Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhận thức về xây dựng nông thôn mớ

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 150 - 156)

- Xác định phạm vi không gian quy hoạch trùng lắp: Trước khi quy ho ạch cần xác định rõ những xã vừa nằm trong quy hoạch NTM, vừa nằ m trong

4.2.6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhận thức về xây dựng nông thôn mớ

nông thôn mới

Chương trình MTQG xây dựng NTM là một chương trình phát triển nông thôn tổng hợp với nhiều nội dung lớn, nguyên tắc, phương pháp, cách

làm, cơ chế chính sách có nhiều đổi mới so với trước, với vai trò chủ thể là cộng đồng dân cư nông thôn... nhưng công tác tuyên truyền, vận động người

dân, cộng đồng còn ít. Vì vậy, người dân hiểu chưa đầy đủ về sự cần thiết, ý nghĩa, nội dung của chương trình xây dựng NTM.

Qua điều tra, khảo sát ý kiến cán bộ cơ sở và người dân cho thấy, phần

đôngcán bộ các cấp nhất là cơ sở và người dân nông thôn còn chưa hiểu đầy đủ

về chủ trương xây dựng NTM trên các nội dung: Một là, vai trò chủ thể của

người dân trong xây dựng NTM. Hai là, việc thu hút nguồn lực xây dựng NTM.

Ba là, quy hoch NTM. Bốn là, cách thức phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho

cư dân nông thôn.Năm là, nội dung, phương pháp bảo vệ, cải tạo môi trường sinh

thái nông thôn. Sáu là, cách thức lôi cuốn, tạo môi trường hấp dẫn doanh nghiệp về nông nghiệp, nông thôn... Từ thực trạng đó cho thấy, phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động làm cho mọi cán bộ, đảng viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân (nhất là khu vực nông thôn) hiểu đầy đủ hơn về chương trình MTQG xây dựng NTM để tự giác tham gia, đóng góp tích cực vào chương trình...

Nội dung tuyên truyền: Yêu cầu cấp thiết của xây dựng NTM ở nước ta cũng như tỉnh Bắc Ninh. Tiêu chí NTM (19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia

NTM, đối với vùng đồng bằng sông Hồng). Những nội dung xây dựng NTM (11 nội dung cơ bản của Chương trình). Đặc điểm, nguyên tắc xây dựng NTM. Phương pháp, các cơ chế chính sách xây dựng NTM của Trung ương

vàđịa phương.Các tấm gương điển hình, mô hình mẫu trong xây dựng NTM.

Tài liệu chủ yếu sử dụng để tuyên truyền: Quyết định số 22-QĐ/TTg

của Thủ tướng Chính phủ về “Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”; Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về “Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn” để chỉ đạo các chi nhánh, ngân hàng thương mại các tỉnh, thành phố bảo đảm tăng nguồn vốn tín dụng xây dựng NTM tại các xã. Nghị định 61/2010/NĐ-CP về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Nghị quyết 26- NQ/TW; Quyết định 800/QĐ-TTg; Quyết định 491. Đề án xây dựng NTM của tỉnh Bắc Ninh. Kết quả tại 11 xã điểm của Trung ương, 8 xã điểm của Tỉnh về xây dựng NTM. Các văn bản khác về xây dựng NTM của Trung

Phương pháp tuyên truyền, vận động: Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Bắc Ninh mở chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về xây dựng NTM. Ban chỉ đạo các cấp, Ban quản lý xã, Ban phát triển thôn nghiên cứu, biên soạn tài liệu để giới thiệu các nội dung, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng NTM. Tổ chức họp phổ biến tài liệu trên, thảo luận lấy ý kiến tham gia của các đại biểu tại hội nghị: Hội nghị Quân - Dân - Chính - Đảng hoặc Hội

