GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG VMS

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển dịch vụ khách hàng tại công ty thông tin di động VMS (full) (Trang 38)

2.1.1 Sự hình thành và phát triển

2.1.1.1 Lịch sử hình thành

Công ty được thành lập ngày 16 tháng 4 năm 1993 theo quyết định số 321/QĐ- TCCB-LĐ của Tổng Cục trưởng Cục Bưu điện, tên giao dịch: VMS – Vietnam Mobile Telecom Services Company, hiện là đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Công ty Thông tin di động - VMS là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam khai thác dịch vụ thông tin di động GSM (Global System for Mobile Communications) với thương hiệu MobiFone, đánh dấu cho sự khởi đầu của ngành thông tin di động Việt Nam. GSM là công nghệ tiên tiến hàng đầu trong lĩnh vực thông tin di động, được triển khai ứng dụng tại hầu hết các nước phát triển trên thế giới.

2.1.1.2 Quá trình phát triển

Ban đầu, công ty chỉ có 7 thành viên, vốn điều lệ ban đầu là 8,026 tỷ đồng Việt Nam. Ngày 10 tháng 5 năm 1994, công ty chính thức đưa dịch vụ mạng di động GSM – Hệ thống thông tin di động toàn cầu vào hoạt động tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu gồm một tổng đài với dung lượng ban đầu khoảng 6.400 thuê bao, 6 trạm thu phát sóng vô tuyến.

Tháng 07 năm 1994, công ty tiếp nhận và khai thác kinh doanh mạng thông tin di động GSM tại Hà Nội đã được đưa vào khai thác từ tháng 8 năm 1993 với dung lượng 2.000 thuê bao, 7 trạm thu phát sóng vô tuyến.

Ngày 19/05/1995, công ty ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC (Business Co-operation Contract) thời hạn 10 năm với tập đoàn Comvik / Kinnevik của Thụy Điển với tổng số vốn đầu tư trên 456 triệu USD.

Ngày 15/12/1995, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tại Đà Nẵng, sau đó mở rộng Miền Trung.

Đến năm 2007, mạng lưới của công ty đã phát triển nhanh và được tăng thêm 25 BSC (Base Station Controller), 2500 trạm BTS (Base Transceiver Station) mới. Dung lượng mạng gồm 32 tổng đài MSC (Mobile Switching Center), 47 BSC, gần 6000 trạm BTS. Thông qua dịch vụ chuyển vùng quốc tế, vùng phủ sóng của mạng MobiFone đã được mở rộng ra 60 quốc gia và vùng lãnh thổ với trên 150 mạng trên toàn thế giới.

Trung tâm dịch vụ GTGT được thành lập năm 2008 nhằm chuyên môn hóa lĩnh vực quản lý, và phát triển các dịch vụ GTGT, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong lĩnh vực này.

Năm 2009, doanh nghiệp chính thức cung cấp dịch vụ 3G. Trong năm này Trung tâm tính cước và thanh khoản cũng được thành lập.

Tháng 7/2010, chính thức chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu, đánh dấu sự thay đổi lớn trong quản lý và điều hành công ty.

Đến cuối năm 2010, sau thời gian cung cấp dịch vụ trên nền công nghệ 3G, số trạm phát sóng đã tăng lên đến con số 20.000 trạm.

Qua 18 năm phát triển và trưởng thành, VMS - MobiFone đã tạo lập được vị thế của mình trong đời sống xã hội, trong sự cảm nhận của khách hàng Việt Nam, quốc tế và trong quan hệ với các đối tác nước ngoài, liên tục được người tiêu dùng bình chọn nhiều danh hiệu cao quý: “Nhà cung cấp mạng điện thoại di động tốt nhất”, “Mạng điện thoại được ưa chuộng nhất”, “Mạng điện thoại chăm sóc khách hàng tốt nhất” do độc giả E - Chip Mobile bình chọn, “Thương hiệu nổi tiếng” do Thời báo Kinh tế bình chọn… [12]

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng kinh doanh

2.1.2.1 Chức năng nhiệm vụ

Chức năng nhiệm vụ của công ty được ghi trong điều 2 Điều lệ tổ chức hoạt động bao gồm:

- Tổ chức, xây dựng, quản lý vận hành mạng lưới, dịch vụ thông tin di động (bao gồm cả nhắn tin) để kinh doanh và phục vụ theo kế hoạch và phương hướng phát triển do Tổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam giao.

- Bảo trì và sửa chữa thiết bị chuyên ngành thông tin di động, viễn thông, điện tử, tin học và các trang thiết bị liên quan khác.

