Nhóm giải pháp cho kiểm soát sự thực hiện chính sách

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương (Trang 98 - 101)

ĐẦU TƯ CƠ GIỚI HÓA NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG

3.2.3 Nhóm giải pháp cho kiểm soát sự thực hiện chính sách

* Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát

Hội Nông dân cần làm tốt chức năng kiểm tra, kiểm soát nội bộ, đảm bảo cho việc thực thi chính sách một cách lành mạnh, an toàn. Hội nông dân cấp trên tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ đối với Hội Nông dân cấp dưới. Chú trọng kiểm tra công tác xét duyệt hộ nông dân đủ điều kiện để hỗ trợ, sử dụng vốn cho vay đầu tư cơ giới hóa hiệu quả và đúng mục đích đối với các cá nhân và HTX được hỗ trợ vốn mua máy. Xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ Hội, người

vay sử dụng vốn sai mục đích, chiếm dụng, xâm tiêu vốn, phí.

Nội dung kiểm tra: cần chú trọng kiểm tra công tác vận động, thẩm định hộ nông dân có đủ điều kiện được hỗ trợ mua máy, quản lý tài chính, sử dụng kinh phí cho công tác thực thi chính sách và hiệu quả vốn vay mua máy đối với các cá nhân, tổ nhóm được hỗ trợ vay vốn.

Trước khi quyết định xét duyệt hỗ trợ cho nông dân vay vốn đầu tư cơ giới hóa, cán bộ thực hiện thẩm định cần đến từng hộ gia đình, kiểm tra thực tế khả năng trả nợ, năng lực sản xuất kinh doanh của hộ cũng như các điều kiện đảm bảo tính khả thi, tính hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh của hộ.

Sau khi cho vay mua máy móc, thiết bị, Hội Nông dân cấp cơ sở theo dõi, giám sát việc sử dụng máy móc tại các hộ. Việc kiểm tra cần hướng vào mục đích sử dụng của máy móc, người nông dân đã nắm được kỹ thuật sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc hay chưa? Có thể có rủi ro nào sẽ xảy ra? Có các biện pháp nào cần điều chỉnh? Chỉ có trên cơ sở như vậy cán bộ nghiệp vụ mới kịp thời giúp đỡ khắc phục những khó khăn phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Cần kết hợp chặt chẽ với các tổ chức chính quyền, đoàn thể địa phương trong việc hướng dẫn kiểm tra, sử dụng vốn vay để ma máy móc, hiệu quả của sử dụng máy móc, tiêu thụ sản phẩm nông sản và thu hồi vốn vay…

* Đánh giá chính sách

Ngoài việc đánh giá chính sách theo kết quả thực hiện các mục tiêu, cần phải đánh giá chung chính sách về các mặt xã hội để có được cái nhìn tổng quát của việc thực thi chính sách đã có tác động như thế nào đến kinh tế- xã hội của tỉnh Hải Dương. Việc thực hiện cơ giới hoá sẽ giải phóng sức lao động ở những khâu nặng nhọc, người nông dân có điều kiện tham gia các hoạt động xã hội- gia đình, hưởng thụ văn hoá; một bộ phận lao động từ sản xuất nông nghiệp từng bước chuyển sang lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và thương mại; làng nghề truyền thống phát triển, đời sống nông dân từng bước được thay đổi, nhất là nông dân nghèo được tham gia chương trình có cơ hội vươn lên thoát nghèo, . Nhiều hộ

nghèo được chủ máy hỗ trợ đến mùa thu hoạch mới phải thanh toán tiền làm đất hoặc cày bừa giúp chỉ thu tiền dầu mỡ, hỗ trợ tiền công... Như vậy, thông qua chương trình thực hiện chính sách hỗ trợ nông dân mua máy phục vụ sản xuất nông nghiệp, vai trò của tổ chức Hội Nông dân các cấp cũng được nâng lên, góp phần củng cố mối quan hệ liên minh công- nông- trí thức, củng cố lòng tin của giai cấp nông dân với Đảng và Nhà nước; đổi mới cách làm ăn, đẩy mạnh ứng dụng thiết bị khoa học kỹ thuật, sản xuất hàng hoá theo quy mô lớn, tăng thu nhập, tạo việc làm, thúc đẩy kinh tế xã hội nông thôn góp phần ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội ở nông thôn, xây dựng nông thôn mới.

