Ninh Bình là một tỉnh phía Nam của vùng đồng bằng Bắc Bộ, có đặc
điểm tự nhiên hết sức đa dạng, vừa có vùng đồng bằng trồng lúa nước, vừa có
vùng đồi núi để phát triển trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, lại vừa có vùng biển để nuôi trồng thủy hải sản. Ngoài ra, thiên nhiên cònưu đãi cho Ninh Bình nhiều danh lam thắng cảnh gắn với các di tích lịch sử nổi tiếng - tiềm năng cho
sự phát triển ngành du lịch, là những điều kiện thuận lợi cho xây dựng NTM. Sau khi triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM, đến nay toàn tỉnh Ninh Bìnhđã chọn được 31 xã điểm xây dựng NTM, trong đó một số xã
điểm bước đầu đã huy động được nhiều nguồn lực, tạo được phong trào khí thế thi đua xây dựng NTM; nhân dân nhiều nơi phấn khởi, tin tưởng và tích cực hưởng ứng tham gia phong trào; bộ mặt nông thôn một số nơi đã bắt đầu khởi sắc, hình hài xã NTM đang hiện hữu ngày càng rõ nét hơn. Qua đó, rút
ra một số kinh nghiệm sau:
Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến đến nhân dân về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng NTM. Công tác tuyên truyền xây dựng NTM được thực hiện gắn với phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, phong trào thi đua cả nước chung sức xây dựng NTM... Qua đó, đã phát huy vai trò chủ động, tích cực tham gia của cả hệ
thống chính trị và người dân trên địa bàn Tỉnh.
Hai là, để triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM ngay từ đầu, Tỉnh đã xác định rõ công tác xây dựng kết cấu hạ tầng là khâu
đột phá, quan trọng trong xây dựng NTM. Do đó, các cấp, các ngành đã quan tâm chỉ đạo, tập trung lồng ghép các nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; đồng thời, các địa phương đã huy động sức dân phù hợp với khả năng của từng vùng.
Phong trào làm đường giao thông nông thôn đã được đông đảo nhân dân Ninh Bình nhiệt tình hưởng ứng, tạo ra hiệuứng lan tỏa rộng khắp. Nhiều
gia đình đã tự nguyện hiến đất, chặt cây, phá cổng, dỡ tường rào để mở rộng mặt đường theo quy hoạch, đề án được phê duyệt. Ngay sau khi Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành Nghị quyết số 01/NQ - HĐND thông qua đề án của Uỷ ban nhân dân Tỉnh về cơ chế hỗ trợ xi măng đối với đường thôn xóm, bà con nhân dân đã hăng hái tham gia góp công, góp tiền mua vật liệu
(cát, đá) để làm đường.
Tại nhiều xã điểm đã xuất hiện những cách làm hay như việc hỗ trợ
thêm tiền cho các xã làm đường (từ 100 - 300 triệu đồng/xã) hoặc thay vì
đóng góp bằng tiền, các hộ nghèo tuỳ tình hình cụ thể có thể đóng góp lao động làm đường nhiều hơn và bố trí lao động cấy, gặt đổi công cho các hộ
trong xóm để các hộ đóng giúp tiền làm đường do thôn xóm họp bàn quyết
định. Đến đầu tháng 3-2013, Ninh Bình đã sửa chữa, nâng cấp hơn 464 km đường nông thôn với hơn ba nghìn tuyến đường có tổng kinh phí đầu tư là
179 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp là 111 tỷ đồng. Như vậy, nguồn lực từ nhân dân rất lớn. Nhiều công trình khác như: nạo vét kênh mương, công
trìnhđê bao, lắp điện chiếu sáng, xây trường học, trạm y tế, nhà văn hoá, công
trình cấp nước sạch... phần lớn do người dân tự nguyện đóng góp [84].
Ba là, căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, tỉnh đã hướng dẫn, ban
hành các cơ chế lồng ghép, quản lý vốn, huy động các nguồn lực để vừa đảm bảo
được mục tiêu, vừa huy động được sức dân và nguồn lực khác của địa phương. Xác định xây dựng NTM là việc làm khó khăn, phức tạp, không chỉ cần
một nguồn vốn lớn mà đây là một chương trình lớn huy động sức người, sức
của và cả tâm huyết của lãnh đạo, sự đồng thuận của người dân thì mới thành công. Kết quả, năm 2013, nguồn ngân sách nhà nước cấp và nguồn tín dụng
Ninh Bình đã huy động được 412 tỷ đồng, người dân đóng góp trên 236 tỷ đồng, hiến 192ha đất và hàng nghìn hộ dân đã đóng góp ngày công lao động,
nguyên vật liệu để xây dựng các công trình công cộng. Đặc biệt, chương trình
đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng như xây dựng đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa đã tạo thành một phong trào sâu rộng, có sức lan tỏa được mọi người dân ủng hộ, tham gia nhiệt tình.
Với nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ 66.000 tấn xi măng đã hoàn thành xây dựng được 5.350 tuyến đường, với tổng chiều dài 536km phần nào đáp ứng
nhu cầu đi lại của nhân nhân, góp phần thay đổi diện mạo của các làng quê.
Đồng thời, các hệ thống cầu cống, kênh mương đã xây mới và nâng cấp là 380 cầu cống dân sinh và 117 công trình thủy lợi, 31 trường mầm non, 7 trường tiểu học và 3 trường đạt chuẩn, 9 nhà văn hóa đạt chuẩn, nâng cấp và xây mới 3 sân vận động, 39 nhà văn hóa thôn, ba chợ nông thôn tại ba xã Khánh Thành, Ninh Hải, Khánh Thiện đều đạt chuẩn… sẽ là động lực tiếp
Việc huy động nguồn lực một cách cân đối đã không chỉ đảm bảo huy
động được sức dân và các nguồn lực khác của địa phương mà qua đó còn đề
cao trách nhiệm của người dân đối với cộng đồng. Ngoài ra, với việc chủ động lồng ghép các chương trình cũng như lựa chọn những dự án cần ưu tiên,
phù hợp với điều kiện thực tế, chương trình cũng đồng thời tạo điều kiện cho
các địa phương xây dựng lại các quy chế, hương ước phù hợp với phong tục tập quán từng vùng, đáp ứng nhiệm vụ xây dựng NTM. Đây chính là những
căn cứ vững chắc để nhân dân góp công, góp sức cùng xây dựng NTM.
Bốn là, Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng nông thôn làm cơ sở cho công tác lập quy hoạch, đồng thời những thành công, hạn chế, khó khăn trong
triển khai thực hiện để có giải pháp tháo gỡ.
Tính đến cuối năm 2012, mỗi xã điểm đã đạt thêm từ 3 - 5 tiêu chí theo bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM, tiếp tục thực hiện lồng ghép các nguồn vốn, ưu tiên đầu tư cho những công trình cấp bách, đầu tư hoàn thành
hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng để phát huy hiệu quả đầu tư cũng như
bổ sung, hoàn chỉnh cơ chế chính sách, cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển hạ tầng nhằm đẩy mạnh xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng KT - XH hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý… góp phần
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự ngày càng được giữ vững…