đồng nhân dân xã. Hội nghị chi bộ các thôn, xóm; Tổ chức nhiều buổi phát thanh trong toàn xã; Nơi có điều kiện có thể tổ chức giới thiệu cho hội nghị đại biểu nhân dân từng thôn. Các đoàn thể chính trị- xã hội tuyên truyền, phổ biến kiến thức qua sinh hoạt đoàn thể cho hội viên. Mặt trận Tổ quốc và các thành viên tiếp tục cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân

cư" gắn với xây dựng NTM.Đảngủy phân công cho mỗi đảngủy viên phụ trách một mảng công tác xây dựng NTM giao cho mỗi đoàn thể nhận thực hiện 1-2 nội dung trong Đề án xây dựng NTM của xã. Các thôn tổ chức cam kết giữa các hộ trong việc thực hiện xây dựng các nội dung xây dựng NTM tại gia đình mình (nâng cao thu nhập trên đồng ruộng hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh; cải tạo, chỉnh trang làm đẹp nơi ở; làm đủ các công trình vệ sinh; nâng cấp các công trình nhàở, công trình phụ, khuôn viên, cải tạo ao, vườn, tường rào, cổng ngõđể

có cảnh quan đẹp, tham gia đóng góp đầy đủ theo quy ước...). Mỗi cán bộ đảng viên phải gương mẫu thực hiện tại hộ của mình; đồng thời, phải phụ trách giúp

đỡ một nhóm hộ nơi cư trú hoặc cụm dân cư khác thực hiện công tác tuyên truyền về chủ trương xây dựng NTM.

Quán triệt nguyên tắc "dễ làm trước": Để đạt được mục tiêu đến năm

2015 có 50 xã (bằng 50%); đến năm 2020 có 80 xã (bằng 80%) đạt tiêu chuẩn

NTM (đây là mục tiêu lớn, cao hơn chỉ tiêu của cả nước là đến năm 2015 cả nước có 20%, năm 2020 cả nước có 50% các xã đạt chuẩn NTM) [92], trong khi Bắc Ninh là tỉnh triển khai khá muộn (sau Thái Bình và nhiều tỉnh khác), hiện tại chưa có xã nào đạt chuẩn NTM. Để đạt được chỉ tiêu này đòi hỏi Tỉnh phải lựa chọn cách làm phù hợp, phát huy được tiềm năng lợi thế của tỉnh.

Phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ; trong đó, vận dụng triệt để nguyên tắc lựa chọn "dễ làm trước" cũng là một giải pháp quan trọng.

"Dễ làm trước" vận dụng đối với việc lựa chọn các xã để chỉ đạo làm

điểm, thực hiện tập trung hỗ trợ các xã có khả năng đạt chuẩn NTM trong các

giai đoạn 2011 - 2015, 2016 - 2020 để tập trung chỉ đạo, thực hiện trước, theo

các tiêu chí ưu tiên: (1) Đảng bộ xã nhiều năm đạt “trong sạch, vững mạnh”;

chính quyền xã và các tổ chức chính trị - xã hội đều đạt vững mạnh. (2) Đội ngũ cán bộ lãnh đạo xã, thônđoàn kết thống nhất, có năng lực, trìnhđộ, nhiệt tình và nhân dân đồng tình ủng hộ xây dựng NTM. (3) Cơ sở (xã, thôn) đảm bảo được quỹ đất để xây dựng công trình hạ tầng nông thôn theo tiêu chí xây dựng NTM (Đường giao thông, trường học, trạm y tế, cơ sở vật chất văn

hóa...). (4) Huy động được vốn đóng góp của cơ sở (xã, thôn) và của nhân dân

(công lao động, bằng tiền, đất...) vào xây dựng các công trình hạ tầng nông

thôn. (5) Căn cứ vào mức độ các tiêu chí xây dựng NTM đã đạt được của các xã theo kết quả rà soát tiêu chí xây dựng NTM.

