Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sin hở các trường tiểu học ngoài công lập quận Bình Thạnh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học ngoài công lập quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 65 - 73)

- Được sự quan tâm, tạo điều kiện về nhiều mặt của Quận ủy, Ủy ban

2.2.2. Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sin hở các trường tiểu học ngoài công lập quận Bình Thạnh

tiểu học ngoài công lập quận Bình Thạnh

2.2.2.1. Thực trạng nhận thức và mức độ thực hiện của cán bộ quản lý và giáo viên về công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một quá trình liên tục, lâu dài, có sự thống nhất hài hòa, liên hệ chặt chẽ giữa các yếu tố nhận thức của người giáo viên (về công việc này) đến việc triển khai nội dung, hình thức, các biện pháp GD kỹ năng sống đến khâu cuối cùng là kiểm tra, đánh giá quá trình rèn luyện của các em.

Để nắm bắt mức độ nhận thức về tầm quan trọng của công tác GD kỹ năng sống cho học sinh THNCL trên địa bàn quận Bình Thạnh, chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra với 10 cán bộ quản lý, 95 giáo viên ở 05 trường THNCL quận Bình Thạnh.

Bảng 2.6. Mức độ nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên các trường THNCL quận Bình Thạnh về tầm quan trọng của công tác GD kỹ năng

sống trong trường THNCL hiện nay

TT Nhận thức Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Rất quan trọng 85 93,7

2 Quan trọng 20 6,3

3 Không quan trọng 0 0

Như vậy, kết quả ở bảng 2.6 cho thấy, tỉ lệ cán bộ quản lý & giáo viên nhận thức việc GD kỹ năng sống cho HS ở mức rất quan trọng và quan trọng là 100% (tương ứng với 95/95 người). Điều này cho thấy cán bộ quản lý và giáo viên ở các trường đã nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn tầm quan trọng của công tác GD kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường bên cạnh việc đào tạo các em về kiến thức văn hóa.

Để có một cái nhìn toàn diện về thực trạng công tác GD kỹ năng sống cho học sinh tại các trường THNCL quận Bình Thạnh, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của 95 giáo viên của 05 trường THNCL quận Bình Thạnh về mức độ thực hiện công tác giáo dục KNS cho học sinh THNCL. Kết quả điều tra cụ thể thể hiện ở bảng 2.7.

Bảng 2.7. Mức độ thực hiện công tác giáo dục KNS cho học sinh THNCL quận Bình Thạnh - Thành phố Hồ Chí Minh

TT Mức độ thực hiện Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Tốt 25 21,2

2 Khá 34 24.7

3 Chưa tốt 46 54.1

Qua bảng số liệu, chúng ta thấy có 25 người (21.2%) cho rằng công tác GD kỹ năng sống cho học sinh được thực hiện tốt, có 34 người (24.7%) cho rằng công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh hiện nay làm khá, còn 46

người (54.1%) cho rằng công tác GD kỹ năng sống cho học sinh hiện nay là làm chưa tốt.

Như vậy so sánh giữa bảng 2.6 và bảng 2.7, chúng tôi thấy sự chênh lệch giữa nhận thức và mức độ thực hiện: về nhận thức 100% ý kiến cho rằng công tác GD kỹ năng sống cho học sinh THNCL là quan trọng và rất quan trọng nhưng mức độ thực hiện tốt và khá chưa cao (45.9%). Đáng lưu ý, tỉ lệ đánh giá công tác này thực hiện chưa tốt vẫn còn lớn (54.1%). Như vậy, có thể thấy, công tác giáo dục KNS cho HS ở các trường THNCL trên địa bàn quận Bình Thạnh bên cạnh những việc làm được còn một số mặt hạn chế như chưa thực sự phát huy được tính đa dạng của các hình thức giáo dục KNS; nội dung giáo dục chưa phong phú, phù hợp với yêu cầu phát triển toàn diện và đặc điểm tâm, sinh lý của các em; một số cán bộ quản lý và giáo viên chưa thật sự quan tâm đến công tác giáo dục KNS cho HS. Để khắc phục những hạn chế này, các trường phải quan tâm hơn nữa, làm tốt hơn nữa công tác GD kỹ năng sống cho các em học sinh để góp phần bồi dưỡng, giáo dục các em trở thành người công dân có ích cho xã hội.

