Phương hướng hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương (Trang 88 - 90)

ĐẦU TƯ CƠ GIỚI HÓA NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG

3.1 Phương hướng hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương

dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương

Căn cứ Nghị quyết 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khoá X ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Căn cứ Quyết định 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản; Căn cứ Quyết định 673/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Hội Nông dân trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội nông thôn giai đoạn 2011- 2020; Căn cứ Chương trình hành động số 32-Ctr/TU ngày 24/10/2008 của Tỉnh uỷ Hải Dương về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XV và các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2015 của tỉnh Hải Dương: Tiếp tục phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, đẩy mạnh chăn nuôi gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới để đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; Căn cứ Quyết định 985/QĐ-UBND ngày 20/9/2012 của UBND tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt Đề án “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng để đạt hiệu quả kinh tế cao giai đoạn 2012 – 2015”.

Nhằm đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X. Để thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đối với nông nghiệp,

nông dân và những mục tiêu Dự án đặt ra, Hội Nông dân tỉnh đã yêu cầu các cấp Hội nông dân cơ sở trong tỉnh thực hiện tốt các nội dung chủ yếu nhằm hoàn thiện tổ chức thực thi như sau:

Nghiên cứu kỹ Hướng dẫn số 01 HD/LN ngày 10/5/2012, Hướng dẫn số 08 HD/HNDT ngày 24/4/2013 của Ban Thường vụ HND tỉnh; thực hiện tốt Quyết định số 742/QĐ-UBND ngày 12/4/2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương và tập trung tuyên truyền sâu rộng cho cán bộ, hội viên, nông dân nắm được mục đích, ý nghĩa, nội dung việc Nhà nước hỗ trợ lãi suất cho nông dân khi vay vốn Ngân hàng mua máy nông nghiệp nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng năng suất cây trồng vật nuôi, hạ giá thành sản phẩm, nâng sức cạnh tranh trên thị trường, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống và tạo việc làm cho nông dân.

Các Hội Nông dân cấp cơ sở huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào số máy được phân bổ và lượng đăng ký của các cơ sở phân bổ cho công bằng, đồng thời chỉ đạo các cơ sở có chỉ tiêu mua máy thông tin rộng rãi đến nông dân, họp chi, tổ Hội bình xét lựa chọn các hộ, nhóm hộ và các đối tượng đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham gia Dự án bảo đảm công khai dân chủ; đồng thời tư vấn giới thiệu công ty, cửa hàng mua máy bảo đảm chất lượng, có thương hiệu và bảo đảm mua máy mới 100%, xuất xứ rõ ràng, hồ sơ bảo đảm đầy đủ, cơ cấu phân bổ các chủng loại máy cho hợp lý và vận động hộ được mua máy theo Dự án cam kết giúp đỡ hộ nghèo trong hoạt động dịch vụ (làm giúp không lấy tiền hoặc giảm giá, cho chậm trả...).

Phối hợp với Ngân hàng hướng dẫn hộ mua máy làm các thủ tục đăng ký, vay vốn, chứng từ hoá đơn theo quy định; tăng cường kiểm tra, giám sát bảo đảm người mua máy sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả và thanh toán tiền vay với Ngân hàng khi đến hạn.

Xây dựng quy hoach vùng sản xuất tập trung, gắn quy hoạch phát triển nông nghiệp với quy hoạch phát triển nông thôn mới Vận động nông dân dồn điền, đổi thửa, liên kết hợp tác trong sản xuất kinh doanh để đạt hiệu quả kinh tế cao khi thực hiện cơ giới hoá sản xuất.

Tích cực đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp, dạy nghề cho nông dân. Tăng cường công tác chuyển giao khoa học công nghệ, kỹ thuật mới cho sản xuất; đào tạo tập huấn người sử dụng, vận hành, bảo dưỡng; đào tạo kỹ thuật viên sửa chữa, bảo hành máy nông nghiệp. Phối hợp với các ngành tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và hàng năm xây dựng kế hoạch thực hiện. Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ Khoa học kỹ thuật mới về cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương (Trang 88 - 90)