Đào tạo đội ngũ cán bộ tham gia chỉ đạo, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới và đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 142 - 145)

- Xác định phạm vi không gian quy hoạch trùng lắp: Trước khi quy ho ạch cần xác định rõ những xã vừa nằm trong quy hoạch NTM, vừa nằ m trong

4.2.4. Đào tạo đội ngũ cán bộ tham gia chỉ đạo, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới và đào tạo nghề cho lao động nông thôn

trình xây dựng nông thôn mới và đào tạo nghề cho lao động nông thôn

- Tổ chức đào tạo, tập huấn cán bộ tham gia chỉ đạo, thực hiện Chương

trình xây dựng NTM

Trên thực tế cho đến hiện nay, tỉnh Bắc Ninh chưa chú trọng công tác

đào tạo, tập huấn những kiến thức, kỹ năng cơ bản cho đội ngũ cán bộ từ tỉnh

đến thôn tham gia hệ thống chỉ đạo, quản lý, thực hiện Chương trình. Hiện đội ngũ cán bộ các cấp trong tỉnh hiểu về Chương trình xây dựng NTM còn rất hạn chế. Trong khi đây là một chương trình lớn, tổng hợp, lực lượng cán bộ

tham gia chỉ đạo, quản lý tương đối lớn, đòi hỏi phải có kiến thức, kỹ năng để

chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn người dân tổ chức thực hiện. Đây cũng là một trong các yếu tố quyết định đến thành công của Chương trình. Tập huấn cho

đội ngũ báo cáo viên (ở các ngành, đoàn thể chính trị từ tỉnh đến cơ sở) là lực

lượng nòng cốt cho công tác tuyên truyền; tập huấn cho cán bộ xây dựng NTM của các cấp để có kiến thức tuyên truyền, hướng dẫn người dân tổ chức thực hiện. Đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức, năng lực quản lý,

điều hành, thực thi của cán bộ xây dựng NTM ở các cấp: tỉnh, huyện, xã, thôn, xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực để triển khai hiệu quả Chương

-Đối tượng cần được đào tạo, bồi dưỡng

Cán bộ xây dựng NTM ở tỉnh bao gồm: cán bộ của các sở, ngành, các

đoàn thể được giao nhiệm vụ thực hiện các nội dung của Chương trình xây dựng NTM, thành viên Ban chỉ đạo xây dựng NTM của tỉnh, cán bộ văn

phòngđiều phối Chương trình xây dựng NTM cấp tỉnh, Trưởng, Phó Ban chỉ đạo NTM cấp huyện.

Cán bộ ở huyện, thị xã, thành phố bao gồm: cán bộ của các phòng, ban có

liên quan được giao nhiệm vụ thực hiện nội dung của Chương trình xây dựng NTM, thành viên Ban chỉ đạo xây dựng NTM của huyện, thị xã, thành phố.

Cán bộ công chức xã theo quy định tại Nghị định số 121/2003/NĐ - CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ; cán bộ đảng, đoàn thể; cán bộ được cấp trên

tăng cường về xã; cán bộ nguồn trong diện qui hoạch của xã.

Thành viên Ban chỉ đạo xây dựng NTM cấp xã, Ban quản lý xây dựng NTM và Ban giám sát cộng đồng.

Cán bộ thôn, bí thư thôn; trưởng thôn, thành viên Ban phát triển thôn. - Nội dung đào tạo, bồi dưỡng

Theo khung chương trình (hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Quan điểm, chủ trương của các cấp quản lý của tỉnh. Văn

bản hướng dẫn của các cấp chính quyền, của ban, ngành chuyên môn, của ban chỉ đạo chương trình...

Tập huấn chuyên môn cho cán bộ điều phối chương trình xây dựng NTM.

Hình thức đào tạo, bồi dưỡng: Đối với cán bộ cấp tỉnh, huyện đào tạo riêng, tập trung theo lớp.Đối với cán bộ xã, thôn đào tạo riêng, tập trung theo lớp. Mỗi lớp từ 7 - 10 ngày.

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng: Từ ngân sách nhà nước (Trung ương và địa

phương) bố trí hàng năm để thực hiện Chương trình quốc gia về xây dựng NTM.

Cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng: Giao cho S

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn) chủ trì phối hợp với các trường, cục, vụ, viện xây dựng kế hoạch để thực hiện. Trên

cơ sở đó có thể tính toán được số cán bộ các cấp trong tỉnh cần phải đào tạo, bồi dưỡng.

- Đẩy mạnh hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu

lao động nông thôn

Là địa phương đất chật, người đông, có tốc độCNH, đô thị hoá nhanh, ruộng đất bị thu hẹp đáng kể, Bắc Ninh cần phải đẩy mạnh công tác dạy nghề để tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Đồng thời, chuyển một bộ phận lớn lao động nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ.

Để giải quyết việc này, cần thực hiện: Khảo sát thực tế nhằm xác định rõ nhu cầu học nghề, ngành nghề phù hợp với tình hình phát triển KT - XH của địa

phương. Bổ sung, xây dựng, hoàn thiện các chính sách quy định trách nhiệm của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong việc tuyển dụng, sử dụng lao

động qua đào tạo, nhất là ở các địa phương bị thu hồi nhiều đất. Tăng cường các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm. Hỗ trợ tổ chức sản xuất kinh doanh sau khi học nghề.

Bảng 4.2: Nhu cầu đào tạo cán bộ NTM tỉnh Bắc Ninh

Đơn vị tính: số người Các năm TT Đối tượng Tổng số 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Tổng cộng 12123 2609 2606 2035 2035 1424 1414 I Cấp tỉnh 213 45 42 35 35 28 28 1 Ngành nông nghiệp 63 15 12 10 10 8 8 2 Các ngành khác 150 30 30 25 25 20 20 I Cấp huyện 310 64 64 50 50 46 36 1 Ngành nông nghiệp 120 24 24 20 20 16 16 2 Các ngành khác 190 40 40 30 30 30 20 I Cấp xã 11600 2500 2500 1950 1950 1350 1350 1 Ban quản lý 1500 300 300 250 250 200 200 2 Ban giám sát 1100 200 200 200 200 150 150

TT Đối tượng Tỉnh Cấp huyện Thôn Tổng cộng 1 Ngành NN&PTNT 60 5 4 2 Các ngành 80 30 8 2 3 Văn phòngđiều phối 25 4 Ban quản lý xã 7 5 Ban giám sát xã 9

6 Ban phát triển thôn 4

7 Bình quân 35 28 6

8 Số đơn vị hành chính 8 100 551

9 Toàn tỉnh 165 280 2.800 3.306 6.551

Ngu n: Phê duy t án xây d ng NTM t nh B c Ninh giai o n 2010 - 2020 [92].

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 142 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)