Chủ thể tham gia xây dựng nông thôn mớ

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 59)

Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Đảng ta đã khẳng định: “Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụcủa cả hệ thống chính trị và toàn xã hội”. Tinh thần đó tiếp tục được khẳng

định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng: “Xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh, giàu đẹp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của Nhà nước,

“Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với các cấp ủy, các tổ chức đoàn thể

quần chúng phát động phong trào thi đua yêu nước, tham gia tích cực thực hiện nghị quyết, xây dựng, triển khai các chương trình “xây dựng nông thôn mới”, “bảo tồn và phát triển làng nghề”, “đào tạo nguồn nhân lực”, “phát triển kinh tế hợp tác trong nông thôn” [26, tr.144-145].

- Nông dân trong xây dựng nông thôn mới

Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5-8-2008 Ban Chấp hành Trung ương

khóa X nêu rõ:

Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển

đô thị theo quy hoạch căn bản, phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt [26, tr.124].

Vai trò chủ thể trong xây dựng NTM của nông dân thể hiện:

Thứ nhất, nông dân là nguồn nhân lực quan trọng trong phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM. Nông dân luôn là lực lượng lao động chủ yếu trong ngành nông nghiệp, là nguồn nhân lực dồi dào, quan trọng, quyết định sự

thành công trong xây dựng NTM. Quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, nông dân là chủ thể thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp,

đồng thời phát triển mạnh công nghiệp và các hoạt động dịch vụ. Điều này

đòi hỏi người lao động phải mạnh dạn xóa bỏ cách nghĩ, cách làm cũ, thói

quen tiểu nông, phải năng động nắm bắt nhu cầu của thị trường và dự đoán được xu hướng vận động của nó; đồng thời cũng cần có vốn, kỹ thuật, lao

động để thực hiện bước chuyển đổi.

Thứ hai, nông dân là chủ thể xây dựng đời sống văn hóa tinh thầnở các vùng nông thôn. Quan hệ giữa những người nông dân là quan hệ tình nghĩa

thân thiện, giúp đỡ lẫn nhau, tôn trọng nhau. Giữ gìn những giá trị văn hóa là

một nội dung trong xây dựng NTM, nhằm xây dựng một đời sống văn hóa

tinh thần tốt đẹpở các vùng nông thôn. Việc khôi phục, giữ gìn những giá trị văn hóa như: lễ hội, các hoạt động văn nghệ truyền thống như thơ ca, hò vè... là công việc của bà con nông dân. Chỉ khi nào khơi dậy được tính tích cực, nhiệt tình tham gia của quần chúng thì những hoạt động trên mới mang lại những hiệu quả thiết thực.

Thứ ba, nông dân là người trực tiếp xây dựng, giữ gìn, bảo vệ kết cấu hạ tầng nông thôn. Xây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH là một nội dung quan

trọng trong xây dựng NTM. Đất nước ta còn nghèo, việc xây dựng đường

làng, đường liên thôn, liên xã chủ yếu do nhân dân đóng góp cùng với sự hỗ

trợ của Nhà nước. Những cơ sở vật chất đó do chính những người nông dânở

các vùng nông thôn cùng với Nhà nước xây dựng; đồng thời bảo quản, tăng cường công tác quản lý của chính quyền địa phương đối với hệ thống kết cấu hạ tầng ở nông thôn. Khi người nông dân nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống kết cấu hạ tầng trong phát triển KT - XH, tự giác đóng góp xây dựng cùng với sự giúp đỡ của Nhà nước, của địa phương.

Thứ tư, nông dân là những người trực tiếp tham gia đóng góp xây dựng

Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội. Nông dân là những

người trực tiếp đóng góp và đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng NTM đi vào cuộc sống. Những yếu tố

thuộc về lãnh đạo, quản lý như chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước rất quan trọng đối với việc hoạch định nội dung, bước

đi và thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng NTM ở nước ta. Mặt khác, nông dân là lực lượng có vai trò quan trọng trong việc biến những đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng NTM thành hiện thực.

Thứ năm, nông dân là chủ thể giữ gìn an ninh, trật tự ở các vùng nông thôn. Giữ gìn an ninh, trật tự các vùng nông thôn, đảm bảo cuộc sống thanh bình cho bà con nông dân là một nội dung quan trọng trong xây dựng NTM Việt Nam. Muốn giữ gìn không khí thanh bình trong các vùng nông thôn và phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực, từng gia đình phải

quan tâm chăm lo giáo dục con cái, giáo dục những đạo lý, những truyền thống tốt đẹp của quê hương; đấu tranh với lối sống lai căng, thực dụng không phù hợp với thuần phong mỹ tục ở địa phương. Các vùng nông thôn cần tăng cường những hoạt động phối hợp cùng nhau giữ gìn, bảo vệ tài sản, an ninh trật tự trong từng địa phương.

