Ng 3.12: Tình hình th chin tiêu chí h th ngt ch c chính tr xã h

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 119 - 123)

TT Nội dung của tiêu chí Yêu cầu Số xã chưa đạt tiêu chí Số xãđãđạt tiêu chí 1 Cán bộ xãđạt chuẩn Đạt 5 92 2 Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định. Đạt 0 97 3 Đảng bộ, chính quyền xãđạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh” Đạt 6 91 4 Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên

Đạt 6 91

Nguồn: Sơ kết 3 năm thực hiện chương trình MTQG và mục tiêu, giải pháp thực hiện đến năm 2015 [95].

Nhìn chung, hệ thống tổ chức chính trị, xã hội các xã đều đạt trong sạch vững mạnh, tiên tiến trở lên. Số xã đạt các nội dung tiêu chí đều cao, có 91 xã

đạt tiêu chí 18 (bằng 93,8%), toàn tỉnh chỉ còn 6 xã chưa đạt tiêu chí do chưa đạt đủ 4 nội dung của tiêu chí. Đây cũng là tiêu chí thuận lợi đối với Bắc Ninh trong xây dựng NTM [95].

Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn, trước khi thực hiện chương

trình NTM toàn tỉnh có 6 xã chưa đạt tiêu chí an ninh trật tự xã hội. Tuy nhiên, trong những năm qua, Bắc Ninh đã thực hiện đồng bộ các giải pháp

như: Giáo dục, nâng cao ý thức cảnh giác của nhân dân trong tình hình mới. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sức mạnh của toàn dân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự. Nâng cao hiệu lực quản lý của chính quyền cơ sở; vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Quan tâm công tác tiếp dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại tố cáo của công dân; giải quyết kịp thời, dứt điểm đúng quy định của pháp luật, không để tình trạng khiếu kiện phức tạp đông người xảy ra. Xây dựng lực lượng an ninh quốc phòng, phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc. Xây dựng chính sách đãi ngộ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cho lực lượng chuyên trách, bán chuyên trách đảm

bảo an ninh trật tự, đặc biệt là lực lượng công an xã, dân quân tự vệ… để thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi các loại tội phạm, tệ

nạn xã hội.

Với yêu cầu tiêu chí 19, an ninh trật tự xã hội được giữ vững; đến nay, toàn tỉnh có 85 xã đạt tiêu chí an ninh trật tự xã hội (bằng 87,6%), còn 12 xã

chưa đạt. Tiêu chí này là một trong những tiêu chí mà các xã ở Bắc Ninh thực hiện rất tốt [95].

3.3. ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRONGPHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘIỞ TỈNH BẮC NINH PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘIỞ TỈNH BẮC NINH

3.3.1. Những kết quả đạt được trong xây dựng nông thôn mới ởtỉnh Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh

Biểu đồ 3.1: Thực trạng xây dựng nông thônở tỉnh Bắc Ninh theo từng tiêu chí thực hiện

Nguồn: Sơ kết 3 năm thực hiện chương trình MTQG và mục tiêu, giải pháp thực hiện đến năm 2015 [95]. Tổ 1: nhóm xãđạt dưới 5 tiêu chí. Tổ 2: nhóm xãđạt từ 5 tiêu chí đến 9 tiêu chí. 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 75 5 12 90 35 10 27 100 73 20 13 16 73 32 49 55 15 81 97 0 20 40 60 80 100 120 T n g s x ã ( 1 0 0 x ã )

Tổ 3: nhóm xãđạt từ 10 tiêu chí đến 14 tiêu chí. Tổ 4: nhóm xãđạt từ 15 tiêu chí đến 18 tiêu chí. Tổ 5: nhóm xãđạt đủ 19 tiêu chí.

Tính đến 31/12/2013 trên địa bàn tỉnh có xã Khắc Niệm cơ bản đạt 19 tiêu chí theo bộ tiêu chí quốc gia về NTM. Số xãđạt từ 15 - 18 tiêu chí có 16 xã (bằng 16%), tăng 16 xã so với trước khi trước khi triển khai chương trình,

tăng 12 xã so với năm 2012. Số xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí có 78 xã (bằng

78%), tăng 65 xã so với trước khi triển khai, tăng 46 xã so với năm 2012. Số

xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí có 5 xã (bằng 5%), giảm 74 xã so với trước khi triển khai, giảm 59 xã so với năm 2012. Hiện nay, không có xã nào đạt dưới 5 tiêu chí, giảm 8 xã so với trước khi triển khai thực hiện chương trình.

Như vậy, trong quá trình triển khai thực hiện 19 tiêu chí của chương

trình MTQG về xây dựng NTM, có một số tiêu chí đạt được kết quả tới hơn 70% như: quy hoạch xây dựng NTM, nhà ở dân cư,... Đặc biệt, đến nay tỉnh Bắc Ninh đã sớm hoàn thành nhiều tiêu chí, đạt tỷ lệ hơn 90% như: vấn đề điện nông thôn, bưu điện, hệ thống chính trị ở cơ sở, an ninh trật tự xã hội ở

nông thôn. Có thể nói, đây là những tiền đề ban đầu rất quan trọng đối với quá trình xây dựng NTMở tỉnh Bắc Ninh.

