5. Kết cấu luận văn
1.3.2. Bài học kinh nghiệm về việc nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ cho các
NHTM tại Việt Nam.
Kể từ khi gia nhập WTO từ 11/2006 và thực hiền lộ trình cam kết trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng ngày càng phải đối mặt với áp lực cạnh tranh gay gắt. Sự cạnh tranh của các NHTM chủyếu tập trung vào những sản phẩm dịch vụ đa tiện ích với hệthống phân phối hiện
đại, chất lượng phục vụ được nâng cao phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Trong đó lĩnh vực thẻ cũng được xem là lĩnh vực tiềm năngvà nhiều cạnh tranh, nhiều NHTM đã liên tục đưa ra thị trường các sản phẩm dịch vụ thẻ mới với nhiều chủng loại đa dạng, phong phú,độ bảo mật cao và cung cấp nhiều tiện íchđi kèm cho khách hàng sử dụng thẻ.
Với lợi thế của nước đi sau, các NHTM của Việt Nam nên học hỏi, kế thừa những bài học kinh nghiệm từ các nước phát triển trên thế giới trong lĩnh vực thẻ. Ví dụ như:
- Thứ nhất:Học tập mô hình công ty chuyển mạch thẻ China UnionPay cũng như vai trò quản lý, định hướng của Chính phủ và Ngân hàng nhân dân Trung Quốc đối với hoạt động của công ty này. Việt Nam đang trong quá trình xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất. Và mô hình kết nối chuyển mạch tại Trung Quốc là một trong những mô hình được tổ chức theo nguyên tắc tập trung cao độ, với sự kết nối trực tiếp hệ thống thanh toán thẻ của các ngân hàng phát hành và thanh toán thẻ vớiCUP. Mô hình hoạt động của CUP không ngừng phát triển và gặt hái rất nhiều thành công, đây có thể là một trong những mô hình mà Việt Nam cần tham khảo và học tập.
- Thứ hai:Dịch vụ thẻ là dịch vụ NH dựa trên nên tảng công nghệ hiện đại. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ thẻ tại các nước trên thế giới cho thấy, công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng kỹ thuật đóng vai trò vô cùng quan trọng việc nâng cao chất lượng dịch vụ. Các NHTM tại Việt Nam nên tiếp thu những tiến bộ mới về khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin trên thế giới trong lĩnh vực NH đặc biệt là lĩnh vực thẻ, đưa thị trường thẻ ở Việt Nam hòa nhập với thế giới. Để làm được điều này cần có sựquan tâm hỗ trợ của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước. - Thứ ba: để đưa dịch vụ thẻ phổ cập đến mọi tầng lớp dân cư trong xã hội và
khuyến khích người dân sử dụng thẻ thanh toán thay cho thói quen sử dụng tiền mặt trước đây. Chính phủ Việt Nam cần có những chính sách ưu đãi về thuế cho ĐVCNT và người sửdụng thẻ như mô hình mà Hàn Quốc áp dụng.
Bên cạnh việc học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới, các NHTM tại Việt Nam cần phát huy lợi thế ngân hàng trong nước am hiểu thị trường, thói quen và thị hiếu người dân Việt Nam để đi tắt đón đầu, phát triển các sản phẩm dịch vụ thẻ phù hợp với nhu cầu thị trường, nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị hiếu của khách hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương một, luận văn đã trình bày cơ sở lý luận về dịch vụ và chất lượng dịch vụngân hàng, các mô hình lý thuyết đo lường chất lượng dịch vụ. Trình bày tổng quan vềthẻngân hàng (trong đó đưa ra các khái niệmcơ bản vềthẻ, phân loại thẻ, lịch sửphát triển của thẻ, các nghiệp vụ cơ bản trong dịch vụthẻvà lợi ích của dịch vụthẻ),
làm rõ khái niệm chất lượng dịch vụ thẻ ngân hàng và thế nào là nâng cao chất lượng dịch vụthẻngân hàng, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụthẻngân hàng.
Ngoài ra chương một còn trình bày kinh nghiệm nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ của một số nước trên thếgiới và bài học kinh nghiệm cho các NHTM tại Việt Nam.
Như vậy, chương một đã trình bày tổng quan vềchất lượng dịch vụthẻtại NHTM để sang chương hai chúng ta tiếp tục tìm hiểu về thực trạng chất lượng dịch vụ thẻ tại NH TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. Tiến hành đo lường chất lượng dịch vụ thẻ tại Eximbank, đánh giá các thành tựu đạt được và các vấn đềhạn chếcòn tồn tại, tìm hiểu nguyên nhân của các vấn đềtồn tại.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNGNÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THẺ
TẠI NHTMCP XUẤT NHẬPKHẨU VIỆT NAM.