Chỉ đạo thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư CGH nông nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương (Trang 30 - 32)

c/ Giải pháp hỗ trợ về kỹ thuật

1.2.2.2 Chỉ đạo thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư CGH nông nghiệp

* Truyền thông và tư vấn

Tổ chức tuyên truyền về nội dung chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp, mục đích , ý nghĩa và hiệu quả thiết thực khi tiến hành đầu tư cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, tạo sự chuyển biến trong tư tưởng và nhận thức của nông dân, hướng dẫn nông dân nắm bắt được những cơ hội thuận lợi để vươn lên phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng cho gia đình và xã hội.

Tư vấn cho nông dân nên mua loại máy móc cơ giới nào phù hợp với điều kiện sản xuất của từng hộ. Hướng dẫn các hộ nông dân, các tổ nhóm liên kết, Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, các chủ trang trại có đủ điều kiện và có nhu cầu đăng ký mua máy nông nghiệp làm các thủ tục đăng ký mua máy nông nghiệp.

* Triển khai các chương trình, dự án phát triển

giới hóa nông nghiệp, cơ quan tổ chức thực thi chính sách cần phát động đăng ký đến các hộ nông dân, tổ nhóm liên kết, hợp tác xã… để từ đó tiến hành thẩm định chọn hộ, tổng hợp số lượng, chủng loại máy móc do nông dân đăng ký mua, lập nhu cầu về vốn vay và lãi suất tiền vay. Sau đó là tổ chức cung ứng máy và giải ngân vốn vay ngân hàng.

* Vận hành của các quỹ

Đối với chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp thì nguồn kinh phí cho thực thi chính sách được cấp từ các nguồn ngân sách của Trung ương, địa phương và các nguồn tài trợ đóng góp hợp pháp của các nhà tài trợ và các tổ chức trong và ngoài nước.

* Phối hợp hoạt động

Ngoài cơ quan chính thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa, các cơ quan phối hợp cũng có vai trò quan trọng trong thực thi chính sách hiệu quả. Liên ngành Sở Nông nghiệp & PTNT- Hội Nông dân- Sở Tài Chính- Ngân hàng cùng các ngành có liên quan phải phối hợp tổ chức các hội nghị triển khai hướng dẫn thực thi chính sách đến các cơ sở của địa phương.

Phối hợp với các công ty, doanh nghiệp sản xuất các chủng loại máy móc cơ giới hóa nông nghiệp để kiểm tra thương hiệu, chất lượng, cách sử dụng có phù hợp với nhu cầu của người nông dân và đồng đất của từng khu vực địa phương.

* Phát triển hệ thống cung cấp các dịch vụ hỗ trợ

Đi đôi với thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp cần phải có hệ thống dịch vụ hỗ trợ cho người dân trong sử dụng, vận hành máy móc cơ giới. Dịch vụ hỗ trợ này có thể do chính quyền địa phương thực hiện thông qua hình thức đưa các kỹ sư cơ khí về hướng dẫn, tập huấn cho bà con nông dân cách sử dụng, vận hành và sửa chữa máy móc. Hoặc có thể do các đơn vị cung cấp máy hỗ trợ. Các công ty này phải tổ chức cung ứng máy móc, thiết bị phụ tùng kịp thời, đúng kế hoạch, chủng loại và chất lượng cho nông dân. Phải mở lớp tập huấn thao diễn, bảo dưỡng, sửa chữa cho nông dân trước và sau khi mua máy. Hàng năm chọn và đào tạo kỹ thuật viên bảo dưỡng máy cho các hộ mua máy để đảm bảo

chăm sóc khách hàng kịp thời, thuận lợi nhất.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương (Trang 30 - 32)