Đánh giá theo các mục tiêu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương (Trang 74 - 80)

13 Các loại máy khá

2.4.1Đánh giá theo các mục tiêu

Tính đến thời điểm hết năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, mức độ cơ giới hóa các khâu đối với các loại cây trồng được thể hiện như sau:

Với diện tích cây lúa là 126.410ha, toàn tỉnh có 7294 máy làm đất phục vụ canh tác lúa, màu với tổng công suất 80.634 mã lực, tỷ lệ cơ giới hóa 86,6%. Máy kéo lớn có công suất trên 35 mã lực, loại máy này làm việc có năng suất cao, chất lượng tốt, giá thành làm đất thấp, đồng thời đáp ứng được yêu cầu cao của thời vụ. Máy kéo lớn phù hợp với lô thửa rộng, có khả năng làm ở những chân ruộng đất thịt nặng và trung bình. Máy kéo nhỏ dưới 20 mã lực gồm 2 loại: 2 bánh và 4 bánh. Các loại máy này do các hộ nông dân tự trang bị đến nay là 5.9150 chiếc, góp phần tăng

tỷ lệ cơ giới hoá trong những năm qua. Máy kéo nhỏ phù hợp với vốn đầu tư của hộ gia đình. Máy làm được trên các ruộng kích thước nhỏ, chân ruộng vàn có độ cản kéo trung bình và nhẹ, có tầng canh tác vừa phải. Máy có khả năng liên hợp với nhiều loại công cụ để phục vụ nhiều khâu canh tác cày, bừa, phay nhỏ, gợt luống cũng như bơm tưới, ra hạt, vận chuyển.

Khâu chăm sóc và thu hoạch: Do yêu cầu, đặc điểm của sản xuất, từ đầu những năm 1990, nhiều hộ gia đình có điều kiện về tiền vốn đã trang bị máy để chủ động sản xuất cho gia đình mình đồng thời làm dịch vụ cho các hộ nông dân khác trong việc chăm sóc tưới dưỡng lúa, bơm tưới vườn quả, thay đổi mức nước ao thả cá, thu hoạch, vận chuyển nông thôn, đập tuốt lúa…

Đến nay hiện có 13.570 chiếc máy bơm nước gồm nhiều loại với tổng công suất 1.011.830 m3/h đảm bảo tưới tiêu cho hơn 125.525 ha lúa, mạ. Đạt tỷ lệ cơ giới hóa 99,4%.

Việc phòng trừ sâu bệnh trong các hộ nông dân và các xí nghiệp sản xuất lúa giống chủ yếu sử dụng các loại bơm thuốc trừ sâu thủ công đeo vai. Hiện nay máy bơm thuốc trừ sâu gắn động cơ xăng mã lực nhỏ (3 mã lực), máy bơm chạy điện đã được sử dụng bơm phun ở đồng ruộng và chăm sóc vườn cây ăn quả. Tỷ lệ cơ giới hóa ở khâu này đạt 51%.

Về thu hoạch lúa, cơ giới hóa thu hoạch lúa mới tập trung vào khâu ra hạt, còn khâu cắt xén vẫn còn thủ công. Những năm gần đây đã có máy gặt lúa rải hàng, máy gặt lúa cầm tay, máy gặt đập liên hợp đã đưa vào sử dụng xong chưa phổ biến rộng rãi. Tỷ lệ cơ giới hóa đạt 11%. Máy tuốt lúa gồm các loại: máy gặt đập liên hoàn, guồng tuốt lúa dùng điện 1 pha gắn động cơ, đến nay hiện có 3555 chiếc với công suất 13.500 tấn/h, đạt tỷ lệ cơ giới hóa 100%.

Bảng 2.14: Mức độ cơ giới hóa các khâu đối với cây lúa

TT Tên công việc Diện tích làm

bằng máy (ha)

Mức độ cơ giới hóa (%)

1 Khâu làm đất 109.218 86,6

2 Gieo cấy 821 6,5

3 Tưới nước chủ động 125.525 99,4 4 Gặt bằng máy gặt đập liên hợp 13.273 11 5 Tuốt lúa bằng máy 113.137 100

6 Vận chuyển 101.760 82,4

(Nguồn Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương)

Cơ giới hóa khâu sản xuất cây công nghiệp ngắn ngày, cây vụ đông với diện tích 22.075ha. Khâu làm đất, diện tích là 15.774 ha, đạt tỷ lệ cơ giới hóa 70,6%; khâu tưới tiêu, diện tích là 20.049 ha, đạt tỷ lệ cơ giới hóa 91%.

