Xu thế phát triển viễn thông thế giới
Viễn thông là một trong số ít những ngành vẫn giữ được đà tăng trưởng khi nền kinh tế suy thoái. Trong khi điện thoại cố định đang phát triển cầm chừng, thậm chí phát triển âm tại một số khu vực thì các dịch vụ di động và dữ liệu ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Một nghiên cứu của Juniper Research đã khẳng định HSPA (công nghệ truy nhập gói tốc độ cao) sẽ là công nghệ băng rộng di động "chiếm lĩnh" thị trường này trong 5 năm tới và sẽ chiếm gần 70% tổng số thuê bao băng rộng di động. Trong khi đó, một nghiên cứu khác của Informa Telecoms & Media dự đoán rằng HSDPA (High-Speed Downlink Packet Access: Truy cập gói Đường xuống tốc độ cao) - dùng trong các thiết bị cầm tay 3G hiện nay có thể tải (download) dữ liệu với tốc độ 7Mbps, do các hãng như AT&T, Samsung và Vodafone phát triển- sẽ chiếm 65% của các thuê bao băng rộng di động 3,5G trên khắp thế giới với 2,8 tỉ thuê bao vào năm 2014.
Theo dự báo của Telecom Informa, trong khi dữ liệu thoại tăng chậm, thuê bao cố định phát triển chững lại thì thuê bao di động tiếp tục bùng nổ, lưu lượng dữ liệu tăng với tốc độ chóng mặt. Lưu lượng dữ liệu năm 2012 được dự báo là sẽ tăng gấp 25 lần so với năm 2008, doanh thu từ dữ liệu cũng tăng gấp 2 lần.Sự phát triển bùng nổ về dữ liệu kéo theo sự tăng trưởng ấn tượng về doanh thu của các nhà mạng sẽ trở thành động lực chính thúc đẩy các nhà mạng này triển khai các công nghệ mới.
Tính tới tháng 9/2009 theo số liệu thống kê của hiệp hội GSM có khoảng 571 triệu thuê bao 3G trong tổng số 4,6 tỉ thuê bao di động trên toàn cầu, chiếm khoảng 12%. Tuy nhiên theo dự báo của Informa thì trong giai đoạn từ 2009-2014, tốc độ phát triển thuê bao 3G sẽ đạt trung bình trên 50%/năm, cuối năm 2014 sẽ đạt mốc
3,2 tỉ thuê bao, chiếm khoảng 46% thị phần thuê bao di động trên toàn cầu. Đây được cho là giai đoạn phát triển ấn tượng của các thuê bao 3G và là giai đoạn tiền đề để 3G chính thức chiếm lĩnh thị trường di động từ năm 2015. Tuy nhiên sự phát triển của thuê bao 3G chủ yếu chỉ tập trung ở công nghệ UMTS/HSPA với khoảng 2,8 tỉ thuê bao, chiếm 84% số thuê bao 3G bởi vì số lượng thuê bao 3G chủ yếu là chuyển từ thuê bao 2G lên 3G.
Sự phát triển bùng nổ của 3G trong giai đoạn này sẽ mở ra cơ hội phát triển cho các dịch vụ gia tăng. Các kho ứng dụng trực tuyến, các ứng dụng qua qua di động như: thanh toán qua di động, Mobile TV, các dịch vụ mạng xã hội trên di động… cũng sẽ phát triển mạnh. Và doanh thu từ các ứng dụng và quảng cáo qua di động theo dự báo của hãng nghiên cứu thị trường Juniper Research sẽ tăng từ mức 2 triệu USD vào năm 2010 lên 732 triệu USD vào năm 2014. (3gamaricas report,
“Global Cellular Technology Forecast(2009 - 2014)”, October 2009)
Xu thế phát triển viễn thông Việt Nam
Bảng 3.1 - Tình hình sử dụng điện thoại di động tại Việt Nam
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Số thuê bao di động 18.892.480 45.024.048 75.872.310 Số thuê bao di động/100 dân 22,41 52,86 86,85
(Nguồn : Bộ TT & TT)
Tính đến những ngày cuối năm 2010, tổng số thuê bao điện thoại được đăng ký và đang hoạt động trên toàn mạng hiện có là 162,88 triệu, trong đó di động chiếm 91,2%, đạt 189 máy/100 dân. Toàn quốc có trên 26,8 triệu người sử dụng Internet, đạt mật độ 31,12%. Tổng số thuê bao băng rộng đạt 3,68 triệu thuê bao, đạt mật độ 4,2%.
Dự báo về sự phát triển của thị trường viễn thông Việt Nam năm tới, thị trường vẫn sẽ tiếp tục có sự tăng trưởng nhưng chắc chắn, tốc độ sẽ không còn nhanh so với các năm trước. Số lượng thuê bao sử dụng dịch vụ viễn thông, với dân số khoảng 90 triệu dân, sau giai đoạn phát triển “nóng”, đã đến giai đoạn thị trường viễn thông Việt Nam bão hoà về mặt số lượng.
Chủ trương chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông mục tiêu chính trong giai đoạn tới là phải tập trung vào vấn đề nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng
hoá các loại hình dịch vụ. Năm 2011 tới, thị trường sẽ có tăng trưởng về chất, các dịch vụ cung cấp trên nền viễn thông băng rộng sẽ phát triển mạnh mẽ.
Trong 10 năm vừa qua, cước viễn thông ở Việt Nam liên tục giảm, giá cước hiện đã tiệm cận với giá thành. Thậm chí giá cước nội hạt có thể đến thời điểm hiện nay có thể thấp hơn giá thành. Sắp tới, sẽ có xu hướng có loại dịch vụ giá cước giảm và có dịch vụ giá cước sẽ tăng.
Yếu tố số 1 để nhà mạng lựa chọn thay vì giảm cước sẽ là đa dạng hóa nhiều gói cước để phục vụ nhu cầu khách hàng. Gói cước cao dành cho khách hàng cần sử dụng chất lượng cao, tốc độ cao, dung lượng lớn, dịch vụ tốt. Gói cước bình dân cho hộ nghèo… Việc phân cấp gói cước, giá cước cho từng đối tượng khách hàng sẽ là xu hướng chung của thị trường trong những năm tới.
Bảng 3.2 -Tình hình doanh thu các dịch vụ viễn thông tại Việt Nam
(ĐVT:Triệu USD)
Dịch vụ viễn thông Năm 2007 Năm 2008 Năm 2010
Dịch vụ cố định 601,67 570,01 570,01
Dịch vụ di động 2.306,98 3.250,77 3.250,77
Dịch vụ internet 162,24 248,43 248,43
Tổng DT dịch vụ viễn thông 3.552,98 5.144,14 5.144,14 (Nguồn: Bộ TT & TT)
Bảng 3.3 - Xu hướng tiêu dùng các dịch vụ điện thoại di động tại Việt Nam
Dịch vụ Năm 2007 Năm 2012
Mạng 2G 95% 30%
Mạng 2.5G 5% 43%
Mạng 3G 0% 27%
(Nguồn : Bộ TT & TT)
Tốc độ tăng trưởng doanh thu các dịch vụ viễn thông khá lớn qua nhiều năm liên tục. Doanh thu dịch vụ di động và dịch vụ internet có xu hướng tăng trưởng liên tục ở mức cao. Doanh thu dịch vụ di động chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 65% tổng doanh thu của ngành viễn thông. Doanh thu dịch vụ điện thoại cố định ngày càng giảm. Qua đó cho thấy, thị trường Việt Nam có tiềm năng rất lớn đối với dịch vụ viễn thông di động đặc biệt là dịch vụ 3G [5]