Cải tiến nội dung, đổi mới phương pháp, đa dạng hóa hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học ngoài công lập quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 90 - 97)

- Được sự quan tâm, tạo điều kiện về nhiều mặt của Quận ủy, Ủy ban

3.2.2. Cải tiến nội dung, đổi mới phương pháp, đa dạng hóa hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

3.2.2.1. Mục tiêu

Giáo dục kỹ năng sống là một nội dung giáo dục hết sức quan trọng cần được thực hiện một cách có hệ thống và thường xuyên trong các nhà trường. Việc đưa giáo dục KNS vào nhà trường có ý nghĩa như một sự thức tỉnh để các nhà giáo dục chú ý nhiều hơn đến tính hữu dụng, thiết thực của chương trình nhà trường, tăng khả năng đáp ứng yêu cầu con người mới năng động, bản lĩnh, tự tin trong cuộc sống hiện đại. Đổi mới phương pháp, đa dạng hóa hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh, khả năng hoạt động độc lập, khả năng tự đề xuất và giải quyết vấn đề trong hoạt động cũng như khả năng tự kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động của các em; củng cố phát triển các hành vi thói quen tốt trong học tập, lao động. Gây sự hứng thú, bồi dưỡng thái độ tích cực, tự giác cho học sinh trong việc tham gia các hoạt động xã hội; tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng vào cuộc sống.

3.2.2.2. Nội dung giải pháp

Cải tiến nội dung theo hướng linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với thực tiễn, đặc điểm nhận thức, nhu cầu của học sinh (người quản lý phải biết chọn

những kỹ năng sống thiết yếu nhất với học sinh như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng hợp tác, kỹ năng ứng phó với tình huống căng thẳng....

Đổi mới phương pháp GDKNS theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, tăng cường tổ chức cho học sinh nghiên cứu tình huống, đóng vai, thảo luận nhằm gây hứng thú trong nhận thức cho học sinh, học sinh cảm thấy thoải mái, không bắt các em phải làm thế này, phải làm thế kia, giáo điềù và áp đặt.

Đa dạng hóa hình thức tổ chức GDKNS cho học sinh thông qua các hoạt động sau:

*Thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:

Hoạt động ngoài giờ lên lớp là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học ở trên lớp (theo chương trình, kế hoạch dạy học). Đây là một hoạt động mang tính tự giác, tự quản cao, được thực hiện một cách có mục đích, kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phần thực thi quá trình đào tạo HS, đáp ứng nhu cầu đa dạng của đời sống xã hội. Nó được tiến hành xen kẽ hoặc nối tiếp chương trình dạy học trong phạm vi nhà trường hoặc trong đời sống xã hội, được diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình giáo dục, làm cho quá trình đó có thể thực hiện được mọi lúc mọi nơi.

Với ưu thế của hoạt động GD ngoài giờ lên lớp, khả năng giáo dục kỹ năng sống trong hoạt động GD ngoài giờ lên lớp ở bậc tiểu học qua các hình thức hoạt động đa dạng, học sinh có dịp rèn luyện các kỹ năng cơ bản mà mục tiêu giáo dục cấp học đã đề ra, trong đó có các KNS là rất lớn. Nội dung chương trình hoạt động đa dạng như: Giáo dục lòng nhân ái cho học sinh qua các chuyến đi từ thiện: thăm trại trẻ mồ côi, các mái ấm nuôi người khuyết tật, các cụ già neo đơn… các em được rèn luyện và trải nghiệm rất nhiều các KNS cần thiết như KN tự nhận thức, KN thể hiện sự thấu cảm, KN giao tiếp,

KN thể hiện sự tự tin, KN quản lí thời gian, KN tìm kiếm sự hỗ trợ,… Giáo dục truyền thống dân tộc qua các hội chợ dân gian vào các dịp Tết cổ truyền, các buổi tham quan học tập để giúp các em được tìm hiểu về các nhân vật lịch sử và truyền thống lịch sử. Giáo dục về tình yêu thương gia đình, bạn bè, trường lớp, về ứng xử có văn hóa nơi cộng cộng nhà trường cần tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp như: diễn đàn, tổ chức thi tìm hiểu, xây dựng các tiểu phẩm, tổ chức hội thảo, câu lạc bộ, văn nghệ, thể dục thể thao để lồng ghép các nội dung trên nhằm giúp cho các em có dịp trải nghiệm và thực hành KNS. Cụ thể:

+ Tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa với các học sinh quốc tế như thi đấu hữu nghị thể dục, thể thao; tìm hiểu các phong tục, các lễ hội truyền thống của nước bạn qua đó xây dựng sự tự tin và kỹ năng giao tiếp, xây dựng lòng tự hào dân tộc cho HS khi giới thiệu các lễ hội văn hóa truyền thống của nước nhà với bạn bè quốc tế. Đó là tình đoàn kết gắn bó, yêu thương con người, tự hào về quê hương, đất nước. Những hoạt động này thường tập trung vào những ngày lễ lớn, vào các dịp hè.

+ Thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như các kỹ năng ứng xử có văn hoá, kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông, ý thức rèn luyện và bảo vệ sức khoẻ, kỹ năng trình bày những suy nghĩ cá nhân, kỹ năng trình bày suy nghĩ cá nhân về phương pháp học tập tích cực, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng tìm kiếm thông tin.

+ Tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật như: giới thiệu các tác phẩm hay dành cho thiếu nhi trong ngoài nước hoăc các loại sách song ngữ như: Dế mèn phiêu liêu ký, Totto Chan cô bé ngồi bên cửa sổ...; Tổ chức các cuộc thi mang tính chất văn hóa, giáo dục: thi trình diễn mặc thời trang theo

mùa, thi sáng tác văn thơ, nhạc, họa, báo tường. Tổ chức cho HS đi xem triển lãm tranh, ảnh theo chủ đề ví dụ như giới thiệu về “Chân dung Người phụ nữ Việt Nam qua các thời kỳ” nhân ngày 8/3.Tổ chức thi thiết kế tiệc sinh nhật vừa vui vừa ít tốn kém tiền bạc, thi cắm hoa… Đây là những hoạt động nhằm bồi dưỡng, làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho học sinh, bồi dưỡng lòng khát khao cái đẹp, đưa cái đẹp vào cuộc sống. Biết thưởng thức cái đẹp để có hành động đẹp.

+ Tổ chức các hoạt động thể thao: đó là các hoạt động thể dục giữa giờ, hoạt động vui chơi giải trí, hội khỏe Phù Đổng, thi đấu thể thao... Từ đó, giáo dục tính kỷ luật, tinh thần tương trợ, đoàn kết, năng động, sáng tạo của HS.

Nội dung sinh hoạt ngoài giờ lên lớp rất phong phú, tùy theo điều kiện cụ thể cụ thể của từng trường, các trường cần chọn hình thức và nội dung thích hợp nhất, chỉ đạo việc tổ chức hoạt động GD ngoài giờ phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, yêu cầu, nguyện vọng, khả năng của học sinh để đạt mục tiêu của công tác GDKNS trong trường THNCL.

*Thông qua các môn học:

Hiện nay, các nội dung dạy học đều có một phần lồng ghép GDKNS cho HS từ cấp tiểu học cho đến các bậc học cao hơn. Trong quá trình dạy học việc cung cấp kiến thức mới và hình thành kỹ năng ban đầu cho HS là hết sức cần thiết. Song việc hướng dẫn HS vận dụng những kỹ năng ấy vào trong cuộc sống đạt hiệu quả, tăng cường khả năng tâm lý xã hội, khả năng thích ứng và giúp các em có cách thức tích cực để đối phó với những thách thức trong cuộc sống còn quan trọng hơn rất nhiều. Chính vì vậy, GDKNS được dựa trên việc học tập thông qua mối quan hệ tương hỗ của kiến thức mới, thu thập kỹ năng, thực hành và vận dụng trong cuộc sống. Để củng cố và phát triển kỹ năng giáo viên cần hướng dẫn HS những hoạt động tiếp nối thực hành và vận dụng chúng trong các tình huống cụ thể mà hàng ngày các em