Bảng 2.15: Mức độ cơ giới hóa các khâu đối với cây công nghiệp ngắn ngày, cây vụ đông

TT Tên công việc Diện tích làm

bằng máy (ha)

Mức độ cơ giới hóa (%)

1 Khâu làm đất 15.774 70,6

2 Tưới tiêu 20.049 91,0

(Nguồn Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương)

Máy trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản: Trong chăn nuôi, các hộ gia đình sản xuất hàng hoá đã trang bị máy móc vào ấp trứng gia cầm, thái rau cho chăn nuôi gia súc, rửa chuồng trại, thiết bị thông gió, cấp nước uống.

Trong nuôi trồng thuỷ sản sử dụng máy bơm nước để cấp, thoát nước trong ao, hồ đạt tỷ lệ cơ giới hoá cao, máy đập nước, máy phối trộn thức ăn...song tỷ lệ cơ giới hoá đạt thấp.

Cơ giới hoá trong chế biến nông, lâm sản: Bị ảnh hưởng bởi xoá bỏ bao cấp, các nhà máy chế biến lương thực quy mô vừa và lớn của tỉnh đã không còn giữ vai trò chủ đạo trong việc chế biến xay xát gạo mà chuyển sang hộ tư nhân sản xuất năng động hiệu quả. Trong nông thôn, máy xay xát nhỏ phát triển khá nhanh, ở một số địa phương đã phát triển thành các tụ điểm chế biến như : Thị trấn Tứ Kỳ, các xã

Vĩnh Tuy, Long Xuyên, Tráng Liệt huyện Bình Giang; Thành Phố Hải Dương… Việc xay sát nghiền thức ăn chăn nuôi trong nông thôn sử dụng các loại máy nghiền cỡ nhỏ năng suất 5 tạ/h để tiêu thụ nông sản phẩm và cung cấp thức ăn chăn nuôi tại địa phương.

Về chế biến nông, lâm, thuỷ sản, thực phẩm trong nông thôn chủ yếu là hộ sản xuất nông nghiệp kiêm nghề, các làng nghề truyền thống…sử dụng nhiều máy móc, chế biến thực phẩm cũng dùng nhiều thiết bị như máy xay ép giò, chả, thịt, cá, đậu phụ. Đặc biệt sản xuất mỳ gạo thái, bún khô sử dụng hoàn toàn bằng máy đã phát triển quy mô thành các làng nghề mới như Thôn Lộ Cương xã Tứ Minh- thành phố Hải Dương, thôn Phú Lộc xã Cẩm Vũ- Cẩm Giàng; sản xuất hành chiên, sấy xuất khẩu tại xã Nam Trung huyện Nam Sách. Toàn tỉnh đã hình thành gần 10.000 cơ sở chế biến nông, lâm, thuỷ sản, sử dụng hàng vạn lao động nông thôn.

Vận chuyển nông nghiệp, nông thôn là nhu cầu cấp thiết nên các phương tiện vận tải cơ giới thuỷ bộ ở nông thôn không ngừng tăng lên. Các hộ gia đình đã trang bị và sử dụng nguồn động lực cỡ nhỏ, máy kéo 4 bánh, 2 bánh, ô tô vận tải loại nhỏ, thuyền gắn máy, góp phần tích cực vào việc vận chuyển hàng hoá ở nông thôn cũng như vận chuyển trong thời vụ sản xuất lúa màu. Mức độ cơ giới hoá khâu vận chuyển đạt 82,4%, tỉnh Hải Dương đạt mức trung bình so với các tỉnh trong khu vực.

Cơ khí chế tạo máy, dịch vụ cung ứng thiết bị cơ khí nông nghiệp: hiện nay có một số nhà máy lắp ráp động cơ, máy làm đất loại nhỏ và các loại máy nông nghiệp khác. Nhờ chính sách đổi mới, nhiều cơ sở cơ khí địa phương đã chủ động vươn lên nắm bắt nhu cầu thị trường chế tạo nhiều loại máy nông nghiệp nhỏ như bơm nước, máy tuốt lúa, xay xát gạo, ép bún khô, nghiền thức ăn gia súc, máy thái hành, cà rốt, rau gia vị… đáp ứng kịp thời nhu cầu của bà con nông dân trong tỉnh như Tráng Liệt, thị trấn Kẻ sặt- Bình Giang. Một số trung tâm sản xuất lắp giáp các phương tiện xe vận chuyển đường bộ, đường thuỷ như Gia Lộc, Bình giang, Ninh Giang, Kinh Môn... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.16: Mức độ cơ giới hóa các khâu sản xuất trong nông nghiệp tỉnh Hải Dương

TT Loại máy Số lượng (chiếc) Tổng công suất ĐVT công suất Tỷ lệ cơ giới hoá (%) I Máy làm đất 7294 80634 (Mã lực) 86,6

1 Máy kéo công suất từ 35 mã lực

trở lên 379 13724 (Mã lực) 16

2 Máy kéo công suất từ 18 - 35 mã lực 1000 18760 (Mã lực) 20,4

3 Máy kéo công suất từ 18 mã lực

trở xuống 5915 48150 (Mã lực) 50,2

II Máy gieo hạt, máy cấy 508 92 (Ha/h) 6,5 III Máy phun thuốc trừ sâu 8492 1834 (Ha/h) 51 IV Máy bơm nước trong nông nghiệp 13570 1011830 (M3/h) 99,4

