Tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương (Trang 38 - 39)

c/ Giải pháp hỗ trợ về kỹ thuật

1.3.2 Tỉnh Hưng Yên

Trong những năm qua, việc đưa cơ giới hóa vào trong sản xuất nông nghiệp đã được UBND tỉnh Hưng Yên cũng như các ban ngành liên quan của tỉnh tạo nhiều điều kiện quan tâm phát triển. Tại địa bàn tỉnh đã có những mô hình, dự án cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp như Dự án cơ giới hóa sản xuất lúa, cơ giới hóa khâu làm đất, Dự án công cụ sạ hàng, Dự án máy gặt đập liên hợp, Đề tài khoa học công nghệ “Xây dựng mô hình và hoàn thiện biện pháp kỹ thuật gieo thẳng bằng giàn sạ hàng trong thâm canh lúa góp phần nâng cao hiệu quả cơ giới hóa nông nghiệp & PTNT”, một số Chương trình đề án về sản xuất lúa khác như các chương trình khảo nghiệm và trình diễn các giống lúa mới có năng suất chất lượng cao, đặc biệt chịu thâm canh và thích hợp cho phát triển cơ giới hóa, đã góp phần thúc đẩy tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa của toàn tỉnh. Ngoài ra, đối với các hộ nông dân khi mua các máy móc nông nghiệp có giá trị lớn sẽ được tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí, ngân hàng Nông nghiệp & PTNT tại các địa phương sẽ cho các hộ vay vốn ưu đãi.

Kết quả của các chương trình dự án trên đã phần nào đem lại hiệu quả cho bà con nông dân, tổng hợp các báo cáo tổng kết của các dự án cho thấy việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp đã giúp người dân giảm chi phí đầu vào, tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả kinh tế cho người nông dân.

Tuy nhiên việc áp dụng cơ giới hóa vào trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hưng Yên vẫn còn một số tồn tại, có cả chủ quan, khách quan. Hiệu quả của cơ giới hóa vẫn còn ở mức thấp. Có nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên, nguyên nhân chính vẫn là do thiếu sự liên kết giữa người dân với người dân, giữa người dân với các cơ quan chức năng và giữa các cơ quan chức năng với nhau.

Để từng bước tháo gỡ những khó khăn, đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, cần thực hiện đồng bộ, hiệu quả 3 nhóm giải pháp gồm: giải

pháp về cơ chế, chính sách; giải pháp về kỹ thuật, khoa học công nghệ; giải pháp về tài chính, tín dụng.

Trong nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách, cần hoàn thiện quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011- 2015, định hướng đến năm 2020. Xây dựng quy hoạch phát triển cơ khí hóa nông nghiệp giai đoạn 2011- 2015, định hướng đến năm 2020; đẩy mạnh phong trào dồn ruộng, đổi thửa. Tỉnh có chính sách đầu tư phát triển và mở rộng hệ thống giao thông nội đồng, hỗ trợ đào tạo, tập huấn cho lao động tạo nguồn lực cho phát triển cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh. Có chính sách và quy định việc tiến hành cơ giới hóa phải làm đồng bộ theo hướng kết hợp cả nhà cơ khí và nhà nông học. Cụ thể, các nhà nông học nghiên cứu, đưa ra loại giống phù hợp với thổ nhưỡng của từng vùng, nhà cơ khí đưa máy móc vào gieo cấy hàng loạt, bảo đảm cây trồng chín đúng thời điểm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hoạch bằng máy móc.

Đối với nhóm giải pháp về kỹ thuật, khoa học và công nghệ, hàng năm, các cấp, ngành, địa phương cần phối hợp với các công ty, doanh nghiệp cung ứng máy bố trí nguồn kinh phí cho công tác tập huấn nâng cao năng lực quản lý, kỹ thuật sử dụng, bảo quản và sửa chữa máy nông nghiệp cho các chủ đầu tư máy nông nghiệp, nhằm nâng cao năng lực quản lý, sử dụng máy có hiệu quả. Đào tạo đội ngũ công nhân sửa chữa dịch vụ máy nông nghiệp, tạo điều kiện để họ mở cửa hàng đại lý cung cấp phụ tùng, làm dịch vụ bảo hành sửa chữa máy nông nghiệp. Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm cơ giới hóa nông nghiệp của các tỉnh, các doanh nghiệp trong khu vực. Khuyến khích doanh nghiệp nghiên cứu đầu tư và phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo máy nông nghiệp phù hợp kinh tế - xã hội và đồng đất trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, củng cố, thiết lập hệ thống mạng lưới các cơ sở phân phối, cung cấp, bảo hành, sửa chữa máy đáp ứng yêu cầu thay thế, sửa chữa máy thuận lợi cho người sử dụng. Nhóm giải pháp về tài chính, tín dụng, cần hỗ trợ lãi suất vay mua máy móc thiết bị phục vụ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp cho nông dân.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w