Môi trường có vị trí quan trọng trong quá trình tồn tại, phát triển của mỗi con người. Môi trường bao gồm môi trường tự nhiên, môi trường xã hội.
Mỗi sự xáo trộn trong môi trường tự nhiên, môi trường xã hội sẽ tác động trực tiếp đến cuộc sống của con người. Cùng với quá trình CNH, HĐH, nhiều vấn
đề môi trường nảy sinh, nhất là tình trạng ô nhiễm môi trường. Trong giai
đoạn đầu của phát triển, có những vấn đề nổi bật về môi trường đó là: Một mặt, vấn đề môi trường do chính người dân nông thôn gây nên như, nạn chặt phá rừng đầu nguồn gây ra lũ lụt, việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, các chất kích thích tăng trưởng, nước thải trong chăn nuôi và
sinh hoạt hàng ngày... Mặt khác, nông thôn và người dân sống ở nông thôn là nạn nhân gánh chịu hậu quả của việc ô nhiễm môi trường sống do các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt của các khu công nghiệp, đô thị gây ra.
Do đó, nội dung được xác định: Một là, tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, nhằm cải thiện
điều kiện cung cấp nước sạch, vệ sinh, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi vệ sinh. giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần nâng cao sức khỏe, chất
lượng sống cho người dân nông thôn. Hai là, xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn xã, thôn theo quy hoạch, gồm: xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước trong thôn, xóm; xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã; chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang; cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư, phát triển cây xanhở các công trình công cộng… Mục tiêu đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt sạch, hợp vệ sinh
cho dân cư, trường học, trạm y tế, công sở, các khu dịch vụ công cộng; thực hiện các yêu cầu về bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái trên địa bàn xã.Đến năm
2015 có 35% số xãđạt chuẩn, đến năm 2020 có 80% số xãđạt chuẩn.
2.2.3.10. Nâng cao chấ t lư ợ ng tổ chứ c Đả ng, Chính quyề n, đoàn thểchính trị - xã hộ i trên đị a bàn