Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 75)

Hải Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có đường giao thông thuận lợi với nhiều thành phố khác. Trong những năm qua, KT - XH của Hải Dương đã có những khởi sắc ấn tượng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch

theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Hải Dương đang hướng tới mục tiêu xây dựng: làng, xã văn minh,

sạch đẹp; hạ tầng cơ sở được cải thiện đồng bộ; cộng đồng dân cư phát triển hài hòa; giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống; chất lượng cuộc sống của nhân dân không ngừng được nâng cao.

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, tháng 6/2007, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương đã phê duyệt Đề án xây dựng quy hoạch phát triển NTM trên địa bàn. Ngay sau đó, Tỉnh đã tiến hành phát động phong trào xây dựng NTM về: hạ tầng điện, đường, trường, trạm, kiên cố hóa

kênh mương nội đồng; hoàn thành dồn điền đổi thửa... Qua đó, rút ra một số

bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng NTM như sau:

Thứ nhất, huy động sự tham gia vào cuộc tích cực, đồng bộ của cả hệ

thống chính trị và toàn thể nhân dân. Trong đó, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của cấpủy đảng, chính quyền các cấp, việc cụ thể hóa và hướng dẫn của các ngành là rất quan trọng, sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể cùng với sự

chủ động tham gia tích cực của nhân dân là điều kiện quan trọng dẫn đến thành công của chương trình.

Thứ hai, thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, khuyến

khích nhân dân cùng tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH. Nhờ có những chính sách đúng đắn, nhiều nơi nhân dân đã tự nguyện hiến đất để mở

rộng đường giao thông, nhiều tập thể, cá nhân đã ủng hộ ngày công, kinh phí hay nguyên vật liệu để thi công hạ tầng kỹ thuật nông thôn và đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trìnhđể sớm đạt đủ 19 tiêu chí NTM theo Bộ tiêu chí quốc

gia quy định.

Đến ngày 31/10/2012, một số tiêu chí xây dựng NTM đã đạt được nhiều kết quả: đường giao thông nông thôn đã được nhựa hoá, bê tông hoá là

3.748/5.166 km; đường trục chính nội đồng được cứng hoá, xe cơ giới đi lại thuận tiện là 685/2.795 km; số km kênh mương đã được kiên cố hoá là 136.014/1.242.254 km; số trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 64/257 trường;

trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia 194/250 trường; trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia 69/246 trường; số nhà văn hóa xã đạt chuẩn 406/1.026; số khu thể thao xãđạt chuẩn 40/536; số hộ còn nhà tạm 2.704 nhà. 91,5% dân số nông

thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 77% số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, 60,5% số hộ nông dân có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh. Kết quả

huy động nguồn vốn trực tiếp cho chương trình xây dựng NTM 10 tháng năm

2012 là: 3.484,996 tỷ đồng. Vốn tín dụng năm 2012 nông dân vay theo Nghị định 41 của Chính phủ đầu tư cho sản xuất nông nghiệp: 3.214,507 tỷ đồng [83].

Đến tháng 6/2013, toàn Tỉnh đã có 168/229 xã được phê duyệt quy hoạch chung, 119/229 xã được phê duyệt quy hoạch chi tiết. 111/229 xã được phê duyệt, 24/229 xã đang chờ phê duyệt. Toàn Tỉnh có 1 xãđạt 16 tiêu chí là xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, 1 xãđạt 14 tiêu chí và có 74 xãđạt 9 - 13 tiêu chí, 137 xãđạt từ 5 - 8 tiêu chí [83].

Về hạ tầng giao thông đã có 153 km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa, bê tông hóa; 1101 km đường trục thôn được bê tông hóa; 68 kmđường xóm

được cứng hóa; 216 km đường ra đồng được bê tông hóa; kiên cố hóa 137,8 km

kênh mương do xã quản lý; 101km hệ thống điện được xây dựng. Xây dựng 115

trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia; xây dựng 52 nhà văn hóa, khu thể thao; 13 chợ mới được xây dựng; xóa 437 căn nhà tạm, dột nát... [34].

Thứ ba, thường xuyên tổng kết, đánh giá quá trình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tại địa phương. Sau một thời gian thực hiện, mặc dù đã đạt được một số kết quả tích cực, song xây dựng NTM ở Hải Dương

vẫn gặp nhiều khó khăn như: công tác quy hoạch xây dựng còn chậm, chất

lượng quy hoạch thấp, chưa phối hợp tốt giữa các ngành chức năng, các địa

phương, nguồn kinh phí đầu tư cho chương trình xây dựng NTM còn hạn chế. Mục tiêu đến năm 2020, sẽ xây dựng nông thôn Hải Dương có kết cấu hạ tầng KT - XH hiện đại; có cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững; nâng cao sức mạnh của hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng và đạt 19 chỉ tiêu trong bộ tiêu chí quốc gia về NTM,

đến năm 2015 có 20% số xã được công nhận NTM, năm 2020 là 50% số xã

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)