- Được sự quan tâm, tạo điều kiện về nhiều mặt của Quận ủy, Ủy ban
2.4.2. Nguyên nhân của những yếu kém
Xã hội ngày một phát triển thì đồng nghĩa với nó là các mối quan hệ xã hội cũng ngày càng phức tạp hơn kéo theo đó là sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường cũng làm ảnh hưởng đến công tác GDKNS khi ta chưa có kế hoạch kết hợp cả 3 môi trường gia đình - nhà trường - xã hội, sự phối hợp của 3 môi trường và các cơ quan chức năng còn bỏ ngõ. Một bộ phận không nhỏ
phụ huynh HS còn thờ ơ, chưa thực sự quan tâm đến con em cũng như chưa nhận thức đúng đắn được tầm quan trọng của việc GDKNS cho con em mình. Nhiều PHHS có quan niệm còn thiên về suy nghĩ đề cao việc dạy và học các môn văn hóa trên lớp mà còn xem nhẹ việc GDKNS cho HS nên hạn chế cho HS tham gia các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm.
Một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên, GVCN, chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác GDKNS gắn với kết quả quá trình dạy học với hoạt động giáo dục toàn diện, do nhận thức còn hạn chế như vậy nên họ chưa thật nhiệt tình tham gia quản lý hoạt động GDKNS cho HS. Đồng thời việc đào tạo cho đội ngũ cán bộ giáo viên về nghiệp vụ chuyên môn là giáo dục kỹ năng sống cho trẻ chưa đạt hiệu quả cao. Công tác này nhìn chung mới chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa”, chưa thể giải quyết dược thực trạng của giáo dục hiện nay. Cũng do sự chỉ đạo thiếu đồng bộ từ trên xuống và do thiếu các tài liệu, văn bản pháp quy hướng dẫn nên công tác quản lý GDKNS cho học sinh chưa được coi là một tiêu chí quan trọng, chưa được đặt ngang hàng với giáo dục văn hóa.
Bên cạnh đó, năng lực của người tổ chức giáo dục kỹ năng sống còn nhiều hạn chế, tài liệu chương trình giáo dục kỹ năng sống ở nước ta hiện nay vẫn chưa có gì khởi sắc, nội dung chưa đáp ứng được nhu cầu về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông nói chung và cho học sinh tiểu học nói riêng.
Các nguyên nhân khách quan và chủ quan được kể trên nếu được khắc phục kịp thời sẽ nâng cao quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh ở các trường THNCL quận Bình Thạnh.
Tóm lại, bên cạnh những kết quả đạt được, chúng ta vẫn nhận thấy một điều rằng: học sinh chúng ta chưa đạt được những kỹ năng sống quan trọng cần có trong một xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cụ thể là kỹ năng giao
tiếp ứng xử, kỹ năng tự vệ, kỹ năng chủ động hợp tác, kỹ năng tư duy sáng tạo, tích cự chủ động trong công việc. Và ngay bản thân một số cán bộ quản lý, lực lượng giáo viên cũng còn khá lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch thực hiện vì họ nghĩ rằng giáo dục kỹ năng sống là một môn học mới mẻ và phức tạp, cần phải có nội dung hướng dẫn và thiết kế chương trình như các môn học khác. Ngay cà việc phối hợp với các lực lượng ngoài xã hội cũng chưa đồng bộ. Chính vì vậy mà hoạt động này chỉ mới thể hiện ở hình thức, bề nổi của vấn đề, chưa giải quyết được cốt lõi, đích đến cuối cùng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường
Kết luận chương 2
Ở chương 2, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, cũng như các thực trạng quản lý hoạt động kỹ năng sống cho học sinh THNCL quận Bình Thạnh. Mặc dù đã rất cố gắng trong công tác quản lý, chỉ đạo từ các cấp lãnh đạo nói chung và từ các cán bộ quản lý ở các trường tiểu học nói riêng, nhưng do nhiều nguyện nhân (khách quan và chủ quan), công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THNCL còn nhiều hạn chế. Để khắc phục tình trạng trên, đòi hỏi người làm công tác quản lý phải tìm tòi, nghiên cứu, tìm ra những giải pháp mang tính đồng bộ, khoa học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Xuất phát từ cơ sở lý luận ở chương 1, đến việc phân tích thực trạng quản lý các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học ngoài công lập quận Bình Thạnh ở chương 2, chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung đưa ra các giải pháp quản lý cụ thể ở chương 3 của luận văn.
CHƯƠNG 3