2.2.2.2. Thực trạng nhận thức và mức độ thực hiện nội dung GD kỹ năng sống cho học sinh

Để đánh giá đúng về mức độ cần thiết và mức độ thực hiện các nội dung GD kỹ năng sống cho học sinh đã được triển khai, lồng ghép trong quá trình giáo dục ở các trường THNCL trên địa bàn quận Bình Thạnh chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu đối với 105 cán bộ quản lý và giáo viên 05 trường THNCL.

Bảng 2.8. Ý kiến đánh giá về nhận thức của cán bộ, giáo viên về các nội dung GD kỹ năng sống cho học sinh THNCL

Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng SL % SL % SL % 1 KN tự nhận thức 98 93.3 7 6.7 0 0 2 KN xác định giá trị 59 57.2 46 43.8 0 0 3 KN kiểm soát cảm xúc 52 49.5 53 50.5 0 0 4 KN ứng phó với căng thẳng 47 44.8 58 55.2 0 0 5 KN tìm kiếm sự hỗ trợ 60 57.1 45 42.9 0 0 6 KN thể hiện sự tự tin 100 95.2 5 4.8 0 0 7 KN giao tiếp 90 85.7 15 14.3 0 0 8 KN lắng nghe tích cực 65 62 40 38 0 0 9 KN thấu cảm 93 88.6 12 11.4 0 0 10 KN thương lượng 55 52.4 50 47.6 0 0

11 KN giải quyết mâu thuẫn 94 89.5 11 10.5 0 0

12 KN hợp tác 102 97.1 3 2.9 0 0

13 KN tư duy phê phán 100 95.2 5 4.8 0 0

14 KN tư duy sáng tạo 105 100 0 0 0 0

15 KN ra quyết định 62 59 43 41 0 0

16 KN giải quyết vấn đề 96 91.4 9 8.6 0 0

17 KN kiên định 95 90.5 10 9.5 0 0

18 KN đảm nhận trách nhiệm 70 66.7 35 33.3 0 0

19 KN đặt mục tiêu 80 76.2 25 23.8 0 0

20 KN quản lí thời gian 54 51.4 51 48.6 0 0

21 KN tìm kiếm và xử lí thông tin 80 76.2 25 23.8 0 0

Bảng 2.9. Ý kiến đánh giá về mức độ thực hiện của cán bộ, giáo viên về các nội dung GD kỹ năng sống cho học sinh THNCL

TT Nội dung GD kỹ năng sống

Mức độ thực hiện Thường xuyên Không thường xuyên Không thực hiện SL % SL % SL % 1 KN tự nhận thức 101 96.2 4 3.8 0 0 2 KN xác định giá trị 58 55.2 47 44.8 0 0 3 KN kiểm soát cảm xúc 45 42.8 51 48.6 9 8.6 4 KN ứng phó với căng thẳng 54 51.4 25 23.8 26 24.8 5 KN tìm kiếm sự hỗ trợ 70 66.7 13 12.3 22 21 6 KN thể hiện sự tự tin 75 71.4 25 23.8 5 4.8

7 KN giao tiếp 90 85.7 15 14.3 0 0 8 KN lắng nghe tích cực 81 77.2 12 11.4 12 11.4

9 KN thấu cảm 65 61.9 30 28.6 10 9.5

10 KN thương lượng 45 42.8 45 42.8 15 14.4

11 KN giải quyết mâu thuẫn 64 61 36 39 0 0

12 KN hợp tác 68 64.8 32 35.2 0 0

13 KN tư duy phê phán 55 52.4 45 42.8 5 4.8

14 KN tư duy sáng tạo 72 68.6 28 31.4 0 0

15 KN ra quyết định 48 45.7 39 37.2 18 17.1

16 KN giải quyết vấn đề 60 57.2 33 31.4 12 11.4

17 KN kiên định 59 56.2 41 39 5 4.8

18 KN đảm nhận trách nhiệm 62 59 38 41 0 0

19 KN đặt mục tiêu 44 42 39 37 22 21

20 KN quản lí thời gian 72 68.6 28 31.4 0 0

21 KN tìm kiếm và xử lí thông tin 65 62 35 38 0 0 Từ kết quả ở bảng trên, chúng tôi thấy có 100% ý kiến khẳng định các nội dung giáo dục kỹ năng sống nêu trên đó là những nội dung quan trọng cần phải giáo dục cho học sinh THNCL. Trong số 100% nội dung GD kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh thì có những nội dung được xếp bậc cao:

• KN tự nhận thức (93.3% ý kiến cho rằng rất quan trọng); • KN giao tiếp (85.7% ý kiến cho rằng rất quan trọng); • KN hợp tác (97.1% ý kiến cho rằng rất quan trọng);

