Nhóm giải pháp cho chuẩn bị triển khai chính sách

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương (Trang 90)

ĐẦU TƯ CƠ GIỚI HÓA NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG

3.2.1 Nhóm giải pháp cho chuẩn bị triển khai chính sách

* Củng cố bộ máy tổ chức thực thi

Để thực thi chính sách có hiệu quả hơn trong tình hình mới, bộ máy tổ chức thực thi chính sách cần hoàn thiện và đổi mới cơ cấu tổ chức của cơ quan thực thi chính sách. Hiện nay chính sách được thực hiện và phổ biến theo mô hình thu nhỏ của Hội nông dân cấp cơ sở các huyện, thị xã, thành phố, Điều này dẫn đến việc quản lý tập trung triển khai chính sách khó khăn hơn, vì lẽ đó, nó cần một cơ chế, mô hình quản lý, hoạt động với sự tập trung kỹ hơn, đi sâu đi sát vào thực thi chính sách.

Ngoài mục tiêu đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, chính sách còn mục tiêu tuyên truyền đường lối, chính sách của chính quyền tỉnh trong việc thực thi dồn ô đổi thửa, gắn kết các hộ nông dân trong việc sản xuất nông sản một cách có khoa học kỹ thuật. Do đó, cần có một bộ máy quản lý tập trung cấp trên của tỉnh hoạt động với các mục tiêu phải gắn liền với nhau. Kết hợp cùng Sở Nông nghiệp & PTNT thực thi đồng thời đề án đẩy mạnh phát triển cơ giới hóa. Với việc củng cố, kiện toàn và hoàn thiện cơ cấu của mình, cơ quan tổ chức thực thi sẽ thực hiện được chính sách gắn liền với các chỉ đạo của chính quyền tỉnh một cách tốt hơn.

Mặt khác, cần phải nâng cao năng lực quản lý của cơ quan thực thi chính sách. Ở bất kỳ một tổ chức nào, công tác quản lý vẫn luôn là yếu tố quyết định thành công của tổ chức đó. Ngoài việc quản lý tổ chức thực thi chính sách, cơ quan

quản lý thực thi chính sách còn phải thực hiện các nhiệm vụ chính trị, xã hội theo chủ trương của Đảng. Bởi đó năng lực quản lý, điều hành của Ban điều hành thực thi chính sách có vai trò vô cùng quan trọng. Trong thời gian tới, đội ngũ lãnh đạo và cán bộ quản lý thực thi chính sách cần tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực quản lý, điều hành phù hợp tình hình mới.

Công việc này có thể được thực hiện bằng đào tạo ngắn hạn tại các trung tâm đào tạo quản lý, điều hành hoặc đào tạo dài hạn tại các trường Đại học có uy tín. Tùy vào mỗi vị trí, quy hoạch cán bộ trong từng thời kỳ mag lựa chọn cán bộ và hình thức đào tạo cho hợp lý.

Việc nâng cao năng lực quản lý không phải là công việc một sớm, một chiều có thể làm xong. Nó sẽ tiêu tốn nhiều thời gian và chi phí, nhưng để có chiến lược phát triển tốt, quản lý có kết quả việc thực thi chính sách, thực hiện được các mục tiêu, đường lối của Đảng và Nhà nước thì hoàn thiện công tác quản lý là rất cần thiết.

Thêm nữa là việc đào tạo, bồi dưỡng năng lực, nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ làm công tác thực thi chính sách tại các cấp cơ sở của Hội là cần thiết. Sự hạn chế về kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc sẽ làm cho công tác tuyên truyền, vận động và thực thi chính sách đến các hộ nông dân hạn chế, dẫn đến kết quả thực thi chính sách không cao. Do vậy, cần tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ nghiệp vụ ở các Hội Nông dân cấp cơ sở huyện, thành phố, thị xã để họ có thể tuyên truyền sâu rộng cho cán bộ, hội viên, nông dân nắm được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Những nội dung cụ thể của chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hoá nông nghiệp của tỉnh; những hiệu quả, lợi ích từ thực tiễn và xây dựng các mô hình ứng dụng về trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản nhằm xóa đói giảm nghèo, làm giàu cho chính mình và cho đất nước.

* Lập các kế hoạch hỗ trợ triển khai chính sách

Ngoài kế hoạch đang được triển khai của chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh hải Dương là hỗ trợ về lãi suất, có thể lập thêm các kế hoạch về chương trình hoặc dự án hỗ trợ về vốn, về kỹ thuật cho bà con nông

