Năm 1953, sau khi nội chiến kết thúc, kinh tế Hàn Quốc bị tàn phá hoàn toàn, một triệu người bị thương vong, kết cấu hạ tầng bị phá hoại nặng nề, ước tính trị giá gần 3 tỉ USD theo tỉ giá năm 1950. Đến những năm đầu thập kỷ 60, Hàn Quốc vẫn là một nước chậm phát triển, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu.
Với mục tiêu CNH nhanh chóng, Hàn Quốc dốc toàn lực đầu tư phát
triển các ngành công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực công nghiệp là 10-10,5%, trong khi nông nghiệp tăng trưởng giảm từ 5,3% xuống 2,5% [85]. Thành thị phát triển đối nghịch với nông thôn lạc hậu, nông dân di cư ra làm
quá tải thành thị. Cuối thập kỷ 60, sự tăng trưởng mất cân đối trong nền kinh tế lên tới đỉnh điểm, đe dọa sự ổn định của quá trình CNH.
Năm 1970, Tổng thống Pắc Chung Hy đã phát động phong trào
“Saemaulundong” (Phong trào đổi mới nông thôn). Phong trào đề cao “Tinh
động cơ tự nguyện của người dân, không ngừng vượt qua khó khăn để tiến tới thành công, “Tự lực” là ý chí bản thân, tinh thần làm chủ, chịu trách nhiệm về cuộc sống, vận mệnh của bản thân và “Hợp tác” là nhận thức về mong muốn phát triển cộng đồng phải nhờ vào nỗ lực của tập thể. Như vậy, tinh thần của phong trào đổi mới nông thôn đề cao tinh thần tự chủ, ý chí sáng tạo, tự tin, đoàn kết của cộng đồng dân cư.
Giải pháp để phát triển nông thôn là tạo ra và huy động nội lực của nông dân, bằng cách tổ chức các nhóm phát triển cộng đồng tại mọi làng, xã.
Lượng vật chất nhỏ, chính sách tốt của Nhà nước chỉ nhằm khơi dậy, kích thích sức mạnh tinh thần, tạo nên nội lực tiềm tàng to lớn của nông dân.
Nhữ ng kinh nghiệ m từ chính sách đư ợ c áp dụ ng cho phong trào đổ i mớ i nông thôn củ a Hàn Quố c:
Thứ nhất, phát huy vai trò của nhân dân trong xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.
Trong chương trình xây dụng NTM của Hàn Quốc, Nhà nước chủ yếu
đầu tư vật tư như: xi măng, sắt thép, nhân dân đóng góp công sức, đất đai, tiền của. Sự giúp đỡ của nhà nước trong những năm đầu chiếm tỷ lệ cao, giảm dần
vào các năm sau đó khi qui mô địa phương và nhân dân tham gia tăng dần.
Chương trình bắt đầu bằng các công trình xây dựng cho từng hộ nông
dân như ngói hóa nhà ở, lắp đặt điện thoại, nâng cấp hàng rào quanh nhà... làng nào làm tốt bước cơ bản mới được chuyển sang xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống của cộng đồng như đường làng, đường nhánh nông thôn, cầu cống, kè, hệ thống cấp thoát nước, điện, hội trường, nhà tắm công cộng, sân chơi trẻ em, trồng cây và hoa...
Bước đầu, 16.000 làng được lựa chọn, không phân biệt đặc điểm, làng
giàu, làng nghèo. Xi măng sản xuất ứ thừa của các nhà máy được Chính phủ
mua rẻ, phân phối hỗ trợ mỗi làng 300 bao làm chương trình. Tổng số hỗ trợ cho mỗi làng từ năm 1971 đến 1978 là 84 tấn xi măng và 2,6 tấn sắt thép. Tổng giá trị xi măng, sắt thép tương đương với 2.000 USD/làng theo tỷ giá năm 1974
[61]. Trợ giúp vật chất khiêm tốn này được coi như chất xúc tác thúc đẩy phong tràođi lên cùng với chính sáchđúng đắn, Nhà nước khơi dậy được nguồn lực từ nhân dân cho phong trào đổi mới nông thôn. Sau 8 năm, năm 1978, các dự án phát triển hạ tầng nông thôn cơ bản hoàn thành. Từ 80% nhà lá, toàn bộ nhà
nông thôn được ngói hóa, từ 27% tới 98% gia đình cóđiện, 70.000 cầu, 24.000 hồ chứa, 42.220 km đường làng được nâng cấp và xây dựng [59].