• KN tư duy sáng tạo (100% ý kiến cho rằng rất quan trọng); • KN thể hiện sự tự tin 95.2% ý kiến cho rằng rất quan trọng); • KN tư duy phê phán (95.2% ý kiến cho rằng rất quan trọng); • KN thấu cảm (88.6% ý kiến cho rằng rất quan trọng);

• KN giải quyết vấn đề (91.4% ý kiến cho rằng rất quan trọng); • KN kiên định, (90.5% ý kiến cho rằng rất quan trọng);

• KN giải quyết mâu thuẫn (89.5% ý kiến cho rằng rất quan trọng). Đó là những kỹ năng quan trọng không thể thiếu để góp phần giáo dục học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước khi chúng ta đang trên con

đường hội nhập với các nước trên thế giới, giao thương khắp năm châu. Chúng ta cần có những con người có bản lĩnh, có trí tuệ, có hiểu biết để tự tin đương đầu đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống.

Đối với việc thực hiện các nội dung GD kỹ năng sống, qua khảo sát chúng tôi thấy mặc dù vấn đề giáo dục kỹ năng sống đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào trong chỉ thị việc thực hiện nhiệm vụ năm học từ năm học 2009 - 2010, nhưng vì đây là những nội dung còn hết sức mới mẻ nên trong thực tế việc thực hiện các nội dung này một cách bài bản là vẫn còn hạn chế. 100% các nhà trường mới chỉ thực hiện các nội dung giáo dục này dưới dạng lồng ghép vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp và chương trình một số môn học. Có nhiều nội dung không được thực hiện thường xuyên trong các nhà trường như: Kỹ năng xác định giá trị (chiếm 55.2%), Kỹ năng ra quyết định (45.7%), Kỹ năng đặt mục tiêu (42%), Kĩ năng thương lượng(42.8%), Kỹ năng ứng phó với tình huống căng thẳng (51.4%). Thực tế cuộc sống hiện nay do sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường, do đặc điểm tâm lý lứa tuổi nên các em cần được giáo dục cách ứng xử tốt đẹp về tình bạn, sự yêu thương gắn bó với gia đình, biết lễ phép, kính trên nhường dưới. Các em như trang giấy trắng, nếu nhà trường, gia đình và xã hội cùng chung tay giáo dục KNS cho các em với các kỹ năng chúng tôi nêu trong bảng khảo sát thì học sinh THNCL chắc chắn sẽ là những thế hệ học sinh có đầy đủ tri thức và kỹ năng sống để tự tin bước vào các bậc học cao hơn trong tương lai. Ngoài ra chúng ta cũng cần quan tâm giáo dục cho học sinh tính tự giác, dũng cảm, trung thực, biết nhận khuyết điểm để tiến bộ và biết thẳng thắn phê bình những sai trái của bạn để xây dựng tập thể học sinh học tập tốt, rèn luyện tốt. Phải giáo dục học sinh tính khiêm tốn học hỏi thì mới tích luỹ được nhiều tri thức. Nhà trường cũng cần phải bồi dưỡng cho các em biết cách định hướng và quyết đoán trong các tình huống xảy ra một cách hợp lý...

2.2.2.3. Thực trạng các hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học ngoài công lập

Các trường THNCL trong quận Bình Thạnh đã sớm triển khai các hoạt động giáo dục KNS cho các em bằng những hình thức khá phong phú, mới mẻ.

Trước hết, hầu hết các trường đều triển khai các hoạt động giáo dục KNS cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hoạt động ngoại khóa được các trường triển khai thường xuyên thông qua các buổi chào cờ đầu tuần hoặc qua các buổi nói chuyện chuyện đề (giáo viên hoặc nhóm giáo viên trình bày về một vấn đề nào đó), thông qua câu lạc bộ “Học vui - vui học”... Hoạt động ngoài giờ lên lớp là hoạt động có mục đích, có kế hoạch, được tổ chức thực hiện nghiêm túc nên cũng có hiệu quả hỗ trợ giáo dục KNS cao. Bên cạnh đó, các hình thức giáo dục KNS cho học sinh thông qua những giờ lên lớp cũng được triển khai thường xuyên. Các bộ môn văn hóa trong nhà trường có tác dụng lớn trong việc giáo dục KNS cho học sinh với những mức độ khác nhau và tùy vào ý thức và trình độ của người giáo viên. Những bộ môn dễ lồng ghép giáo dục KNS trong nhà trường là: môn Tiếng Việt, môn Sử Địa, môn Đạo đức... Nhìn chung, thông qua các giờ lên lớp, GV ở các bộ môn đã giáo dục cho các em những bài học về tình cảm gia đình, cách ứng xử trong cuộc sống, các mối quan hệ bạn bè, tình yêu, trách nhiệm bổn phận với mọi người và với công việc, rèn luyện tinh thần vượt khó vươn lên....