dân mua máy móc cơ giới, tuy nhiên khi lập các kế hoạch này cần có sự cân nhắc kỹ của các cấp lãnh đạo khi đưa ra thêm các dự án như hỗ trợ về vốn, sẽ phải tăng thêm chi tiêu cho Ngân sách của chính quyền tỉnh; hay như chương trình hỗ trợ về kỹ thuật hiện nay lại gặp phải vấn đề về nhân lực có trình độ kỹ thuật về máy móc cơ khí, trong khi các công ty, doanh nghiệp cung ứng máy cũng có hệ thống hỗ trợ về dịch vụ kỹ thuật khá đảm bảo và đáp ứng được nhu cầu của người dân mua máy móc. Dự án hỗ trợ vốn cho người mua máy chính là hỗ trợ trực tiếp vào giá máy theo Nghị định 02 về khuyến nông, đối với khu vực đồng bằng, các máy móc cơ giới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ 50% giá trị mua máy nhưng không quá 75 triệu đồng/ 1 máy. Ví dụ, ước tính riêng máy GĐLH thời điểm hiện tại và số lượng máy còn thiếu đến năm 2015 là trên 500 máy, số tiền mua trên 200 triệu đồng/ 1máy thì số tiền hỗ trợ cần có là 37,5 tỷ. Việc chi ra 37,5 tỷ đối với Ngân sách tỉnh là một cân nhắc cần có sự so sánh đánh giá về nhiều mặt để có thể đưa ra kết luận thực thi hay không, nhưng việc hỗ trợ này lại được bà con nông dân hưởng ứng tích cực hơn so với chính sách hỗ trợ về lãi suất.

Bên cạnh đó, chương trình hỗ trợ về kỹ thuật lại tập trung đi vào hỗ trợ về các dịch vụ kỹ thuật cho máy móc cơ giới, nhằm giúp người nông dân hiểu biết hơn về cách sử dụng, vận hành, cách bảo quản, sửa chữa máy móc cơ giới. Để tăng hiệu quả hoạt động cho các máy nông nghiệp, ngoài việc hỗ trợ vốn đầu tư phát triển các cơ sở dịch vụ, tỉnh Hải Dương nên có thêm các chính sách và kinh phí hỗ trợ mở các lớp đào tạo nghề cơ khí, kỹ thuật vận hành, sử dụng và bảo dưỡng các loại máy nông nghiệp cho người dân có nhu cầu. Nguồn kinh phí cho các lớp đào tạo này có thể huy động từ kinh phí của đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh Hải Dương. Cần phải đào tạo 2 nguồn nhân lực:

- Nhân lực kỹ thuật quản lý, sử dụng điều khiển máy móc; - Nhân lực phục vụ các xưởng sửa chữa, chế tạo máy.

Nguyên tắc thực hiện đào tạo nguồn nhân lực sử dụng máy móc, sửa chữa bảo dưỡng máy theo nguyên tắc phi tập trung, không chỉ dựa vào Nhà nước và các tổ chức của Nhà nước, mà dựa vào tiềm lực tổng hợp của các thành phần kinh tế.

Đối tượng được chọn cử đi đào tạo tập huấn nhằm vào nông dân và lực lượng thanh niên trẻ ở khu vực nông thôn. Lực lượng giáo viên đào tạo từ các Trường, các cơ sở đào tạo và tuyển chọn từ các doanh nghiệp. Cơ sở đào tạo có thể là cơ sở đào tạo công lập, của tư nhân và nước ngoài.

Tỉnh Hải Dương cần có các chính sách đãi ngộ để tuyển dụng các sinh viên theo học ngành cơ khí về làm việc trong ngành nông nghiệp của tỉnh. Thực tế tại tỉnh Hải Dương hiện nay số người có bằng kỹ sư cơ khi làm việc trong ngành rất ít. Do đó cần phải có những chính sách thu hút nhân tài trong lĩnh vực cơ khi về công tác qua đó góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

* Đẩy mạnh công tác tập huấn

Thiếu kiến thức trong việc thực thi chính sách đến với người nông dân là lý do chủ yếu dẫn đến hiệu quả thực thi của chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp. Để giúp các cán bộ, công chức trực tiếp thực thi chính sách tại các Hội Nông dân cấp cơ sở huyện, thành phố, thị xã có thể hiểu sâu về chính sách, nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước để tuyên truyền, hỗ trợ người nông dân trong sản xuất, kinh doanh có kết quả và hiệu quả cao, tránh được các rủi ro trong sản xuất, kinh doanh, giúp họ trong cách làm, cách sử dụng, quản lý tài sản máy móc cơ giới hóa thì cần phải nâng cao trình độ, năng lực trong công tác thực thi chính sách, hiểu biết về khoa học kỹ thuật để hỗ trợ cho người dân. Hội Nông dân tỉnh cần phải phối hợp với cơ quan khuyến nông các cấp, kết hợp với các cấp chính quyền, các ban ngành, các tổ chức đoàn thể tại địa phương tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức quản lý thực thi chính sách cho các cán bộ, công chức trực tiếp tổ chức thực thi chính sách.

Mặt khác, cũng cần phải tổ chức các lớp tập huấn cho chính các hộ nông dân, để các hộ nông dân có thể làm chủ được máy móc kỹ thuật, tự sử dụng, bảo quản và sửa chữa được máy móc, thiết bị sản xuất nông nghiệp. Các lớp tập huấn về chuyển giao kỹ thuật và quản lý kinh doanh cho bà con nông dân là rất cần thiết, từ đó có thể giúp họ nắm vững các kiến thức khoa học kỹ thuật, giúp họ tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương (Trang 90)