- Tư vấn, khảo sát thiết kế, xây lắp chuyên ngành thông tin di động

- Xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh vật tư thiết bị viễn thông để phục vụ cho hoạt động của đơn vị.

- Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi được Tập đoàn giao và pháp luật cho phép.

2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty Thông tin di động VMS.

Hiện nay, công ty Thông tin di động có 14 Phòng, Ban chức năng và 8 đơn vị trực thuộc khác bao gồm:

- Văn phòng công ty Thông tin di động: Là trung tâm điều hành hoạt động

- Trung tâm Thông tin di động khu vực I, II, III, IV,V,VI chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động của các khu vực. Trực thuộc các trung tâm còn có các chi nhánh tại tỉnh thành, các cửa hàng có nhiệm vụ triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động dịch vụ khách hàng tại địa bàn.

- Trung tâm Dịch vụ GTGT có trụ sở chính tại Hà Nội, có chức năng phát

triển, quản lý, khai thác và kinh doanh các dịch vụ GTGT.

- Xí nghiệp thiết kế có trụ sở tại Hà Nội với nhiệm vụ tư vấn, khảo sát, thiết

kế xây dựng các công trình thông tin di động.

- Trung tâm Tính cước và thanh khoản: quản lý, vận hành, khai thác,

nghiên cứu và phát triển hệ thống Tính cước và quản lý khách hàng tập trung, hệ thống Đối soát cước tập trung, hệ thống IN và các hệ thống thanh toán điện tử đảm bảo phục vụ yêu cầu SXKD.

Bên dưới các Trung tâm Thông tin di động khu vực còn có hệ thống các chi nhánh điều hành hoạt động sản xuát kinh doanh tại mỗi tỉnh thành.

2.1.3 Tình hình hoạt động

2.1.3.1 Quy mô hoạt động

Hiện tại, công ty cung cấp dịch vụ thông tin di động trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, công ty còn ký kết hợp đồng hợp tác với trên 40 quốc gia trên toàn thế giới để cung cấp dịch vụ chuyển vùng quốc tế cho các thuê bao khi ra nước ngoài và thuê bao của mạng đối tác khi vào Việt Nam.

2.1.3.2 Sản phẩm dịch vụ

Công ty cung cấp dịch vụ thông tin di động dưới hai hình thức: trả trước và trả sau. Ngoài những dịch vụ cơ bản như thoại và nhắn tin, để thỏa mãn khách hàng ngày càng cao, công ty đã cung cấp nhiều dịch vụ GTGT khác giúp khách hàng không chỉ sử dụng điện thoại để liên lạc mà còn thỏa mãn các nhu cầu cá nhân khác trong đời sống hàng ngày. Công ty cũng thông qua các đối tác cung cấp các dịch vụ nội dung số để đa dạng hóa dịch vụ cho người tiêu dùng. Đặc biệt từ khi được cung cấp dịch vụ trên nền công nghệ 3G, công ty càng đẩy mạnh việc cho ra đời nhiều dịch vụ và nhận được sự hưởng ứng của đông đảo khách hàng.

Bên cạnh các dịch vụ mang tính công nghệ, dịch vụ hỗ trợ cũng rất được Công ty chú trọng đầu tư để tạo thuận lợi cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ. Công ty cung cấp tổng đài hỗ trợ khách hàng 24/24, đa dạng hóa các loại hình thu cước, nạp tiền, mở rộng kênh phân phối, thành lập các kênh hỗ trợ trực tiếp cho khách hàng lớn, kết hợp với các hãng dịch vụ khác để gia tăng giá trị cho khách hàng sử dụng dịch vụ của mình như Vietnam airline…

2.1.3.3 Nguồn lực

Cơ sở hạ tầng, mạng lưới và công nghệ

- Hệ thống cơ sở hạ tầng mạng viễn thông có thể nói là đi đầu về mọi mặt, luôn tiên phong trong việc lựa chọn công nghệ tiên tiến nhất. Hiện đã có 25.000 trạm phát sóng 2G/3G với đầy đủ tiêu chuẩn, đảm bảo hoạt động thông suốt.

- Hệ thống quản lý xuyên suốt và đồng bộ với những máy móc thiết bị hiện đại và những phần mềm và chương trình tin học tối ưu.

- Hệ thống văn phòng làm trụ sở công ty, trung tâm, chi nhánh, cửa hàng đến trung tâm giao dịch quận, huyện là tài sản công ty hoặc thuê dài hạn từ với thiết kế đồng bộ, hiện đại, thẩm mỹ, có đầy đủ trang thiết bị công cụ dụng cụ để con người có thể làm việc thoải mái nhất và phát huy hiệu quả làm việc.

