GD kỹ năng sống cho học sinh TH NCL.

- Cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh của lớp: là giải pháp liên hệ rộng rãi nhất giữa GVCN với cha mẹ học sinh. Cuộc họp được tổ chức theo lịch định kỳ tùy theo tình hình thực tế của nhà trường, của lớp (theo quy định tổ chức họp phụ huynh học sinh 3 lần: Đầu năm, giữa năm và cuối năm học). Ở các cuộc họp này GVCN có điều kiện thuận lợi tìm ra các giải pháp giáo dục tốt, động viên được cha mẹ học sinh tích cực, nhiệt tình tham gia sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ.

- Ở gia đình, các bậc phụ huynh nên dạy con cái biết cách đối nhân xử thế, biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác, dạy con lòng khoan dung, sự độ lượng vị tha và những chuẩn mực, giá trị đạo đức mà con người phải sống theo, dạy con điều hay lẽ phải. Dạy con biết tham gia lao động, biết giữ gìn vệ sinh chung, biết thương cha mẹ làm việc vất vả. Nhưng để làm được điều đó, trước hết cha mẹ phải là tấm gương cho con cái noi theo và đừng xem KNS là cái gì quá cao siêu mả KNS bắt đầu từ những việc nhỏ nhất. Trong một thế giới đang có sự đề cao sự thỏa mãn, những ham muốn bản năng thì gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc khơi dậy ý thức về cái tốt và cái xấu, về cái đáng làm và không nên làm, nhưng nếu các bậc cha mẹ đã không thể hiện

đúng vai trò của mình thì đừng đòi hỏi những đứa con ở nhà sẽ trở thành một công dân tốt.

- Cho học sinh thể hiện tâm tư nguyện vọng, những băn khoăn vướng mắc trong bạn bè, trong gia đình, cách đối xử của cha mẹ để cùng tháo gỡ. Có nhiều phụ huynh thấy con học yếu, học kém không cần tìm hiểu nguyên nhân chỉ biết chửi bới, nhiếc móc và rồi ép con học thêm nhiều, trẻ không còn thời gian để vui chơi. Điều này đã làm các em tổn thương rất lớn về mặt tinh thần.

- Cha mẹ phải hướng cho con sống mạnh khỏe, an toàn, lành mạnh, đó là: Tự phục vụ bản thân (khả năng tự lập); Chung sống hòa hợp, đồng thuận với cộng đồng (có trách nhiệm với cộng đồng, phục vụ cộng đồng và tuân thủ các thỏa thuận và quy ước chung); Khả năng ứng phó và tự bảo vệ và hỗ trợ người khác trước những tình huống bất ngờ, nguy hiểm. Mà những khái niệm này lại không nên đặt ra một cách chung chung mà phải do trẻ tự rút ra được kết luận thông qua quá trình học về những khái niệm khác như đồng cảm, chia sẻ, lắng nghe tích cực, đồng thuận, thỏa thuận, đồng minh, hợp tác, hỗ trợ, liên kết, lối sống bền vững…

Với kinh nghiệm và sự từng trải cuộc sống, những lời dạy bảo, những việc làm của bậc làm cha làm mẹ hàng ngày như “mưa dầm thấm lâu” sẽ được các em lĩnh hội và tiếp thu có hiệu quả.

* Đối với chính quyền địa phương và các tổ chức ngoài nhà trường: + Nhà trường chủ động phối hợp và liên hệ chặt chẽ với các ban ngành chức năng như công an, y tế, cùng với các cơ quan, đoàn thể khác đóng trên địa bàn để giáo dục các em. Cùng với nhà trường thực hiện các chuyên đề giáo dục như: giáo dục an toàn giao thông, thông tin về phòng chống cháy nổ, tuyên truyền phòng chống bệnh theo mùa đối với trẻ em trong lứa tuổi TH; giáo dục các kỹ năng thoát hiểm khi gặp sự cố, giáo dục môi trường, chăm sóc và bảo vệ bản thân, giáo dục lòng yêu nước và lịch sử địa phương v.v...

+ Xây dựng cam kết phối hợp với chính quyền địa phương ngăn chặn tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường; cam kết phối hợp giải quyết các sự vụ gây mất an ninh nhà trường.

Ra ngoài xã hội, các em HS cần được quan tâm nhiều hơn nữa từ các ban ngành, đoàn thể khi mà ở nước ta chưa chú trọng nhiều đến công tác GDKNS cho HS. Khi chúng ta mở cửa giao lưu với thế giới thì những luồng văn hóa, những giá trị khác lạ chắc chắn cũng sẽ tràn vào. Vấn đề ở đây là không phải và cũng không thể ngăn chặn các luồng văn hóa ấy, mà phải tạo cho từng thành viên trong xã hội, nhất là trẻ em, sức đề kháng trước các luồng văn hóa, lối sống ấy. Muốn vậy hãy cùng chung tay tạo sức đề kháng cho thế hệ trẻ để tránh những cạm bẫy của xã hội, sống tốt hơn để góp sức mình trong công cuộc xây dựng đất nước.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện

Muốn duy trì tốt thành quả giáo dục cần có sự phối hợp chặt chẽ với các phong trào khác, những hoạt động khác và đặc biệt cần phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với hội cha mẹ HS, được sự quan tâm lãnh đạo của chính quyền, các đoàn thể và nhân dân địa phương để tạo sức mạnh đồng bộ cùng giáo dục thế hệ trẻ đồng thời giữ vững được hướng đi đúng trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Cụ thể:

- Xây dựng được mối liên hệ chặt chẽ gắn bó giữa nhà trường - gia đình và xã hội.

- Các lực lượng tham gia phối hợp GD kỹ năng sống cho học sinh phải nhiệt tình, tâm huyết, hết lòng vì thế hệ trẻ.

- Phải tạo nguồn kinh phí hỗ trợ để hoạt động có hiệu quả.

Việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội để GDKNS cho HS các trường THNCL trong giai đoạn mới là quá trình đòi hỏi nhiều công sức, tâm huyết và thời gian của các nhà quản lý. Quá trình phối

hợp này nhằm xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh, phát huy tối đa những ảnh hưởng tích cực, hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học ngoài công lập quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 107 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w