Thứ hai, phát triển sản xuất để tăng thu nhập cho nông dân.
Những làng hoàn thành tốt các dự án kết cấu hạ tầng sẽ được triển khai các dự án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập như: khuyến nông, tăng năng
suất cây trồng, vật nuôi, xây dựng vùng chuyên canh, xây dựng hợp tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, trồng rừng, kinh doanh... Hỗ trợ của nhà nước chuyển sang bằng tiền dưới hai dạng cho vay và cho không. Khoảng 750 ngàn nông hộ ở 137
vùng đã được hỗ trợ, khuyến khích sản xuất, chế biến, kinh doanh 21 mặt hàng bao gồm: gia cầm, thịt bò, sữa bò, dâu tằm, hoa màu, cây ăn quả, cá, nấm...
Đến cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80, hầu hết các làngở nông thôn Hàn Quốc đều tham gia vào các dự án nâng cao thu nhập cho nông dân. Trong vòng 6 năm, thu nhập bình quân các nông trại tăng gần 3 lần, từ 1.025 USD
năm 1972 lên 2.961 USD năm 1977, quan trọng nhất là thu nhập gia đình
nông thôn tương đương thu nhập bình quân của các hộ ở thành phố [50].
Mục tiêu quan trọng nhất của chương trình là biến đổi nôngthôn đã thành công. Trong những năm 70, Chương trình Saemaul một mặt giữ chân, tạo thu nhập cho đông đảo lao động đi ra từ sản xuất nông nghiệp, mặt khác đã giúp nâng cao tay nghề và khả năng quản lý, ý thức công nghiệp cho lực lượng lao động nông thôn. Khi ra thành phố kiếm việc làm họ dễ dàng bắt kịp kỹ năng và tác
phong hiện đại. Do có đủ phẩm chất, khả năng đáp ứng với nhu cầu công việc cao
hơn ở lĩnh vực công nghiệp, tổng số người làm nghề nông đã giảm 50%.
Thứ ba, phát huy dân chủ của nhân dân trong phong trào đổi mới nông thôn. Dân chủ ở nông thôn thực sự được phát huy thông qua vai trò tự quản lý của nhân dân. Nhà nước chuyển toàn bộ quyền tự quản lý vật tư cho nhân
dân. Nhân dân chủ động bầu ra Ủy ban phát triển nông thôn nhằm đại diện quản lý, đồng thời bàn bạc, thảo luận công trình nào cần ưu tiên và tự chịu trách nhiệm toàn bộ việc thiết kế, chỉ đạo, thi công, nghiệm thu công trình.
Thứ tư, trong phong trào đổi mới nông thôn do nguồn lực hạn hẹp, Hàn Quốc thực hiện phương châm làm từng bước, từ thấp đến cao, từ thí điểm trên diện hẹp đưa ra toàn quốc, từ xây dựng lan sang sản xuất, từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp để nông dân có đủ thời gian chuyển đổi cách nghĩ, cách làm,
có đủ thời gian để chọn lựa, đào tạo cán bộ cơ sở, nông hộ có thời gian để tự
tích lũy tái sản xuất mở rộng, chương trình tiến hành trong nhiều năm theo
các bước từ thấp đến cao.
Chính sách đúng trong phong trào Saemaul thập kỷ 1970 là một mũi tên trúng nhiều đích: cứu cho sản xuất công nghiệp tình trạng dư thừa sản phẩm, giúp hệ thống ngân hàng quay vòng vốn nhanh, đổi thay bộ mặt nông thôn và sản xuất nông nghiệp tăng trưởng.Vào năm 1980, bộ mặt nông thôn Hàn Quốc
đó hoàn toàn thay đổi với đầy đủ điện, đường, nước sạch, công trình vănhóa… “Saemaulundong” từ một phong trào ở nông thôn đó lan ra thành một phong
trào đổi mới toàn xã hội Hàn Quốc, KT - XH nông thôn đã thay đổi toàn diện,
đời sống vật chất, tinh thần của cưdân nông thôn ngày càng cao.