thường bắt gặp. Nếu thực hiện một cách chặt chẽ, khoa học được điều này thì việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện sẽ thuận lợi và đạt kết quả cao hơn. Giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường thông qua các môn khoa học xã hội như: môn Tiếng Việt, Đạo đức, Lịch sử, Địa lý... bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, khơi dậy trong học sinh những tình cảm trong sáng, thôi thúc các em làm việc tốt, có thái độ bất bình trước những hành vi xấu xa. Giúp học sinh có ngôn ngữ để học tập, giao tiếp và nhận thức về xã hội và con người. Môn Địa lý giúp học sinh hiểu thêm về quê hương đất nước, những di sản văn hoá, cung cấp cho học sinh những hiểu biết cả về tự nhiên và xã hội, giúp học sinh có những kỹ năng hành động, ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên và xã hội, có khả năng ứng phó và giải quyết một số vấn đề thường gặp trong cuộc sống do điều kiện tự nhiên cũng như xã hội mang lại. Môn Lịch sử với những bài kể về quá trình dựng nước, giữ nước của dân tộc, có tác dụng to lớn trong việc giáo dục lòng nhân ái, chủ nghĩa yêu nước...

Giáo dục kỹ năng sống thông qua môn Đạo đức với các bài lồng ghép các câu chuyện về “Hạt gống tâm hồn” các đoạn phim trong “Khoảnh khắc kỳ diệu” hoặc “Quà tặng cuộc sống” để giúp học sinh có những tri thức, những hiểu biết về: lẽ sống, tình bạn, nghĩa vụ, bổn phận của con cái trong gia đình… Giáo dục các em lòng yêu thương và thấu cảm. Từ đó giúp các em vận dụng được các chuẩn mực, hành vi đạo đức trong các hoạt động và các quan hệ hàng ngày.

Giáo dục kỹ năng sống thông qua giáo dục giá trị nhân văn và giáo dục quốc tế. Cán bộ quản lý cần nâng cao nhận thức, tư tưởng cho cán bộ, giáo viên, đặc biệt với các giáo viên dạy các bộ môn của chương trình Tiếng Anh về vị trí, vai trò, ý nghĩa của giáo dục giá trị nhân văn và giáo dục quốc tế trong việc phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Chỉ đạo triển khai tích hợp các nội dung giáo dục giá trị nhân văn và giáo dục quốc tế. Giáo dục giá trị

nhân văn, cách ứng xử có văn hóa cho học sinh trong mối quan hệ với bản thân, với cộng đồng để hình thành và phát triển nhân cách theo mục tiêu đào tạo. Định hướng cho học sinh biết hội nhập quốc tế nhưng vẫn giữ gìn bản sắc dân tộc Việt, giữ gìn những giá trị truyền thống.

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn khoa học tự nhiên như môn Toán, qua môn toán học sinh có được những kiến thức cơ bản về tính toán ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày là giúp các em hoạch định chi tiêu, biết quý trọng đồng tiền từ cha mẹ cho, biết tiết kiệm tiền bạc. Nhà trường có thể kết hợp với một ngân hàng tổ chức chuyên đề “Dạy con cách tiêu tiền” mời phụ huynh tham dự để cùng phối hợp với nhà trường dạy trẻ sử dụng đồng tiền sao cho hợp lý.