Nhân lực

Năm 2010, công ty có hơn 6.200 cán bộ công nhân viên, trong đó hơn 540 nhân viên quản lý. Hầu hết lao động còn rất trẻ và đã qua đào tạo. Số người có trình độ đại học trở lên chiếm trên 75%.

Bảng 2.1: Tình hình lao động của Công ty Thông tin di động 2008 - 2010

Ngoài nguồn nhân lực là đội ngũ chính thức của MobiFone, để đáp ứng với yêu cầu công việc, đảm bảo khả năng phục vụ khách hàng, công ty còn hợp tác với các đối tác để sử dụng nguồn nhân lực thuê ngoài, chủ yếu là thực hiện các công việc mang tính quy trình, có thể định lượng được hiệu quả công việc. Đội ngũ này cũng được công ty đào tạo bài bản, giám sát chặt chẽ.

2.1.3.4 Tài chính

Trong giai đoạn đầu từ 30/6/1993 đến 30/06/1995, vốn đầu tư chủ yếu của Công ty do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam cấp.

Khi ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với CIV (Comvik International Vietnam AB) Thụy Điển , bên nước ngoài đóng góp 127 triệu USD (vốn CIV), bên Việt Nam đóng góp 60 triệu USD ( vốn VMS). Ngoài ra, phía bạn chịu trách nhiệm đầu tư toàn bộ trang thiết bị mạng lưới, các thiết bị và công cụ phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh, cố vấn và đào tạo nghiệp vụ. Tổng đầu tư lên đến 456 triệu USD. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty cũng trích một phần lợi nhuận vào hoạt động kinh doanh. Như vậy, Công ty có các nguồn vốn: tập trung và phân cấp.

Bảng 2.2 : Tình hình vốn của Công ty Thông tin di động 2008- 2010

Tổng tài sản của công ty tăng liên tục trong ba năm. Đến năm 2010, tổng tài sản là 20.500,6 tỷ đồng, trong đó vốn lưu động chiếm 82,8% và hàng năm đều được bổ sung. Đây là một thuận lợi lớn trong kinh doanh. Tuy nhiên tỷ trọng vốn lưu động có xu hướng giảm trong ba năm, điều này cho thấy công ty cần cố gắng đầu tư thêm hoặc đổi mới trang thiết bị để có điều kiện nâng cao chất lượng dịch vụ.

Cơ cấu nguồn vốn tương đối thuận lợi. Trong năm 2010, vốn chủ sở hữu chiếm 85,68% và được bổ sung thường xuyên nên tỷ trọng có xu hướng tăng. Điều này cho thấy công việc kinh doanh của công ty đang phát triển tốt. [11]

2.1.3.5. Mạng lưới phục vụ khách hàng

Với định hướng lấy khách hàng làm trọng tâm, công ty luôn đề cao công tác phục vụ khách hàng. Việc mở rộng và nâng cao chất lượng mạng lưới phục vụ khách hàng luôn là vấn đề quan tâm để thực hiện khẩu hiệu “mọi lúc mọi nơi”.

Công ty hiện đang có 6 trung tâm tại 6 khu vực, 60 chi nhánh điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh ở các tỉnh thành, 200 cửa hàng tiêu chuẩn và hơn 1000 cửa hàng huyện.

Tại mỗi trung tâm, còn có 01 tổng đài trả lời khách hàng qua điện thoại. Một chi nhánh dịch vụ GTGT hoạt động theo ngành dọc cũng có mặt tại địa bàn trung tâm để hỗ trợ các công tác liên quan đến dịch vụ GTGT.

Ngoài những kênh phục vụ chính thống, Công ty còn xây dựng các kênh bán hàng và phục vụ khách hàng thông qua các tổng đại lý, đại lý và điểm bán với những hợp đồng chặt chẽ để tạo sự tiện lợi cho khách hàng.

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh

2.1.4.1 Số lượng thuê bao và thị phần

Số lượng thuê bao tăng trưởng qua các năm rất nhanh và đạt ở rất mức cao, đặc biệt là giai đoạn 2008-2010. Tính đến 31/12/2010, Công ty có tổng cộng 34 triệu thuê bao hoạt động trên mạng và chiếm thị phần 31,6%.

