Những yêu cầu đặt ra đối với chương trình xây dựng nông thôn mớ i trong phát triể n kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 44 - 46)

- Phải hướng tới những mục tiêu của phát triển KT - XH địa phương.

Nông thôn là địa bàn trọng yếu ở địa phương, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, trình độ của lực lượng sản xuất thấp, năng suất lao động thấp, khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trong hội nhập còn hạn chế. Quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đang được tiến hành, đã đạt

được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đề ra một cách toàn diện tại Đại hội X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn thì chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM phải hướng tới mục tiêu KT - XH của địa phương và là nội dung trọng yếu của chiến lược phát triển KT - XH của địa phương.

- Phải đảm bảo những mục tiêu phát triển nông thôn bền vững. Nông

thôn nước ta là khu vực rộng lớn và là địa bàn chủ yếu ở các địa phương, là nơi bảo tồn, gìn giữ những giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM vừa góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển theo hướng bền vững, hệ thống kết cấu hạ tầng hiện

đại, giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn, phát triển, môi trường được gìn giữ và tái tạo. Có nghĩa là xây dựng NTM phải đảm bảo những mục tiêu cho sự phát triển nông thôn bền vững trong hiện tại và tương lai.

- Phải được thực hiện lồng ghép với các chương trình, hoạt động khác trong và ngoài hoạt động phát triển KT - XH của địa phương. Chương trình

mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM được triển khai toàn diện trên các nội dung kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường... Do đó, để xây dựng thành công NTMở các địa phương nhất thiết phải lồng ghép việc thực hiện chương trình xây dựng NTM với các chương trình phát triển KT - XH cũng như các hoạt

động khác được thực hiện trong và ngoài tỉnh.

Cấp xã là chủ thể và là cấp cơ sở thực hiện chương trình NTM. Vì vậy, việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM có những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đó là: xã là đơn vị NTM với tư cách là

một hệ thống hoàn chỉnh (theo 19 tiêu chí), là chương trình được triển khai một cách rộng rãi trên tất cả các nội dung kinh tế, chính trị, xã hội, môi

trường... Trong đó, chủ thể xây dựng NTMlà chính người dân nông thôn, Nhà

nước chỉ hỗ trợ một phần nhất định. Việc tuyên truyền, phổ biến tích cực về chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM từ trung ương đến địa

phương đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong nhân dân về ý nghĩa, sự

cần thiết và khẳng định vai trò của người dân trong chương trình. Nhờ đó, sau 3 năm triển khaiở nhiều địa phương đãđạt được những kết quả nhất định.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện cũng tiềm ẩn những nhân tố hạn chế

phát triển bởi xây dựng NTM hiện nay, ngoài việc chịu sự chi phối, lãnh đạo trực tiếp của chương trình quốc gia xây dựng NTM thì còn bị chi phối, tác

động của nhiều chương trình, động thái khác nằm ngoài chương trình xây dựng NTM, chẳng hạn như việc thực hiện luật đất đai, do đó xuất hiện vấn đề

chồng chéo, trùng lắp... thậm chí còn ngăn cản, hạn chế, kiềm tỏa lẫn nhau.

Đặc biệt, các tiêu chí của mô hình này lại bị tác động, chi phối bởi mục tiêu của nhiều chương trình khác. Do có nhiều nhiệm vụ của xây dựng NTM lại nằm ngoài chương trình này, đó là việc phải phối kết hợp, lồng ghép các

chương trình, dự án để đảm bảo mục tiêu tổng thể, hiệu quả của hệ thống... nghĩa là nằm ngoài khả năng của “nhân dân” - chủ thể chính thực hiện

chương trình xây dựng NTM... Điều đó gây ra những bất cập, không hiệu quả

2.2.2.3. Nhữ ng nhân tố ả nh hư ở ng đế n chư ơ ng trình xây dự ng nông thônmớ i trong phát triể n kinh tế - xã hộ i

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)