Qua đó cho thấy, nông dân là chủ thể tích cực trong xây đựng đời sống

văn hóa mới, xây dựng kết cấu hạ tầng; phát triển KT - XH, bảo vệ môi

trường sinh thái, làm cho mỗi người được thụ hưởng một cách tốt nhất những giá trị vật chất, tinh thần. Nông dân có vai trò quan trọng trong xây dựng NTM, cùng với các giai cấp, tầng lớp khác phấn đấu xây dựng một nước Việt

Nam XHCN “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

- Các tổ chức trong hệ thống chính trị trong xây dựng nông thôn mới

+ Tổ chức cơ sở Đảng là hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị cơ sở, bảo đảm cho đường lối, chính sách của Đảng được cụ thể hóa và thực hiện thắng lợiở cơ sở. Đối với tổ chức đảng ở nông thôn, nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất là đề ra được chủ trương đúng, biện pháp thiết thực, hành động cụ

thể phù hợp với đặc điểm của địa bàn dân cư.

+ Chính quyền cơ sở ở nông thôn là một cấu trúc tổ chức bao gồm Hội

đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã là chính quyền của nhân dân tại cơ sở, hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của tổ chức đảng ở cơ sở, thể hiện sinh động sự kết hợp giữa quyền lực nhà

nước và quyền tự quản cộng đồng. Sự kết hợp này cho phép chính quyền xã vừa phát huy được vai trò quản lý nhà nước, vừa phát huy được sức mạnh của truyền thống tự quản cộng đồng, tạo sự gắn bó giữa chính quyền với nhân dân trong thực tiễn hoạt độngở làng, xã nông thôn.

+ Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội như tổ chức Đoàn

Thanh niên cộng sản Hổ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Hội Nông Dân, Hội Cựu chiến binh ở cơ sở nông thôn được tổ chức, hoạt động dưới sự lãnhđạo của tổ

chức đảng cơ sở, là cầu nối giữa Đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân

trong địa bàn. Như vậy, xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị

và toàn xã hội; cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch, tổ chức thực hiện, Mặt trận Tổ

quốc và các tổ chức chính trị - xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng NTM.

- Các nhà tài trợ trong xây dựng nông thôn mới

Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM tiếp tục được triển khai trên khắp cả nước trong điều kiện ngân sách nhà nước hạn hẹp và nông dân

đang phải vượt qua những khó khăn của quá trình suy giảm kinh tế. Trong 19 tiêu chí, 11 nội dung bao quát hầu hết các lĩnh vực của phát triển nông thôn, phát triển sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập cho cư dân nông thôn, xây dựng nếp sống văn hóa mới, bảo vệ môi trường vững bền, tiếp tục xóa đói giảm nghèo là các lĩnh vực cần kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng các nhà tài trợ.

Biện pháp hỗ trợ là thực hiện quy hoạch các vùng chuyên canh, sản xuất nguyên liệu, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, hỗ trợ nghiên cứu và áp dụng khoa học công nghệ, áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, đào tạo nghề, hỗ trợ tài chính, tín dụng, tiếp thị và phát triển thị trường, hỗ trợ các hoạt động nâng cao văn hóa tinh thần cho dân cư nông thôn để tạo ra nếp sống mới thông qua phát triển, bảo tồn văn hóa truyền thống... Đồng thời, tuyên truyền nếp sống văn minh, đảm bảo an ninh phòng chống tệ nạn xã hội, chống bạo lực gia đình, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện kế

hoạch hóa gia đình và nâng cao sức khỏe sinh sản…

Để thu hút các nhà tài trợ đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nói chung, xây dựng nông thôn nói riêng cần đổi mới về cơ chế, hình thức tổ chức thông qua việc thu hút đầu tư doanh nghiệp trong và ngoài nước về nông thôn, phát triển liên kết cộng đồng, đẩy mạnh các hình thức kinh tế hợp tác, xây dựng hiệp hội các ngành hàng với sự tham gia của nông dân nhằm huy động các nguồn lực cho xây dựng NTM.

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)