Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học ngoài công lập quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 118 - 121)

- Thi đua khen thưởng:

3.4.2. Kết quả khảo sát

Chúng tôi hoàn thiện chi tiết nội dung của 5 giải pháp dưới dạng tài liệu của một chuyên đề “Những giải pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THNCL, quận Bình Thạnh”.

- Đề nghị họ cho ý kiến đánh giá trên hai phương diện: tính cần thiết và tính khả thi của 5 biện pháp đã rút ra từ quá trình nghiên cứu.

Với số thành viên được khảo nghiệm là 70 người, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả đánh giá tính cần thiết của các giải pháp quản lý công tác GDKNS cho học sinh THNCL quận Bình Thạnh

Các giải pháp

Mức độ cần thiết của các giải pháp (%)

Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết Không trả lời SL % SL % SL % SL % SL % Giải pháp 1 62 88.5 8 11.5 0 0 0 0 0 0 Giải pháp 2 58 82.8 12 17.2 0 0 0 0 0 0 Giải pháp 3 48 68.5 14 20 5 7.2 0 0 3 4.3 Giải pháp 4 53 78,2 17 21,8 0 0 0 0 0 0 Giải pháp 5 55 81,8 5 10,9 0 0 0 0 10 7,3 Trung bình chung 80.0 16.3 1.4 0 2.3

Từ bảng khảo sát trên, chúng tôi rút ra được một số nhận xét sau:

1. Nhìn chung số người đánh giá mức độ "rất cần thiết" của 5 giải pháp có tỷ lệ bình quân là 80% và số người đánh giá ở mức độ “cần thiết” của 5 giải pháp là 16.3%. Tổng cộng cả hai mức độ đó có tỷ lệ bình quân là 96.3%. Điều đó chứng tỏ vấn đề GDKNS cho học sinh đang đặt ra cấp thiết đối với mỗi trường THNCL nói riêng và các trường tiểu học công lập nói chung trên địa bàn quận Bình Thạnh.

2. Bước đầu chúng tôi nhận thấy tính hiệu quả của những giải pháp mà chúng tôi đã đưa ra, trong đó phải kể tới một số giải pháp được đánh giá rất cao như: Giải pháp 1, 2 đều chiếm 100% ở mức rất cần thiết và cần thiết. Các giải pháp này nhận được sự đồng thuận cao của các nhà quản lý giáo dục, của thầy cô giáo ở các trường THNCL trên địa bàn quận Bình Thạnh vì nó nằm trong tầm quản lý của nhà trường, đội ngũ thực thi là thầy cô giáo, đội ngũ quản lý, nhân viên trong nhà trường và không cần đầu tư nhiều kinh phí,

3. Tuy vẫn có ý kiến thiên về “ít cần thiết” như Giải pháp 3: 7.2% và một số ý kiến “không trả lời” như Giải pháp 3: 4.3%, Giải pháp 5: 7,3%, nhưng nó vẫn nhận được sự đánh giá khá cao trên 85%, chứng tỏ nó có hiệu

quả khi đem áp dụng đồng bộ không chỉ đối với một trường cụ thể mà có thể áp dụng chung đối với toàn bộ các trường trên địa bàn quận Bình Thạnh.

4. Như vậy, qua khảo nghiệm, chúng tôi thấy ý kiến có tính đồng thuận cao, sát với thực tiễn, có cơ sở khoa học, đáp ứng được mục tiêu mà đề tài nghiên cứu đặt ra.

Về khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp, kết quả chúng tôi thu được cụ thể như sau:

Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả đánh giá tính khả thi của các giải pháp quản lý công tác GDKNS cho học sinh THNCL quận Bình Thạnh

Các giải pháp

Mức độ khả thi của các giải pháp (%)

Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi Không trả lời SL % SL % SL % SL % SL % Giải pháp 1 51 72.8 12 17.2 7 10 0 0 0 0 Giải pháp 2 31 44.3 35 50 4 5.7 0 0 0 0 Giải pháp 3 28 40 32 45.7 6 8.6 4 5.7 0 0 Giải pháp 4 36 51.5 24 34.3 5 7.1 5 7.1 0 0 Giải pháp 5 16 30 30 42.8 22 31.4 2 2.8 0 0 Trung bình chung 47.7 37.8 12.2 2.3 0 0

Từ số liệu khảo sát trên chúng tôi rút ra được một số nhận xét sau: 1. Các giải pháp đưa ra có số ý kiến rất khả thi có tỷ lệ trung bình là 47.7% là hoàn toàn khách quan vì trong thực tiễn không có giải pháp nào là hoàn toàn tối ưu. Ý kiến đánh giá ở mức độ khả thi cả 5 giải pháp đạt tỷ lệ trung bình là 37.8%; Gộp cả hai loại ý kiến đó thì cả 5 giải pháp có sự đồng thuận trung bình về tính khả thi là 85.5%, thấp hơn so với tính cần thiết (95,76%). Điều này cũng dễ hiểu, bởi để đảm bảo tính khả thi của các giải pháp cần có nhiều điều kiện và nhiều yếu tố khác nữa.

2. Ý kiến của một số đối tượng khảo sát ở cả 3 mức độ ít khả thi là 12.2% và không khả thi có tỷ lệ trung bình cả 5 giải pháp là 2.3%. Tỷ lệ

chung như vậy theo chúng tôi cũng là một đánh giá khách quan. Các giải pháp trên có mối quan hệ biện chứng với nhau, không có giải pháp nào là vạn năng, tuyệt đối.Mỗi giải pháp đều có những ưu thế riêng và có những nhược điểm riêng. Do đó, nên tùy từng điều kiện, hoàn cảnh thực tế của từng trường để vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo đạt hiệu quả. Các biện pháp này khi đi vào thực tiễn cần có sự phối hợp đồng bộ, đặc biệt hơn cả là cần cái “tâm” của các nhà quản lý giáo dục, của giáo viên - những người trực tiếp đào tạo ra thế hệ học trò “vừa hồng lại vừa chuyên” cho đất nước.

Kết luận chương 3

Trong chương 3, chúng tôi đã đề xuất được 5 giải pháp và qua kết quả khảo nghiệm chúng tôi thấy rằng các giải pháp nêu trên là cần thiết để góp phần nâng cao công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THNCL quận Bình Thạnh trong giai đoạn hiện nay nhằm góp phần đào tạo những chủ nhân tương lai của đất nước phát triển một cách toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học ngoài công lập quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 118 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w