Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong xây dựng nông thôn mớiở Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 126)

2. Số lao động nông thôn

3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong xây dựng nông thôn mớiở Bắc Ninh

Mộ t là, trình độ phát triển KT - XH của địa phương thấp. Do xuất phát

điểm nền kinh tế của tỉnh còn thấp; thời gian gần đây lại chịu sự tác động bất lợi từ cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới. Sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, sức mua của thị trường còn yếu, khả năng cạnh tranh của nhiều sản phẩm còn thấp, số doanh nghiệp giải thể tiếp tục tăng.

Khu vực sản xuất nông nghiệp giảm, sản xuất công nghiệp phục hồi chậm nên nhiều sản phẩm giảm hoặc tăng thấp, dịch vụ phát triển chưa có đột phá, tăng trưởng chậm. Do đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm rõ rệt; ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu ngân sách của tỉnh.

Hai là, do tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết, thiên tai, dịch bệnh xảy ra đã ảnh hưởng trực tiếpđến sản xuất nông nghiệp, nên kết quả sản xuất nông nghiệp giảm, năng suất ngành nông nghiệp giảm. Diễn biến bất lợi này

ảnh hưởng đến phát triển KT - XH, trong đó có chương trình MTQG về xây dựng NTM.

Ba là, xây dựng NTM đòi hỏi nguồn lực lớn, trong khi tiềm lực kinh tế

có hạn nên nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ cho các chương trình, dự án còn hạn chế, kinh phí hỗ trợ chưa kịp thời, nguồn vốn đầu tư chưa đa dạng (vốn đầu tư cho

xây dựng hạ tầng nông thôn chủ yếu là nguồn vốn ngân sách Nhà nước),

người dân vẫn còn tư tưởng trông chờ vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước,

chưa chủ động, tích cực tham gia xây dựng chương trình, do đó ảnh hưởng

đến tiến độ thực hiện kế hoạch xây dựng NTM.

Bố n là, việc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết ở một số địa

phương cơ sở chưa thường xuyên (nội dung, hình thức chưa phong phú, chưa

chương trình xây dựng NTM cấp tỉnh, huyện, xã, thôn chưa được quan tâm

đúng mức. Do Trung ương chưa có bộ tài liệu chuẩn thống nhất, mới chỉ có

chương trình khung, bài giảng phụ thuộc vào cán bộ kiêm chức được phân công giảng bài và do bận công tác chuyên môn nên nhiều cán bộ chủ chốt cấp xã chưa ý thức tham gia tập huấn. Do đó, hiệu quả thực hiện Nghị quyết còn hạn chế, chưa phát huy lợi thế, khai thác tiềm năng, nắm bắt kịp thời tâm tư,

nguyện vọng, kiến nghị của nông dân... Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu, thực hiệnở cấp cơ sở đạt kết quả chưa cao, cộng đồng dân cư chưa

nhận thức đầy đủ về chương trình xây dựng NTM. Chính vì thế, chưa thu hút

được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cộng đồng, chưa phát huy được vai trò chủ thể

của người dân nông thôn trong xây dựng NTM.

Năm là, nhận thức và trình độ, kỹ năng của cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở

còn nhiều hạn chế, chưa thể đáp ứng được yêu cầu của một khối lượng công việc

đồ sộ trong xây dựng NTM. Trong khi đó, bộ máy chỉ đạo các cấp chậm được thiết lập, còn nhiều những bất cập, hoạt động chưa được thông suốt từ tỉnh đến

cơ sở (thôn), thiếu kỹ năng để chủ động xử lý khi có vấn đề mới nảy sinh.

Sáu là, sự phối hợp giữa các ngành chưa chặt chẽ, đồng bộ trong công tác chỉ đạo, nắm tình hình, phản ánh, đề xuất giải pháp để thực hiện chương

trình dẫn đến quá trình triển khai thực hiện còn nhiều bất cập, lúng túng.

Bả y là, nhận thức về chủ trương, cách thức tiếp cận chương trình chưa

tốt, không tính toán kỹ nguồn lực đầu tư nên nhiều địa phương chưa tập trung cho những việc dễ trước, dẫn đến nguồn lực bị dàn trải, phân tán, lãng phí nguồn lực. Một số cơ chế chính sách chưa được triển khai, chậm hệ thống hoá,

chưa được bổ sung, hoàn thiện, thực thi một cách đồng bộ. Do đó, chưa tập trung

huy động tối đa nguồn lực, nhất là nguồn lực trong dân và cộng đồng doanh nghiệp, để gánh nặng cho đầu tư công nên rất khó đạt được mục tiêu.

Chương 4

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚITRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI Ở TỈNH

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)