Các giải pháp chính sách

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương (Trang 45)

NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG

2.2.2 Các giải pháp chính sách

Chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương tập trung đi vào giải pháp hỗ trợ về lãi suất cho các hộ nông dân mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp.

liên kết, hợp tác xã nông nghiệp, các chủ trang trại trên địa bàn tỉnh Hải Dương. * Phạm vi thực hiện chính sách: triển khai tại 259 xã, phường, thị trấn của 12 huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh hải Dương.

* Số lượng và chủng loại máy nông nghiệp:

Theo Dự án hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp mà Hội Nông dân đưa ra, UBND tỉnh đã quyết định số lượng máy móc được hỗ trợ trong chương trình dự án bao gồm:

- Máy làm đất các loại từ 8 mã lực trở lên: 800 chiếc, trong đó tập trung chủ yếu vào máy từ 8- 16 mã lực: 770 chiếc, máy 42 mã lực chỉ có 30 chiếc;

- Máy tuốt lúa: 200 chiếc;

- Máy gặt đập liên hợp: 35 chiếc; - Ô tô tải nhẹ: 100 chiếc.

Tập trung vào một số chủng loại máy: Máy làm đất từ 8 mã lực trở lên, máy tuốt lúa, máy gặt đập liên hợp (GĐLH), ôtô tải nhẹ, mới 100%, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Bảo đảm cơ cấu các chủng loại máy làm đất, máy tuốt lúa, máy gặt đập liên hợp, ô tô vận tải bảo đảm sát nhu cầu, phù hợp với quy mô, điều kiện sản xuất, diện tích canh tác, vận tải hợp lý.

* Đơn vị cung ứng máy là Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam hoặc các công ty, doanh nghiệp, nhà máy sản xuất trong và ngoài nước có thương hiệu, bảo đảm chất lượng phù hợp với nhu cầu sử dụng của nông dân.

* Hình thức hỗ trợ như sau:

- Giá để xác định mức hỗ trợ: Là giá mua thực tế có chứng từ hợp lệ theo quy định hiện hành.

- Mức vay tối đa bằng 75% giá mua máy theo giá bán thực tế tại thời điểm mua máy theo đúng giá đã được Bộ Tài chính thẩm định (theo chứng từ hợp lệ).

- Mức hỗ trợ lãi suất: Hỗ trợ 100% lãi suất của phần vốn được vay trong thời gian 36 tháng kể từ thời điểm vay vốn. Lãi suất hỗ trợ được xác định cụ thể theo lãi suất thỏa thuận của Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT- nơi cho vay trong từng thời kỳ.

theo mức: năm đầu trả 40%, năm thứ 2 và 3 mỗi năm trả 30% vốn vay.

* Nguồn kinh phí hỗ trợ lãi suất: được lấy trong nguồn quỹ hỗ trợ phát triển nông nghiệp nông thôn của tỉnh hàng năm.

* Phương thức hỗ trợ lãi suất: Kinh phí được Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay (75% giá trị máy mua theo thời điểm thực tế) và được thực hiện thông qua Hội Nông dân tỉnh thanh toán chi trả cho ngân hàng theo quý trong năm (3 tháng/ lần).

* Thời gian xét hỗ trợ: Chỉ xét hỗ trợ cho các máy được mua trong vòng 12 tháng kể từ tháng 5/2012 đến tháng 5/2013.

Thời gian vay được tính hỗ trợ lãi suất theo thời hạn thực vay, tối đa không quá 36 tháng. Việc hỗ trợ lãi suất chỉ áp dụng đối với các khoản vay trả nợ trước hoặc trong hạn, không áp dụng đối với các khoản vay quá thời hạn trả nợ theo hợp đồng tín dụng.

* Đơn vị cung ứng vốn vay: Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hải Dương.

* Điều kiện được vay vốn để mua máy

Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT là nơi cho vay, xem xét và quyết định cho vay khi các hộ nông dân mua máy có đủ điều kiện sau:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật.

- Mục đích sử dụng vốn vay: theo đúng nội dung của dự án.

- Có khả năng tài chính, kế hoạch sản xuất kinh doanh đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết.

- Có vốn tự có tham gia vào dự án (tối thiểu 25%), có phương án sản xuất cụ thể, có tính khả thi cao.

- Đảm bảo kinh doanh có hiệu quả (có lãi), không có nợ quá hạn trên 06 tháng tại ngân hàng Nông nghiệp & PTNT.

Ngân hàng nhà nước, và hướng dẫn của ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Việt Nam. - Các hộ đã tham gia đề án “Đầu tư cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2008- 2010” theo Quyết định 1886 và Quyết định 1161 của UBND tỉnh có nhu cầu mua thêm phải thanh toán đầy đủ với ngân hàng Nông nghiệp & PTNT thì được tham gia dự án mới.

- Các khoản vay trước hạn, nợ trong thời gian gia hạn, nợ quá hạn thì không được hỗ trợ lãi suất.

- Trường hợp máy được bán, chuyển nhượng cho chủ sở hữu khác, nếu chủ sở hữu mới vẫn thỏa mãn các điều kiện về đối tượng hỗ trợ và nếu máy vẫn được sử dụng đúng mục đích thì chủ sở hữu mới vẫn được hưởng các chế độ hỗ trợ theo chính sách quy định.

* Thủ tục vay vốn

Hộ gia đình có đủ điều kiện mua máy phải xuất trình hóa đơn hợp lệ, sẽ làm đơn (theo mẫu chung do ngân hàng Nông nghiệp & PTNT nơi vay hướng dẫn, có xác nhận của Hội Nông dân và UBND xã, Hội Nông dân huyện, Hội Nông dân tỉnh) sau đó được chuyển đến ngân hàng Nông nghiệp & PTNT nơi cho vay để làm thủ tục vay vốn.

* Thủ tục nhận hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng

Hết mỗi quí (chậm nhất ngày mồng 05 đầu quí sau), ngân hàng Nông nghiệp & PTNT các huyện, thành phố, thị xã (nơi cho vay), căn cứ vào sổ vay vốn (hoặc hợp đồng tín dụng) của các hộ được mua máy nông nghiệp tính tiền lãi trong quí tổng hợp thành 3 bản theo biểu đính kèm:

- 01 bản lưu tại ngân hàng huyện, thành phố, thị xã. - 01 bản gửi Hội Nông dân huyện, thành phố, thị xã. - 01 bản gửi ngân hàng Nông nghiệp & PTNT tỉnh.

Sau khi nhận được bảng kê đề nghị hỗ trợ lãi suất của các huyện, thành phố, thị xã; Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT tỉnh tổng hợp gửi Hội Nông dân tỉnh. Hội Nông dân tỉnh kiểm tra và làm việc với Sở Tài chính để chuyển trả số lãi về cho các chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp & PTNT huyện, thành phố, thị xã. Chậm nhất trong vòng 15 ngày đầu

của quý sau, Sở Tài chính và Hội Nông dân tỉnh sẽ thanh toán trả lãi 03 tháng một lần cho ngân hàng Nông nghiệp & PTNT.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w