Bài học cho xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế xã hộiở tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 80)

Từ những kinh nghiệm nêu trên, rút ra một số bài học cho xây dựng NTM trong phát triển KT - XH ở tỉnh Bắc Ninh như sau:

Mộ t là, lựa chọn mục tiêu ưu tiên trong chương trình xây dựng NTM.

Do nguồn lực hạn hẹp, kinh nghiệm xây dựng NTM ở các nước và các địa

phương được nghiên cứu cho thấy, điều quan trọng nhất là trong số những tiêu chí thực hiện, lựa chọn những tiêu chí cần hoàn thành ngay, những tiêu chí cần có quá trình tổ chức thực hiện để xác định thời gian, lộ trình hoàn thành, đồng thời có kế hoạch và quyết tâm đề thực hiện có hiệu quả.

Hai là, thực hiện chính sách khuyến khích Nhà nước và nhân dân cùng làm trong xây dựng NTM. Nhà nước khơi dậy, kích thích sức mạnh tinh thần, tạo nên nội lực tiềm tàng to lớn của nông dân. Do đó, phải làm chuyển biến nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về xây dựng NTM - sự nghiệp của dân, do người dân làm chủ thể xây dựng. Đồng thời, phải quản lý, sử

Ba là, thực hiện phương châm làm từng bước, từ thấp đến cao, từ thí

điểm trên diện hẹp để đưa ra toàn quốc, từ xây dựng lan sang sản xuất, từ

nông nghiệp sang phi nông nghiệp để nông dân có đủ thời gian chuyển đổi cách nghĩ, cách làm, có đủ thời gian để chọn lựa, đào tạo cán bộ cơ sở, nông hộ có thời gian để tự tích lũy tái sản xuất mở rộng, chương trình tiến hành trong nhiều năm theo các bước từ thấp đến cao.

Bố n là, phát huy dân chủ trong xây dựng NTM. Việc xây dựng NTM phải được nhân dân bàn bạc dân chủ, công khai, phát huy cao nhất tinh thần cộng đồng trách nhiệm tham gia xây dựng NTM. Đồng thời, phải thường xuyên tổng kết, đánh giá để nhận định những kết quả đạt được và khó khăn vướng mắc để tìm cách tháo gỡ.

Năm là, suy cho cùng sự thành công của xây dựng NTM được quyết định chủ yếu bới nhân tố con người. Do đó, cần chú trọng đào tạo cán bộ

phục vụ cho phát triển nông thôn thông qua các chương trình đào tạo kỹ năng cơ bản về lãnh đạo, quản lý dự án hay phát triển cộng đồng nhằm trang bị

những kiến thực thực tế cho chính người dân ở địa phương.

Sáu là, nông thôn là địa bàn sống, hoạt động của nhiều chủ thể, từ nhà nước, tư nhân, cộng đồng. Mọi hoạt động xây dựng NTM đều có liên quan,

tác động đến mọi đối tượng ở khu vực này. Kinh nghiệm cho thấy, cần phải tạo ra không gian đối thoại giữa các cấp, các ngành và cộng đồng để có thể

chia sẻ, cùng hợp tác trong xây dựng NTM.Do đó, để xây dựng NTM cần có sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, phối hợp chặt chẽ

giữa các cơ quan chức năng và người dân để tạo sự thống nhất, đồng thuận khi triển khai thực hiện.

Chương 3

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRONGPHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI Ở TỈNH BẮC NINH

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 80)