Để thấy rõ hơn hiệu quả về mặt xã hội của chính sách, có thể sử dụng phương pháp điều tra số liệu về mức thu nhập của các hộ nông dân được hỗ trợ mua máy để làm rõ hơn hiệu quả thực hiện chính sách. Theo phương pháp này, hiệu quả của chính sách được thể hiện qua kết quả sản xuất, kinh doanh, đời sống của các hộ được hỗ trợ theo chương trình của chính sách. Điều này được chia làm 3 cấp bậc về mức thu nhập của hộ nông dân.

Cấp I- Hộ nông dân sau đầu tư máy móc cơ giới hóa vào sản xuất mang lại hiệu quả, đảm bảo nhu cầu sinh hoạt tối thiểu. Tương ứng với mức thu nhập dưới 40 triệu đồng/ năm

Cấp II- Hộ nông dân có thu nhập, tích lũy để tái đầu tư, mở rộng sản xuất. Tương ứng với mức thu nhập từ 40- 80 triệu đồng/ năm.

Cấp III- Hộ nông dân đảm bảo đủ điều kiện của 2 mức trên và có khả năng mua sắm các đồ dùng, sinh hoạt, sửa chữa và xây mới nhà ở, đầu tư them có các lĩnh cực sản xuất. Tương ứng với mức thu nhập trên 80 triệu đồng/ năm

* Điều chỉnh chính sách

Trong quá trình thực thi chính sách từ năm 2012 đến nay, cơ bản đã giải ngân gần như hầu hết số lượng máy được hỗ trợ theo quyết định thực thi chính sách, trên thực tế do nhu cầu về máy móc của bà con nông dân là đa dạng và việc thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh phải toàn diện trong các khâu sản xuất nên

việc thực thi chính sách thời gian qua cũng đã nhận được khá nhiều đóng góp ý kiến của bà con nông dân trong việc điều chỉnh chính sách về số lượng và chủng loại máy móc được hỗ trợ về vốn vay và lãi suất. Điều này cũng góp 1 phần đánh giá cho việc thực thi chính sách đã phần nào đến được với người dân và được bà con ủng hộ, hưởng ứng, góp ý kiến nhằm giúp chính sách hoàn thiện hơn trong khâu thực thi. Trong sản xuất nông nghiệp việc thực hiện cơ giới hóa toàn bộ là rất cần thiết vì nếu chỉ thực hiện được cơ giới hóa 1 khâu trong sản xuất trong khi các khâu còn lại vẫn phải làm thủ công thì tác dụng của việc cơ giới hóa này không đạt được mục đích cần thiết mà chủ trương phát triển nông nghiệp toàn diện cần có.

Theo báo cáo về nhu cầu mức độ cơ giới hóa của bà con nông dân, nên bổ sung thêm chủng loại máy cấy mới 100%, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Số lượng ban đầu có thể là 10 chiếc. Máy gặt đập liên hợp, bổ sung 60 chiếc. Với hình thức thực thi chính sách vẫn là hỗ trợ về lãi suất, kéo dài thời gian mua máy được hưởng hỗ trợ lãi suất hết năm 2013.

Tuy nhiên, việc điều chỉnh về số lượng và máy móc này đồng nghĩa với việc phải tăng thêm kinh phí cho thực thi chính sách hỗ trợ cho bà con mua máy móc cơ giới, trong khi đó ngân sách của tỉnh là có hạn, do đó việc điều chỉnh chính sách cần được cân nhắc kỹ lưỡng, phải có các giài pháp làm tăng thêm nguồn vốn, kinh phí cho thực thi chính sách mới có thể thực hiện điều chỉnh được.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w