Vĩnh Phúc là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, với tổng diện tích tự nhiên 123.176 ha, trong đó đất nông nghiệp 85.035 ha, chiếm 69%; tổng dân số là 1.008.047 người, nông thôn chiếm 77% dân số.
Sau khi tái lập năm 1997, kinh tế của Tỉnh luôn đạt tốc độ tăng trưởng
cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tuy nhiên, tốc độ đô thị
hóa chậm với 77% dân số thuộc vùng nông thôn, tỷ trọng lao động nông nghiệp cao, thu nhập bình quân lao động nông nghiệp và người dân khu vực nông thôn thấp, tình trạng thừa lao động, thiếu việc làm còn phổ biến, lao
động chưa qua đào tạo hoặc đào tạo nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu vẫn còn phổ biến... những hạn chế đó đang là rào cản quá trình thực hiện CNH,
HĐH và xây dựng NTM theo chủ trương của Đảng, Nhà nước. Trước thực trạng đó, Tỉnh đã xác định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò quan trọng đối với sự thành công của công cuộc CNH, HĐH ở địa phương. Ngày
27-12-2006, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU về: Phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020.
Để từng bước cụ thể hóa Nghị quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh ủy Vĩnh
Phúc và Nghị quyết số 26-NQ/TW của Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Tỉnh đã ban hành các nghị quyết chuyên đề trên các lĩnh vực KT - XH, an ninh, quốc phòng... nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp. Tháng 4-2011, Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc khóa XIV đã ban hành Nghị quyết số 03/2011/NQ-HĐND về việc xây dựng NTM tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011- 2020. Ủy ban nhân dân tỉnh đã ra Quyết định số 19/2011/QĐ- UBND về việc ban hành chương trình xây dựng NTMgiai đoạn 2011- 2020.
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, Tỉnh Vĩnh Phúc đặc biệt chú trọng các giải pháp sau: Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng nhằm tạo ra sự chuyển biến trong nhận thức của các cấpủy Đảng, chính quyền và tầng lớp nhân dân về yêu cầu,
nội dung xây dựng NTM. Thứ hai, thực hiện tốt công tác quy hoạch, lập đề án xây dựng NTM. Thứ ba, huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn đẩu tư cho
khu vực nông nghiệp, nông thôn phát triển, đồng thời đầu tư, khuyến khích phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh. Thứ tư, chú trọng đào
tạo nghề, giải quyết việc làm cho nông dân và lao động khu vực nông thôn để đảm bảo an sinh xã hội. Thứ năm, xây dựng, củng cố hệ thống tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh, bảo đảm an ninh nông thôn, bảo đảm ổn định để phát triển KT - XHở nông thôn.
Qua ba năm thực hiện chương trình, Vĩnh Phúc đã có 19 xã về đích (đứng thứ hai cả nước về số xã đạt chuẩn); thu nhập của người dân nông thôn
tăng từ 17 triệu đồng (năm 2011) lên 27 triệu đồng (năm 2013), tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân mỗi năm 1,5- 2%. Hệ thống thủy lợi trên địa bàn Tỉnh cơ bản
đáp ứng được yêu cầu sản xuất và dân sinh. Các công trìnhđầu mối, trạm bơm,
hồ đập vùng khó khăn về nguồn nước đã từng bước được đầu tư sửa chữa, nâng cấp, xây dựng. Hệ thống điện lưới, viễn thông đáp ứng được yêu cầu phục vụ
sản xuất và nhu cầu đời sống nhân dân; 100% số xã có lưới điện quốc gia, tỷ lệ
hộ được sử dụng điện thường xuyên đạt 98%; Mạng lưới chợ nông thôn được nâng cấp, xây mới góp phần phục vụ nhu cầu trao đổi, lưu thông hàng hóa, mở
rộng thị trường và phục vụ đời sống nhân dân; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học trung học phổ thông, bổ túc, học nghề đạt 92%. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cán bộ, nhân dân được quan tâm, tỷ lệ người dân tham gia đóng bảo hiểm y tế đạt 61,5%... [98].
Những thiết chế văn hóa, bưu điện văn hóa xã được phục hồi, xây mới
tạo điều kiện cho người dân nông thôn sinh hoạt, trau dồi kiến thức, nắm bắt
tình hình KT - XH của Tỉnh và đất nước.
Ngoài thời gian dành cho công việc đồng áng, sản xuất phát triển kinh
tế, người nông dân có thể tranh thủ những lúc nông nhàn để tham gia các buổi
sinh hoạt văn hóa, văn nghệ ngay tại nhà văn hóa thôn, qua đó góp phần xây
Qua đó, rút ra một số bài họckinh nghiệmtừ thực tiễn xây dựng NTM ở tỉnh Vĩnh Phúc như sau:
Trước hết, một trong những kinh nghiệm lớn nhất để hoàn thành
Chương trình đó là công tác chỉ đạo phải sâu sát, quyết liệt, đảm bảo tiến độ
thời gian đến từng tiêu chí, dự án, công trình.
Thứ hai, chủ động xây dựng các cơ chế chính sách, nguồn lực; phân
cấp, phân quyền, phân trách nhiệm từ chính quyền xã đến các khu dân cư.
Bên cạnh đó, cần xác định rõđây làchương trình phát triểnKT - XH tổng thể,
toàn diện, lâu dài trong nông thôn chứ không phải chỉ là một số dự án xây
dựng kết cấu hạ tầng.
Thứ ba, xây dựng NTM phải do cộng đồng dân cư làm chủ, trong đó người dân là chủ thể; huy động nội lực từ xã hội hoá là chính, Nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ thì công cuộc xây dựng NTM mới thành công bền vững. Từ đó sẽ khắc phục được tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước.
2.3.3. Bài học cho xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế- xã hộiở tỉnh Bắc Ninh