Vậy thực chất của vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho HS thông qua các môn học là nhằm trang bị cho các em các giá trị đạo đức, đồng thời xây dựng cho các em có thái độ, tình cảm đúng đắn với các hiện tượng đúng - sai; tốt - xấu diễn ra hàng ngày trong cuộc sống. Quan trọng hơn là rèn luyện, hình thành ở các em những kỹ năng cơ bản về các mối liên hệ với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng, rèn cho các em ý thức tự giác,

*Thông qua các hoạt động khác:

+ Tổ chức các hoạt động như “Làm nhà lãnh đạo tương lai” đến các Công ty, Ngân hàng, văn phòng Chủ tịch Quận, Chủ tịch Phường để phỏng vấn giám đốc, các vị lãnh đạo tại địa phương tập cho HS có phong cách giao tiếp với các đối tượng khác nhau trong cuộc sống đồng thời rèn kỹ năng tự tin trong giao tiếp, kỹ năng xử lý thông tin, xử lý tình huống và giải quyết vấn đề. + Tổ chức hoạt động “Nhà làm phim độc lập” cho học sinh được học diễn xuất trước ống kính, được học các kỹ năng cơ bản của diễn xuất để các em biết biểu lộ sự thấu cảm trong cuộc sống: biết yêu thương, biết cảm nhận

cái xấu, cái đẹp trong mỗi hoàn cảnh. Chương trình này các CBQL phải có sự hợp tác với các hãng phim và Đài truyền hình

+ Tổ chức hoạt động “Hướng về cội nguồn”. mang tính truyền thống như: Tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy các di tích lịch sử, văn hoá cách mạng ở địa phương, từ đó giáo dục lòng yêu nước, tự hào về dân tộc cho học sinh.

+ Tổ chức hoạt động “Một ngày làm nông dân” với các hoạt động tát mương, bắt cá, trồng rau tại miền sông nước ở Tiền Giang để tập cho HS lao động. Hoạt động này nhằm giúp các em nhận thức rõ hơn giá trị lao động từ đó có thái độ đúng với người lao động, góp phần bảo vệ thành quả lao động, xây dựng quê hương đất nước.

+ Tổ chức hoạt động “Kết nối vàng” vào dịp cuối năm học cho HS giao lưu gặp gỡ các HS có thành tích cao trong học tập, các HS đoạt huy chương hoặc giải cao trong các kỳ thi quốc tế, các kỳ thi do Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục tổ chức để các em chia sẻ kinh nghiệm học tập và kinh nghiệm làm bài cho các bạn được học hỏi kinh nghiệm cho bản thân.

+ Tổ chức hoạt động viết thư đầu năm học gửi cho cha mẹ; viết thư thăm bạn khi bạn bị bệnh nặng, các bạn có hoàn cảnh khó khăn, kém may mắn, tiết kiệm tiền để tham gia các hoạt động từ thiện do nhà trường tổ chức vào cuối năm nhằm giáo dục lòng nhân ái cho học sinh.

3.2.2.3. Cách thức tiến hành

Tăng cường quản lý GDKNS thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với việc đa dạng hoá các hoạt động ngoại khóa, các trường cần chỉ đạo tổ chức phải đa dạng hóa các hình thức hoạt động GD ngoài giờ, khắc phục tính đơn điệu, lặp đi lặp lại một vài hình thức đã quá quen thuộc với học sinh.

+ Sinh hoạt vào giờ chào cờ đầu tuần: là một dạng hoạt động GD ngoài giờ có tính chất tổng hợp, với sự tham gia điều hành của Ban giám hiệu, Đoàn thể, GVCN với các nội dung như đánh giá hoạt động của toàn trường, những ưu điểm và tồn tại hạn chế của các tập thể và cá nhân trong tuần, báo cáo kết quả thi đua, rèn luyện của các tập thể, phát động phong trào thi đua.

+ Sinh hoạt lớp cuối tuần: cho ban cán sự lớp tự tổ chức dưới sự giúp đỡ cố vấn của giáo viên chủ nhiệm theo chủ đề trong chương trình hoạt động GD ngoài giờ của nhà trường.

+ Tổ chức các câu lạc bộ Bảo vệ môi trường, câu lạc bộ Khoa học, câu lạc bộ Tiếng Anh, câu lạc bộ Việt... bằng các hình thức như Rung chuông vàng, Trúc xanh, Movie club, đây cũng là một trong những hoạt động GD giúp các em có được các KNS như: KN tư duy sáng tạo, KN tư duy phê phán, KN hợp tác,KN trình bày trước đám đông…

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học ngoài công lập quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 90 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w