V Máy thu hoạch ( máy gặt lúa) 220 16 (Ha/h) 11 VI Máy tuốt lúa có động cơ 3555 13500 (Tấn/h) 100 VII Máy sấy nông, lâm, thuỷ sản 550 9700 (Tấn/h) 10 VIII Máy chế biến lương thực: ngô, gạo

(máy xay sát, máy nghiền…) 3202 22847.25 (Tấn/h) 100 IX Máy chế biến gỗ (máy cưa, bào…) 6000 20700 kw 24

X Máy chế biến thức ăn gia súc

(máy nghiền, máy trộn…) 1215 130 (Tấn/h) 22 XI Máy chế biến thức ăn thô

(máy băm, máy thái…) 950 68 (Mã lực) 21 XII Máy móc thiết bị trong nuôi trồng

thuỷ sản (máy đập oxy…) 900 3842 kw 40 XIII Máy chế biến thức ăn thuỷ sản 575 20 (Tấn/h) 20,5 XIV Máy vận chuyển trong nông nghiệp 3201 7414 (Tấn) 82,4

Tổng 50232 7294 80634 (Mã lực) 9220 1942 (Ha/h) 13570 1011830 (M3/h) 10047 46265,25 (Tấn/h) 6900 24542 kw 3201 7417 (Tấn)

(Nguồn Chi cục Phát triển nông thôn Hải Dương)

Nhìn chung cơ giới hoá nông nghiệp tỉnh Hải Dương cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất của mọi thành phần kinh tế; góp phần tích cực vào việc tăng hiệu quả sản xuất thâm canh, tăng năng suất cây trồng, tăng sản lượng, tăng năng suất lao động và

chất lượng sản phẩm.

Cơ khí chế tạo máy và cung ứng dịch vụ máy nông nghiệp đã có những cố gắng đáng kể, trong một thị trường mà người tiêu thụ chủ yếu là hộ nông dân, việc lựa chọn mua bán tuỳ thuộc vào khả năng và nhu cầu, các nhà máy xí nghiệp đã cố gắng tiếp cận thị trường tìm hiểu khả năng và nhu cầu của nông dân nên sản phẩm đa dạng hơn, chất lượng ngày càng tốt hơn.

Công tác chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học về cơ khí nông nghiệp, bước đầu đã triển khai qua hoạt động khuyến cáo, trình diễn kết hợp chuyển giao đề tài nghiên cứu khoa học với triển khai ứng dụng. Trình diễn các mẫu máy móc như gặt lúa rải hàng, gặt lúa động cơ đeo vai, cày đất xá nhỏ nhiều lưỡi, máy gieo hạt, các kiểu lò sấy nông sản cải tiến, hiện đại có tác dụng nâng cao năng suất chất lượng, giảm tổn thất, giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khoẻ người lao động.

Việc đầu tư vào cơ giới hoá nông nghiệp đã thúc đẩy kết cấu hạ tầng nông thôn phát triển. Ngoài thuỷ lợi và điện dùng trong nông nghiệp như đã nói ở trên, đường giao thông nông thôn phát triển khá. Phong trào dồn điền đổi thửa tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất và sử dụng máy móc cơ giới đã và đang được bà con nông dân đồng tình ửng hộ.

Bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: sự phát triển về đầu tư trang bị máy móc cơ giới nông nghiệp thời gian qua phát triển không đồng đều trên các lĩnh vực, cơ khí hoá trong trồng trọt đạt tỷ lệ cao (60 %), cơ khí hoá trong chế biến, bảo quản nông sản đạt tỷ lệ thấp (10 %).

Cơ khí hoá trong một lĩnh vực phát triển cũng không đều như: khâu làm đất tỷ lệ cơ giới hoá đạt 86,6 % trong khi đó tỷ lệ cơ giới hoá khâu cắt gặt mới đạt 11%.

Chất lượng máy móc không đồng đều.

Trình độ tay nghề sử dụng, sửa chữa máy chưa tốt.

Các xưởng sửa chữa máy cơ khí nông nghiệp còn ít, trang thiết bị thô sơ, chưa phát triển kịp với tốc độ phát triển chung của nghành.

Chưa tổ chức được nhiều lớp tập huấn nâng cao tay nghề, các mô hình trình diễn máy mới có năng suất, chất lượng tốt, vì thế nhân dân chưa được tiếp cận với nhiều công nghệ, máy móc tiến tiến để áp dụng vào sản xuất.

Chỉ tiêu máy móc được giao chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân trong khi nhu cầu về máy móc để cơ giới hóa trong sản xuất ngày một tăng thêm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương (Trang 74 - 80)