Phát triển là biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp [97, tr.769].
Phát triển KT - XH là mục tiêu đầu tiên của các quốc gia, là thước đo
sự tiến bộ của mỗi quốc gia qua các giai đoạn và trong xu thế chung của thế
giới. Do đó, mỗi quốc gia tùy theo quan niệm khác nhau mà lựa chọn con
đường phát triển theo hướng ưu tiên tăng trưởng nhanh, coi trọng vấn đề bình
đẳng hay công bằng xã hội và phát triển toàn diện...
Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế [63, tr.22]. Nội dung phát triển kinh tế được khái quát theo ba tiêu thức: Thứ nhất, sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia
tăng thu nhập bình quân trên một đầu người. Đây là tiêu thức thể hiện quá trình biến đổi về lượng của nền kinh tế, là điều kiện cần để nâng cao mức sống vật chất của một quốc gia và là điều kiện để thực hiện những mục tiêu khác của phát triển. Thứ hai, sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế.
Đây là nội dung phản ánh sự biến đổi về chất nền kinh tế của một quốc gia, là tiêu thức so sánh trìnhđộ phát triển kinh tế của một quốc gia so sánh với quốc gia khác trong cùng một thời kì. Thứ ba, sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong
các vấn đề xã hội. Được thể hiện ở sự tăng lên của tuổi thọ bình quân, tỉ lệ
biết chữ trong tổng dân số, chăm sóc sức khỏe, khả năng tiếp cận giáo dục, môi trường sống...
Nhìn chung, phát triển kinh tế phản ánh một phạm vi rộng, được xem
mỗi quốc gia. Mục tiêu cuối cùng của sự phát triểnở mỗi quốc gia không đơn
thuần là sự tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà còn là việc xóa bỏ nghèo đói, suy dinh dưỡng, khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, nước sạch... Mục tiêu của sự phát triển là vì con người và sự hoàn thiện của các tiêu thức trên chính là quá trình biến đổi về chất xã hội của quá trình phát triển.
Như vậy, có thể hiểu phát triển KT - XH là một quá trình biến đổi mọi mặt của nền kinh tế và đời sống xã hội theo hướng ngày càng tiến bộ.