Ngoài ra, các hình thức giáo dục KNS cho học sinh thông qua hoạt động của Ban Tổ chức Sự kiện trường như phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, giao lưu, kết nghĩa... cũng được các trường triển khai rất tích cực. Các hoạt động do Ban Tổ chức Sự kiện trường triển khai có tác dụng cuốn hút các em tham gia vào những hoạt động lành mạnh của tập thể, hình

thành tinh thần đoàn kết, hợp tác, sự mạnh dạn trong giao tiếp, khả năng tự nhận thức của chính mình...

Để giáo dục KNS cho học sinh, ngoài việc thông qua các hoạt động của Ban Sự kiện trường, các trường còn tổ chức các hình thức tham quan dã ngoại như đi đến địa đạo Củ Chi, đền thờ Vua Hùng ở Quận 9, Dinh Thống Nhất, Bến Nhà Rồng nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước hoặc cho các em trải nghiệm thực tế cuộc sống với chương trình “Home stay”, ở vùng ngoại ô sống và sinh hoạt tại nhà người dân địa phương trong 2 ngày, để các em cảm nhận cuộc sống thiếu thốn tiện nghi sẽ như thế nào và cũng nhằm thay đổi môi trường học tập cho các em, giáo dục các em về văn hóa truyền thống và ý thức biết ơn, tự hào và gìn giữ các di tích lịch sử của quê hương, đất nước.

Chúng tôi đã tiến hành điều tra 260 học sinh trường của 05 trường tiểu học NCL quận Bình Thạnh về tính hiệu quả của các hình thức giáo dục KNS cho học sinh.

Kết quả khảo sát điều tra thể hiện ở bảng 2.10 như sau:

Bảng 2.10. Nhận thức của học sinh THNCL quận Bình Thạnh về tính hiệu quả của các hình thức GD kỹ năng sống nhà trường đã áp dụng TT Các hình thức GDKNS cho học sinh Số lượng Tỷ lệ %

1 GDKNS thông qua câu lạc bộ “Học vui - Vui học” 225 75

2 GDKNS qua sinh hoạt tập thể 254 91,3

3 GDKNS tích hợp qua giờ dạy trên lớp 197 65,6 4 GDKNS qua hoạt động văn hóa, văn nghệ 250 83,3

5 GDKNS qua hoạt động XH, từ thiện 211 70,3

6 GDKNS qua hoạt động giao lưu, kết nghĩa 200 66,6 7 GDKNS qua các tiết chào cờ đầu tuần 253 84,3 8 GDKNS thông qua việc tổ chức cho học sinh đi tham

quan, trải nghiệm thực tế 158 52,7

9 GDKNS thông qua hoạt động TDTT... 187 62, 3

Qua bảng số liệu, chúng ta thấy, các trường THNCL quận Bình Thạnh đã có nhiều hình thức để thực hiện công tác giáo dục kỹ năng sống cho học

sinh. Có 3/9 hình thức giáo dục đem lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục KNS cho học sinh (trên 80%) chính là: Giáo dục KNS thông qua sinh hoạt lớp; Giáo dục KNS thông qua các tiết chào cờ đầu tuần; Giáo dục KNS qua hoạt động văn hóa, văn nghệ.

Điều ấy cho thấy các trường tập trung nhiều vào hình thức giáo dục KNS thông qua tuyên truyền, giáo huấn. Các hình thức cho học sinh đi tham quan, qua hoạt động thể dục thể thao chưa thực sự phát huy hiệu quả. Đặc biệt phần lớn HS cho rằng các thầy cô giáo bộ môn chưa thực sự kết hợp tốt việc giáo dục KNS cho HS với việc truyền thụ tri thức môn học trên lớp.Vì vậy các nhà trường cần phải tiếp tục đổi mới các hình thức giáo dục qua sự phối hợp nhiều hình thức giáo dục khác nhau, phù hợp với lứa tuổi, đặc điểm tâm sinh lý học sinh THNCL.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học ngoài công lập quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 65 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w