Thực trạng chỉ đạo thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học ngoài công lập quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 74)

- Được sự quan tâm, tạo điều kiện về nhiều mặt của Quận ủy, Ủy ban

2.3.2. Thực trạng chỉ đạo thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

kế hoạch GDKNS trong từng học kì. Đối với kế hoạch GDKNS cho từng tháng có 72,3% ý kiến xác nhận. Tuy nhiên, kế hoạch GDKNS trong từng tuần chỉ có 52,4% ý kiến khẳng định là có tại trường họ. Vì vậy, các trường cần chú trọng xây dựng các kế hoạch cụ thể, chi tiết hơn cho từng tháng, từng tuần để có sự điều chỉnh kịp thời, hợp lí nhằm tăng cường quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

2.3.2. Thực trạng chỉ đạo thực hiện giáo dục kỹ năng sống chohọc sinh học sinh

Chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng chỉ đạo quản lý GDKNS cho học sinh qua 120 cán bộ quản lý, giáo viênTổ chức sự kiện trường, GVCN.

Kết quả thể hiện như sau:

Bảng 2.12. Thực trạng chỉ đạo quản lý GDKNS cho học sinh thông qua các hoạt động trong nhà trường

TT Nội dung khảo sát Số lượng ý kiến

xác nhận là “có”Tỷ lệ %

1Chỉ đạo GDKNS thông qua hoạt động của

BTCSK trường 118 98.3

2 Chỉ đạo GDKNS thông qua tiết sinh hoạt lớp 107 89.1 3Chỉ đạo GDKNS thông qua hoạt động chào cờ

đầu tuần 95 79.1

4Chỉ đạo GDKNS thông qua nội dung giáo dục

NGLL 102 85

theo chủ điểm tháng

6 Chỉ đạo thông qua đội ngũ GVCN 117 97.5

7 Chỉ đạo việc phối hợp lực lượng GDKNS 75 62,5 Qua kết quả khảo sát (bảng 2.12) chúng tôi thấy cả 5 trường THNCL quận Bình Thạnh đều quan tâm tới công tác quản lý GDKNS cho học sinh, có kế hoạch chỉ đạo sát sao việc quản lý GDKNS cho học sinh.

Các đối tượng được khảo sát đều khẳng định rằng: chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDKNS thông qua hoạt động của Ban Tổ chức sự kiện trường là tốt nhất (xếp thứ 1 - 98.3%). Chỉ đạo GDKNS thông qua đội ngũ GVCN, hay thông qua tiết sinh hoạt lớp được ưu tiên lựa chọn ở những vị trí tiếp theo (thứ 2 và 3). Nhà trường quản lý chặt chẽ tiết sinh hoạt lớp (1 tiết/tuần). GVCN tổ chức sinh hoạt để nhận xét các hoạt động trong tuần của từng học sinh, thông qua đó cũng nhắc nhở các em phát huy những mặt mạnh, mặt ưu của mình và hạn chế những thói quen xấu nhằm giúp các em phát triển nhân cách một cách toàn diện. Chỉ đạo GDKNS thông qua hoạt động của Ban Tổ chức sự kiện là hoạt động có hiệu quả cao vì Ban Tổ chức sự kiện bao gồm cả BGH có nhiệm vụ giáo dục đạo đức lối sống, hành vi ứng xử cho học sinh và trực tiếp theo dõi, đánh giá thi đua một cách toàn diện, khách quan hoạt động học tập, rèn luyện cho học sinh. Việc chỉ đạo GDKNS thông qua nội dung giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng được các nhà trường quan tâm. Chỉ đạo GDKNS cho học sinh thông qua tiết chào cờ đầu tuần cũng đã được các nhà trường lựa chọn. Bởi vì đây là tiết sinh hoạt chia thành 4 tuần trong tháng bao gồm cả GDKNS trong phạm vi toàn trường, nhằm để tổng kết những hoạt động học tập, rèn luyện kỹ năng của các tập thể lớp và cá nhân học sinh. Khen thưởng động viên học sinh, kỷ luật học sinh, uốn nắn, nhắc nhở học sinh thực hiện tốt nội quy trường lớp… Chỉ đạo công tác GDKNS thông qua mục tiêu, nội dung giáo dục theo chủ điểm tháng và chỉ đạo phối hợp các lực lượng giáo dục trong việc GDKNS cho học sinh đã được các nhà trường thực hiện. Qua tìm

hiểu thực tế, chúng tôi được biết những hoạt động này thực hiện chưa thực sự hiệu quả (xếp vị trí thứ 6 và thứ 7), các trường chủ yếu mới chỉ đạo GDKNS theo từng năm học và từng học kỳ, chưa thật sự chỉ đạo GDKNS theo chủ điểm tháng. Đã có sự phối hợp các tổ chức, các lực lượng trong nhà trường nhưng chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng xã hội ngoài nhà trường để GDKNS cho học sinh.

Đây là hạn chế mà các nhà trường cần phải khắc phục để đạt hiệu quả cao trong công tác GDKNS cho HS trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học ngoài công lập quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w