Tài nguyên nhân văn, du lịch

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 89)

Bắc Ninh có tiềm năng văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, nơi

hội tụ của kho tàng văn hóa nghệ thuật đặc sắc với những làn điệu Quan họ

trữ tình đằm thắm đã được UNESCO công nhận là Di sản phi vật thể đại diện của Nhân loại. Con người Bắc Ninh mang trong mình truyền thống văn hóa

Kinh Bắc, mang đậm nét dân gian của vùng trăm nghề như: tơ tằm, gốm sứ,

đúc đồng, trạm bạc, khắc gỗ, vẽ tranh dân gian... cộng với nhiều cảnh quan

đẹp là tiềm năng lớn để phát triển du lịch văn hóa, lễ hội, du lịch sinh thái, du lịch thắng cảnh, du lịch làng nghề, du lịch làng Việt cổ. Các di tích lịch sử văn

hoá. Bắc Ninh có rất nhiều các di tích lịch sử, văn hoá, mật độ phân bố các di tích chỉ đứng sau Thủ đô Hà Nội. Tính đến 31/12/2010, toàn tỉnh có 408 di tích lịch sử, văn hoá được cấp bằng công nhận di tích cấp Quốc gia và cấp địa

phương. Các địa phương tập trung nhiều di tích lịch sử xếp hạng quốc gia là Từ Sơn, Yên Phong, thành phố Bắc Ninh, Tiên Du. Bắc Ninh có nhiều di tích có giá trị lịch sử văn hoá quan trọng không chỉ trong phạm vi Tỉnh mà có ý nghĩa quốc gia, quốc tế như: Đền Đô, chùa Dâu, chùa Bút Tháp, chùa Phật Tích, chùa Dạm, Văn Miếu...

Lễ hội truyền thống. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có khoảng 41 lễ hội đáng chú ý trong năm được duy trì. Trong đó, có những lễ hội có ý nghĩa đặc biệt, có tầm ảnh hưởng lớn như: hội chùa Dâu, hội Lim, hội Đền

hội cổ truyền của vùng Kinh Bắc độc đáo, đặc sắc mang nhiều bí ẩn tín

ngưỡng về những đấng thần linh, anh hùng dân tộc. Mỗi lễ hội giống như một viện bảo tàng sống về văn hóa, truyền thống, mang đậm bản sắc dân tộc với những lễ nghi tôn giáo và những trò chơi dân gian. Tài nguyên du lịch nhân

văn của Bắc Ninh khá đa dạng và phong phú với nhiều loại hình khác nhau,

nhưng nổi bật nhất, được nhiều người biết đến là các di tích lịch sử, văn hoá,

tiêu biểu là đình, chùa và dân ca Quan Họ Bắc Ninh. Truyền thống văn hoá và

cách mạng không những là niềm tự hào của nhân dân Bắc Ninh mà còn là một

động lực to lớn để Đảng bộ, nhân dân Bắc Ninh phát huy trong công cuộc xây dựng NTM. Các làng nghề Bắc Ninh. Nhờ có vị trí liền kề với thủ đô Hà

Nội, qua nhiều thế kỷ, Bắc Ninh xưa và nay vốn là vùng có nhiều nghề thủ

công nổi tiếng như: làng tranh dân gian Đông Hồ, làng gốm Phù Lãng, làng

đúc đồng Đại Bái, làng rèn Đa Hội, làng dệt Lũng Giang, Hồi Quan, sơn mài Đình Bảng, chạm khắc Đồng Kỵ, làng nghề Tre trúc Xuân Lai... Ngày nay, nhiều làng nghề đã bị mai một, việc khôi phục, phát triển các làng nghề vừa để phát triển kinh tế địa phương, vừa để phát triển du lịch được Tỉnh quan tâm với việc quy hoạch, xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề tập trung. Tuy nhiên, trong thời gian dài các làng nghề, các vùng sản xuất nông nghiệp đã mở rộng sản xuất, phát triển tự giác không tuân theo quy hoạch. Do vậy, sản phẩm hàng hoá thiếu sức cạnh tranh trên thị trường, hiệu quả kinh tế thấp. Mặt khác, cũng do phát triển thiếu quy hoạch

đồng bộ, chăn nuôi nhỏ, lẻ xen lẫn trong khu dân cư nên hiện nay môi

trường đại bộ phận nông thôn Bắc Ninh bị ô nhiễm trầm trọng. Trước đây

việc phát triển các khu dân cư (dãn dân) thường không có quy hoạch cụ

thể, tình trạng xây dựng lộn xộn. Do đó, công việc chỉnh trang khu dân cư

theo quy hoạch NTM, cũng như phát triển sản xuất theo quy hoạch, đặc biệt là điều kiện sản xuất của làng nghề để tăng thu nhập, đồng thời thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM, đối với các địa phương tỉnh Bắc Ninh đang là một thách thức rất lớn.

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)