c/ Giải pháp hỗ trợ về kỹ thuật
1.3.1 Thành phố Hà Nộ
Vấn đề cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp đã được áp dụng trong một thời gian dài tại Hà Nội. Đây là vấn đề luôn được Nhà nước cũng như thành phố Hà Nội quan tâm tạo nhiều điều kiện cho phát triển. Quá trình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp của Hà Nội đã đạt được những kết quả hết sức khả quan. Tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức đặt ra, nhất là trước tình trạng ruộng manh mún. Có hộ chỉ một sào ruộng nhưng bị chia nhỏ thành 3- 4 thửa, mỗi thửa có diện tích nhỏ thường dưới 2 sào Bắc Bộ. Thực tế với những mảnh ruộng quá bé như thế này thì máy móc nông nghiệp không thể hoạt động có hiệu quả được.
Một trong những nguyên nhân làm cho tỷ lệ đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp của thành phố Hà Nội còn thấp là do thủ tục hỗ trợ cho các hộ nông dân vay vốn ngân hàng mua máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp còn rất rườm rà, điều kiện khó khăn nên làm cho nhiều hộ nông dân ngại không muốn vay vốn để đầu tư vào cơ giới hóa nông nghiệp. Mặc dù, tại những huyện được thí điểm đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp của Hà Nội cho thấy hiệu quả rất rõ rệt như tiết kiệm chi phí sản xuất tới 20% và năng suất lúa tăng từ 15-20%. Điển hình như các huyện Chương Mỹ, Gia Lâm, Sóc Sơn, Ba Vì...
Hiện tại, Hà Nội có 5.658 máy và 5.412 hệ thống tưới nước tiết kiệm để thực hiện cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt, gồm làm đất, gieo cấy, tưới nước, bảo vệ thực vật, thu hoạch… Trong những năm qua, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, nhất là sản xuất lúa. Hiện, trung bình mỗi héc ta lúa cấy bằng máy cho hiệu quả cao hơn cấy tay 7 - 8 triệu đồng. Tiên phong trong việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp của thành phố là
huyện Phú Xuyên. Vụ xuân năm 2013, huyện đã đưa 63 máy cấy vào hoạt động. Huyện và xã hỗ trợ gần 70% giá trị tiền mua máy cho nông dân. Đơn cử như xã Đại Thắng đã tổ chức làm 18.000 khay mạ để cấy bằng máy 229 mẫu lúa hàng hóa chất lượng cao ở 4 thôn, đồng thời đầu tư cho HTX nông nghiệp mua thêm máy móc để lập tổ dịch vụ làm đất và cấy. Đến nay, toàn xã đã có 8 máy cấy, diện tích lúa cấy máy đạt 350 mẫu.
Vừa qua, UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt “Đề án phát triển cơ giới hóa nông nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2016, định hướng đến năm 2020” với kinh phí thực hiện khoảng 1.170 tỷ đồng nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân Hà Nội. Phạm vi thực hiện đề án này là trên địa bàn 21 quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội có sản xuất nông nghiệp phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển cơ giới hóa nông nghiệp của thành phố Hà Nội. Mục tiêu mà đề án đưa ra đối với ngành trồng trọt là nâng tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất từ 69,2 % hiện nay lên thành 90% vào năm 2016 và đạt 95% vào năm 2020; Trong ngành chăn nuôi, cụ thể với bò sữa, nâng tỷ lệ cơ giới hóa từ 55,7% hiện nay lên 80% vào năm 2016 và đạt 90% vào năm 2020; nâng tỷ lệ cơ giới hóa từ 16,5% hiện nay lên 50% vào năm 2016 và đạt 90% vào năm 2020 đối với chăn nuôi lợn; Ngành thủy sản nâng tỷ lệ hệ thống quạt nước từ 2,9% hiện nay lên thành 15% vào năm 2016 và con số này đến năm 2020 đạt 30%.
Để đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp phát huy hiệu quả, Hà Nội cần tiếp tục tháo gỡ những khó khăn trong thủ tục vay vốn, hỗ trợ vốn vay để nông dân có thể tiếp cận với nguồn vốn vay mua máy làm đất, gieo cấy, chăm sóc và thu hoạch. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu chính sách trợ giá cho nông dân, có cơ chế bán hàng như bán trả chậm từ 30-50%; đồng thời tăng cường liên kết doanh nghiệp- nông dân - hợp tác xã trong việc ứng dụng đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Đặc biệt, Hà Nội nên hỗ trợ mua máy móc trực tiếp cho nông dân thông qua Quỹ Khuyến nông hay mô hình Quỹ Hỗ trợ vay vốn tại các huyện, thị xã. Cùng với đó, cần thành lập các hợp tác xã, tổ dịch vụ tại các địa phương để chương trình cơ
giới hóa mang lại hiệu quả thiết thực, đồng bộ, đảm bảo người nông dân được hưởng lợi.