Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học ngoài công lập

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học ngoài công lập quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 25)

ngoài công lập

1.3.1. Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu họcngoài công lập ngoài công lập

1.3.1.1. Mục tiêu, nhiệm vụ của các trường tiểu học NCL

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yêu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với nhiều vấn đề tâm lý xã hội phức tạp, những khó khăn, thách thức… Vì vậy

mục tiêu, nhiệm vụ của các trường tiểu học NCL là đào tạo thế hệ trẻ: Tự tin - Năng động - Sáng tạo, có đủ tri thức khoa học ngang bằng với các học sinh ở các quốc gia phát triển, có vốn hiểu biết sâu sắc về các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, có kỹ năng sống thực tế, có nhân sinh quan đúng đắn, có ý thức trách nhiệm của công dân toàn cầu và có đủ bản lĩnh, tự tin để hội nhập với nền giáo dục thế giới; Đào tạo những mầm non trí thức có tư duy sáng tạo, thể chất khỏe mạnh và phẩm chất đạo đức cần thiết để tham gia đóng góp trí tuệ, tình yêu thương và khả năng lãnh đạo của mình cho một xã hội phát triển và không ngừng biến động.

1.3.1.2. Mục tiêu của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học ngoài công lập

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học NCL nhằm các mục tiêu sau:

- Giúp học sinh trong nhận thức về bản thân, xã hội, làm chủ bản thân, làm chủ các mối quan hệ xã hội và ra quyết định một cách có trách nhiệm với bản thân và với những người xung quanh;

- Biết lễ phép với người lớn, biết trân trọng những hành động yêu thương từ cha mẹ và những người xung quanh;

- Biết cách thể hiện tình yêu thương không chỉ với mọi người mà còn với thiên nhiên;

- Trang bị cho học sinh khả năng làm chủ việc học và khả năng giao tiếp một cách hòa hợp với bạn bè, thầy cô để tự tin học tốt ở môi trường tiểu học và mạnh dạn hơn trong các hoạt động ngoài cuộc sống;

- Giúp HS biết cách “phòng vệ” và tự chủ trước những yếu tố có ảnh hưởng không tốt mà các em thường gặp ở giai đoạn tiểu học (sự lôi kéo hoặc sự cô lập từ bạn bè củng trang lứa, áp lực học tập căng thẳng...);

- Trang bị cho các em những kỹ năng như tư duy giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, biết làm chung với người khác, biết nỗ lực để đạt được thành quả, biết phát huy những điểm mạnh của riêng mình.

- Giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khỏe, ý thức tự bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội.

Đối với học sinh tiểu học, việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này. Giáo dục KNS được thực hiện trong gia đình, trong nhà trường và cộng đồng. Người tổ chức giáo dục KNS có thể là bố mẹ, là thầy cô, là bạn cùng học hay các thành viên cộng đồng. Trong nhà trường, giáo dục KNS được thực hiện trên các giờ học, trong các hoạt động lao động, hoạt động đoàn thể, xã hội, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các hoạt động giáo dục khác.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học ngoài công lập quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 25)