Bảng 2.3 -Tình hình phát triển thuê bao giai đoạn 2008-2010

Năm 2008 2009 2010

Số lượng thuê bao 21.000.000 30.000.000 34.000.000

( Nguồn : Phòng KHBH&M - Công ty VMS)

Biểu đồ 2.1- Tình hình tăng trưởng thuê bao di động qua các năm

( Nguồn : P.KHBH&M - Công ty VMS)

2.1.4.2 Doanh thu và lợi nhuận

Công ty có vị thế ổn định trong lòng khách hàng, hơn nữa, việc đầu tư đúng đắn, và có nhiều kinh nghiệm trong quản lý đã giúp công việc kinh doanh phát triển. Tốc độ tăng doanh thu khá nhanh và ổn định. Chi phí chủ yếu đầu tư cho phát triển mạng lưới kỹ thuật, hệ thống kênh phân phối, hoạt động truyền thông, quản lý …

Công ty duy trì được mức lợi nhuận cao, lợi nhuận năm 2010 chiếm gần 50% lợi nhuận của toàn tập đoàn và đóng góp hiệu quả vào ngân sách Nhà nước. [11]

Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận/doanh thu giảm dần trong các năm gần đây do các nguyên nhân chính: Cước di động ngày càng giảm, chỉ số ARPU (doanh thu/ thuê bao/tháng) giảm đáng kể. Để cạnh tranh, Công ty cũng ngày càng chi phí nhiều hơn cho công tác quảng bá, phát triển hình ảnh thương hiệu...

Bảng 2.4 - ARPU của thuê bao di động Việt Nam năm 2007-2010

Đơn vị tính: USD/ thuê bao/ tháng

Năm 2007 2008 2009 2010

ARPU 6 5.52 5 3.5

Bảng 2.5 - Tình hình doanh thu và lợi nhuận qua các năm 2007-2010

Năm 2007 2008 2009 2010

Doanh thu (DT) 13.485.471 17.500.759 24.501.063 40.862.908 Lợi nhuận (LN) 3.910.527 5.800.351 8.120.491 5.826.500

( Nguồn: Công ty VMS - TT VAS)(Đơn vị tính: triệu đồng)

Biểu đồ 2.2 - Doanh thu và lợi nhuận qua các năm 2007-2010

13485471 17500759 24501063 40862908 3910527 5800351 8120491 5826500 0 5000000 10000000 15000000 20000000 25000000 30000000 35000000 40000000 45000000 2007 2008 2009 2010 Doanh thu L iợ nhu nậ

Có nhiều thông tin cho thấy Chính phủ, Bộ Thông tin truyền thông và tập đoàn đang xem xét nhiều giải pháp để tái cơ cấu công ty, với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho công ty phát triển. Nhiều phương án được đưa ra như cổ phần hóa công ty, hoặc sát nhập hai đơn vị MobiFone và VinaPhone trong cùng tập đoàn lại với nhau,…Song dù ở phương án nào, với lịch sử phát triển của mình, những giá trị mà công ty đã xây dựng được, công ty vẫn luôn nhận được sự quan tâm và kỳ vọng nhiều của giới đầu tư cũng như của Tập đoàn.

2.2 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG - VMS THÔNG TIN DI ĐỘNG - VMS

2.2.1 Môi trường kinh doanh

2.2.1.1 Tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam và thế giới

Việt Nam đang có một môi trường chính trị tương đối ổn định. Đây là thuận lợi đối với ngành viễn thông nói chung và Công ty thông tin di động nói riêng. Việt Nam gia nhập WTO, công ty càng có nhiều cơ hội ưu thế được hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp quốc tế và tranh thủ vốn công nghệ và kinh nghiệm quản lý của đối tác vì bản thân công ty đã sở hữu một thương hiệu mạnh và đội ngũ cán bộ năng động, chuyên môn cao.

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thế giới và tình hình phát triển kinh tế khả quan của Việt Nam trong những năm gần đây đã tạo cơ hội thuận lợi lớn cho viễn thông Việt Nam. Vì đi theo sự phát triển này là nhu cầu con người, đặc biệt là nhu cầu thông tin liên lạc ngày càng tăng cao và trở nên đa dạng. Đối với Công ty, một đơn vị có thời gian hoạt động lâu năm nhất, có kinh nghiệm nhiều nhất trong vận hành, khai thác hệ thống thông tin di động một cách hiệu quả, thì đây chính là tiền đề cho việc mạnh dạn đầu tư áp dụng công nghệ mới.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu chung thì nhìn lại năm 2010, nền kinh tế cũng bộc lộ nhiều vấn đề. Kinh tế vĩ mô vẫn thiếu nền tảng vững chắc, chất lượng tăng trưởng thấp, tiềm ẩn không ít bất trắc, nếu không sớm khắc phục có thể ảnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển dịch vụ khách hàng tại công ty thông tin di động VMS (full) (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)