Đặc điểm dân số, năm 2012, dân số trung bình của Bắc Ninh là 1079,9 nghìn người, trong đó dân số nữ chiếm khoảng 50,8% so với dân số toàn Tỉnh, dân số thành thị chiếm trên 26%, số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 65% dân số. Mật độ dân số trung bình của Bắc Ninh hiện nay là 1.271
người/km2, gần gấp 5 lần mật độ dân số bình quân của cả nước, là địa phương
có mật độ dân số cao thứ 3 trong 63 tỉnh, thành phố, chỉ thấp hơn mật độ dân số của Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; mật độ dân số cao, phân bố ở khu vực đô thị lớn, lực lượng lao động trẻ, trong khi diện tích đất sản xuất
ít, đồng ruộng chia ô thửa nhỏ, phân tán là trở ngại lớn cho địa phương trong việc giải quyết công ăn việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, nhất là thực hiện các tiêu chí về NTM.
Nguồn nhân lực, lực lượng lao động ở nhóm tuổi 35 - 44 chiếm tỷ lệ
cao nhất 27,17%, độ tuổi 25 - 34 chiếm 24,55%. Nguồn nhân lực trẻ, chiếm tỉ
trọng cao, một mặt là lợi thế cho phát triển KT - XH của Tỉnh; mặt khác, cũng
tạo sức ép lên hệ thống giáo dục - đào tạo và giải quyết việc làm [30]. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng đều qua các năm, Bắc Ninh có tỷ lệ lao động qua
đào tạo tương đối cao, năm 1997 chỉ là 7,8% thì đến năm 2011 tỷ lệ này đã là 47,5%. Toàn tỉnh có tới 95/100 xã có cán bộ xã đạt chuẩn [30]. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị liên tục giảm từ 4,0%/năm 2005 xuống còn 2,8% năm 2011.
Nhìn chung, nguồn nhân lực của tỉnh Bắc Ninh dồi dào, lực lượng lao động ở
khu vực thành thị các ngành công nghiệp, dịch vụ ngày càng tăng cùng với quá trình phát triển đô thị, hàng năm tạo được một số lượng lớn lao động có việc làm, tạo điều kiện thuận lợi cho các bước phát triển KT - XH của Tỉnh. Bắc Ninh còn là một trong 3 tỉnh hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đầu tiên trong cả nước vào năm 2000, đến năm 2002 đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở và đang tiến hành phổ cập giáo dục trung học phổ thông. Bắc Ninh là một trong những tỉnh có tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp các cấp cao
so với cả nước. Là địa phương được xếp vào nhóm 10 tỉnh có tỷ lệ học sinh
thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng cao nhất trong cả nước. Xây dựng NTM là công việc của toàn xã hội, do người dân nông thôn làm chủ thể. Trong xây dựng NTM, người dân tham gia vào mọi việc từ lập các quy hoạch, quyết định các công việc thực hiện, giám sát, phát triển sản xuất, tăng thu nhập… Do đó, trình độ dân trí cao và tỷ lệ người lao động qua đào tạo cao là thuận lợi lớn đối với xây dựng NTM.