3.3.2. Những vấn đề đặt ra trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnhBắc Ninh Bắc Ninh

Thứ nhấ t, nguồn lực huy động cho xây dựng NTM còn hạn chế

Hiện nay, các tiêu chí về xây dựng NTM của các xã ở Bắc Ninh đạt cao (7/19 tiêu chí) chủ yếu là các tiêu chí được đánh giá theo định tính như: quy hoạch, thực hiện quy hoạch, bưu điện, hệ thống tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh, an ninh trật tự xã hội... Những tiêu chí tỷ lệ các xã đạt thấp (7/19 tiêu chí) chủ yếu là các tiêu chí về hạ tầng KT - XH đó là: giao thông nông thôn, thuỷ lợi, cơ sở vật chất văn hoá, môi trường; các tiêu chí về kinh tế, phát triển sản xuất như tiêu chí thu nhập, tiêu chí hộ nghèo, tiêu chí cơ cấu lao động, khó hoàn thành vìđòi hỏi một lượng kinh phí đầu tư rất lớn. Trong khi đó, việc huy

Theo cơ cấu nguồn vốn, ngoài mức quy định Nhà nước hỗ trợ, phần huy

động cần sự đóng góp của dân là không nhỏ. Thực tế cho thấy, ở Bắc Ninh việc huy động nguồn lực trong dân là rất khó khăn. Một phần do người dân đang tập trung cho mở rộng sản xuất, giải quyết công ăn việc làm, một phần do đặc thùở

Bắc Ninh là địa phương đất chật, người đông, quỹ đất rất ít, giá trị kinh tế cao, vì vậy vận động người dân hiến đất cho xây dựng NTM là việc rất khó. Qua kết quả khảo sát sơ bộ, có thể tính toán bình quân mỗi xã cần khoảng 100 tỷ đồng.

Năm 2011, ngân sách tỉnh mới chi 120,235 tỷ đồng, ngân sách xã 670 triệu đồng cho xây dựng NTM tại 8 xãđiểm, vốn dân góp chưa có [95].

Với một lượng vốn cần hỗ trợ lớn như vậy thì ngân sách tỉnh cũng rất

khó khăn, trong khi thị trường bất động sản “đóng băng”, việc đấu giá quyền sử dụng đất cũng gặp khó. Việc huy động nguồn lực gặp nhiều khó khăn như

trên, cũng là trở ngại rất lớn đến kế hoạch xây dựng NTM của Bắc Ninh. Huy

động vốn khó khăn nên việc thực hiện đầu tư còn nhỏ giọt, dàn trải, vốn còn thiếu rất nhiều so với giá trị dự án, công trìnhđã được phê duyệt. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư không đảm bảo như cơ chế huy động nguồn vốn của chương trình; hầu hết chỉ trông chờ vào nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn vốn từ cộng

đồng doanh nghiệp, nguồn từ dân góp chưa huy động được.

Thứ hai, nhận thức, sự ủng hộ của cán bộ cơ sở và người dân nông thôn đối với chương trình xây dựng NTM còn rất hạn chế

Cuộc vận động xây dựng NTM ở Bắc Ninh chưa được sự ủng hộ tích cực của đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở và cộng đồng dân cư. Xây dựng NTM theo 19 tiêu chí là một chương trình mới, với một khối lượng công việc

đồ sộ, phức tạp. Công tác tuyên truyền, vận động chưa đạt được hiệu quả như

mong muốn. Vì vậy, phần lớn người dân, kể cả cán bộ ở cơ sở chưa có hiểu biết về những vấn đề chung của xây dựng NTM như: mục tiêu, ý nghĩa, nội dung tiêu chí đánh giá, vai trò chủ thể của người dân… Do đó, người dân

chưa ủng hộ mạnh mẽ cho xây dựng NTM. Chủ đầu tư các công trình dự án là Ban quản lý xã, Ban phát triển thôn tham gia giám sát, thực hiện các nội dung

công việc xây dựng NTM. Với nhiều công việc, nội dung phong phú, phức tạp, lại chưa được tập huấn, đào tạo chuyên sâu, trình độ, kỹ năng của cán bộ cơ sở khó có thể đáp ứng được. Vì thế, đây cũng là một khó khăn cho công

cuộc xây dựng NTM tỉnh Bắc Ninh.

Thứ ba,đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn chiếm tỷ lệ nhỏ

Chuyển nghề cho nông dân, chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông

thôn chưa tích cực, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp còn cao. Với đặc điểm mật độ dân số đông như ở Bắc Ninh hiện nay, diện tích đất sản xuất nông nghiệp không ngừng bị thu hẹp do chuyển đổi thành đất ở, CNH, đô thị hoá. Vấn đề chuyển nghề cho nông dân, chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn trở thành áp lực lớn.

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 119 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)