Quá trình tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương (Trang 27 - 28)

c/ Giải pháp hỗ trợ về kỹ thuật

1.2.2 Quá trình tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp

tiếp thực thi là Hội Nông dân tỉnh và các cơ quan phối hợp gồm Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Kế hoạch và đầu tư; Sở Tài chính; Sở Công thương; UBND và Hội Nông dân các huyện, thành phố, thị xã; Ngân hàng Nhà nước; Các công ty, doanh nghiệp, nhà máy cung ứng máy; Các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, nghề nghiệp… có vai trò thúc đẩy việc thực thi chính sách.

Việc thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp nhằm thực hiện được các mục tiêu của chính sách với hiệu lực và hiệu quả cao.

Cụ thể là:

- Đẩy mạnh cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, đưa sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện vững chắc theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung;

- Tăng cường liên kết, hình thành các tổ nhóm, hợp tác sản xuất kinh doanh, củng cố phát triển hợp tác xã, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, công ty trong lĩnh vực phục vụ sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản ra đời và phát triển.

- Thúc đẩy dồn điền đổi thửa, hình thành vùng sản xuất tập trung, khắc phục việc sản xuất manh mún, cải thiện điều kiện làm việc của nông dân, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

- Lựa chọn những khâu tiếp tục cần đầu tư cơ giới hoá: khâu làm đất, thu hoạch, hỗ trợ sau thu hoạch, vận chuyển, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và phân công lao động trong nông thôn.

1.2.2 Quá trình tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giớihóa nông nghiệp hóa nông nghiệp

Tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp là quá trình liên tục bao gồm 3 giai đoạn chính với các nội dung sau:

Giai đoạn chuẩn bị triển khai chính sách: Nhiệm vụ của giai đoạn này là đảm bảo các hình thái cơ cấu, đặc biệt là cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực để triển khai chính sách.

Giai đoạn chỉ đạo thực thi chính sách: Nhiệm vụ của giai đoạn này là triển khai chính sách, đưa chính sách vào thực tiễn.

Giai đoạn kiểm tra sự thực hiện chính sách: Nhiệm vụ của giai đoạn này là giám sát, đo lường, đánh gái sự thực hiện, phát hiện những vấn đề nảy sinh trong thực tế, duy trì hệ thống thông tin phản hồi về chính sách, nhằm điều chỉnh hành động của các bên có liên quan một cách phù hợp và kịp thời; đưa ra lời khuyên cho các chủ thể chính sách để hoàn thiện, đổi mới chính sách.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương (Trang 27 - 28)