"Dễ làm trước" được vận dụng trong khi thực hiện 11 nội dung xây dựng NTM, trong đó nội dung nào được người dânủng hộ cao, sẵn sàng thực hiện làm trước. Chọn lọc những gì kế thừa được để phát huy trên nền tảng đã có, không nên xây dựng mới từ đầu, ví dụ:đối với các công trình hạ tầng công cộng của xã, thôn nếu còn sử dụng tốt nhưng chưa đạt chuẩn mới thì chỉ cần lập kế hoạch cải tạo, nâng cấp, không nên xây mới. Đối với các công trình xây mới thì phải quy hoạch đạt chuẩn mới. Việc xây dựng phải tùy theo khả năng vốn để hoàn chỉnh dần, nhưng khi quy hoạch phải đủ chuẩn để đảm bảo yêu cầu phát triển lâu dài, ví dụ: đường giao thông xã quy hoạch mới phải

được đảm bảo theo tiêu chuẩn của Bộ Giao thông vận tải là đường cấp 4 đồng bằng với nền đường 9m (không kể hành lang), nếu chưa đủ kinh phí làm

đường thì phải cắm mốc chỉ giới, trước mắt có thể làm đường có bề rộng mặt

đường 3,5m, nền đường rộng 5m và sẽ hoàn thiện dần khi có điều kiện. "Dễ làm trước" là ưu tiên thực hiện hình thức giao cộng đồng dân cư hưởng lợi trực tiếp từ công trình tự thực hiện.

KẾT LUẬN

Xây dựng NTM là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao mức sống của cư dân ở nông thôn. Để

thực hiện chủ trương này, tỉnh Bắc Ninh đã kịp thời cụ thể hóa trong những

văn bản nhất định. Kết quả bước đầu của việc triển khai phong trào xây dựng NTMđã đạt được những kết quả như: kinh tế tăng trưởng, hệ thống kết cấu hạ

tầng - xã hội được cải thiện, nâng cấp, thu nhập bình quân đạt tỷ lệ cao, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được nâng cao. Trong đó, luận án đã tiếp cận, làm rõ một số nội dung sau:

1. Khái niệm xây dựng NTM, đặc điểm của NTM, yêu cầu xây dựng NTM, các tiêu chí và nhân tố ảnh hưởng cũng như kinh nghiệm của một số nước và địa phương trong thực hiện xây dựng NTM...

2. Bức tranh tổng thể về quá trình triển khai, thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM ở tỉnh Bắc Ninh đã được phân tích khái quát. Thực tế quá trình xây dựng NTM ở Bắc Ninh đạt được những kết quả, đặc biệt trong các lĩnh

vực quy hoạch, hệ thống tiêu chí về điện, bưu điện, xóa đói giảm nghèo, nhàở

hay hệ thống chính trị ở cơ sở và an ninh trật tự xã hội ở nông thôn. Bên cạnh những kết quả đạt được, xây dựng NTM ở Bắc Ninh còn những tồn tại, khó

khăn chủ yếu liên quan đến việc thực hiện các tiêu chí về phát triển sản xuất.

Đây cũng là thực trạng chung của quá trình xây dựng NTM trên phạm vi cả nước nói chung, tỉnh Bắc Ninh nói riêng. Nguyên nhân xuất phát từ các yếu tố

khách quan và chủ quan. Do hạn chế trong việc tuyên truyền chủ trương xây

dựng NTM, nguồn lực cho xây dựng NTM... nên chủ trương xây dựng NTM trong quá trình triển khai thực hiện còn có những khó khăn nhất định.

3. Căn cứ vào điều kiện thực tế của tỉnh Bắc Ninh trong xây dựng NTM, các nhóm giải pháp được đề xuất nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng NTMnhư đẩy mạnh công tác tuyên truyền về xây dựng NTM, về nội dung, ý nghĩa, cách thức, vai trò của người dân... đẩy mạnh các hình thức liên kết, tổ

Quá trình xây dựng NTMở nước ta được bắt đầu từ khá lâu. Tuy nhiên,

đây là lần đầu tiên chương trình MTQG về xây dựng NTM được đặt ra một cách toàn diện. Để có thể xây dựng được NTM với mục tiêu không ngừng

nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đòi hỏi phải có những giải pháp tổng thể mang tính chiến lược lâu dài; đồng thời, phải có sự chung tay, nỗ lực của các ngành, các cấp, các chủ thể, đặc biệt là vai trò của người dân

để chương trình đạt hiệu quả, có ý nghĩa thực sự với cuộc sống của người dân nông thôn.

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 150 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)