Thực trạng chuẩn bị triển khai chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương (Trang 49 - 54)

NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG

2.3.1 Thực trạng chuẩn bị triển khai chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương.

giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương (2008- 2013)

2.3.1 Thực trạng chuẩn bị triển khai chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơgiới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương. giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương.

* Xây dựng bộ máy tổ chức thực thi

Chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương khi đưa vào thực thi đã được chính quyền tỉnh xác định rõ vị trí, chức năng và nhiệm vụ cho từng đơn vị thực thi. Cụ thể:

Cơ quan chỉ đạo: UBND tỉnh Hải Dương.

Cơ quan thực hiện: Hội Nông dân tỉnh Hải Dương. Là cơ quan chủ trì xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện dự án, có trách nhiệm chỉ đạo hệ thống Hội tuyên truyền, khảo sát, tập hợp nhu cầu mua sắm máy của nông dân; phối hợp với các sở, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện dự án. Phối hợp với các cấp, các địa phương, chỉ đạo thực hiện dự án có hiệu quả; tổng kết khi kết thúc dự án.

Cơ quan phối hợp:

- Sở Kế hoạch và đầu tư: Phối hợp với Hội Nông dân tỉnh xây dựng kế hoạch cung ứng các chủng loại máy cho nông dân theo thời gian và nhu cầu thực tế; kế hoạch hỗ trợ lãi suất tiền vay và tổ chức thực hiện mua máy của nông dân theo dự án.

- Sở Tài chính: Phối hợp cùng với Hội Nông dân tỉnh xây dựng kế hoạch số lượng, chủng loại máy tương ứng với số tiền hỗ trợ lãi suất và việc tổ chức thực hiện cho nông dân trình UBND tỉnh phê duyệt, hướng dẫn các địa phương đơn vị thực hiện đúng dự án đã được phê duyệt. Hàng quý phối hợp với Hội Nông dân tỉnh đối chiếu chi trả lãi suất tiền vay mua máy của nông dân theo dự án cho ngân hàng Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hải Dương.

địa phưong đơn vị thực hiện đúng nội dung dự án đã được phê duyệt; xác định các vùng đất đai thổ nhưỡng, các yêu cầu qui trình công nghệ trong từng khâu công việc, tư vấn giúp nông dân đầu tư mua chủng loại máy bảo đảm chất lượng, sử dụng có hiệu quả.

- Sở Công thương: Giới thiệu, tư vấn, chỉ dẫn các đơn vị, công ty, doanh nghiệp chuyện sản xuất máy nông nghiệp có uy tín, chất lượng, hướng dẫn nông dân đầu tư các loại máy móc công nghệ mới phù hợp với địa bàn Hải Dương, biện pháp thay thế dần các loại máy cũ lạc hậu.

- UBND và Hội Nông dân các huyện, thành phố, thị xã: Chỉ đạo các ban, ngành, cũng như UBND các cơ sở trên địa bàn phối hợp với Hội Nông dân các cấp thực hiện nội dung trong dự án tăng cường cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp cho nông dân. Hội Nông dân huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo Hội Nông dân các cơ sở tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả nội dung của dự án.

- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phối hợp trong việc hướng dẫn nông dân lập các thủ tục vay, trả nợ đúng theo qui định hiện hành; tổng hợp, tính lãi suất vốn vay của các hộ nông dân mua máy trong dự án gửi Hội Nông dân tỉnh để trình UBND tỉnh hỗ trợ lãi suất theo đúng quy định.

- Các công ty, doanh nghiệp, nhà máy cung ứng máy: Bảo đảm cung ứng đủ số lượng và chủng loại máy theo dự án, đảm bảo chất lượng và thực hiện tốt dịch vụ chăm sóc khách hàng.

- Các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, nghề nghiệp: Hướng dẫn tuyên truyền đoàn viên, hội viên, tích cực tham gia vào chương trình dự án, thúc đẩy đầu tư cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương

* Lập kế hoạch triển khai

Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Tài chính, Sở Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cấp các ngành... xây dựng dự án hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2012 - 2015.

- Kế hoạch phát động đăng ký mua sắm máy móc và thẩm định chọn hộ nông dân có đủ điều kiện được hỗ trợ lãi suất vốn vay cho mua máy:

Cơ quan trực tiếp tổ chức thực thi

chính sách:

Hội Nông dân tỉnh Hải Dương

Cơ quan chỉ đạo, kiểm soát thực thi chính sách: UBND tỉnh Hải Dương

Cơ quan phối hợp thực thi chính sách:

- Sở Nông nghiệp & PTNT;

- Sở Kế hoạch & Đầu tư; - Sở Tài Chính;

- Sở Công Thương - UBND các huyện, thành phố, thị xã.

Các chủ thể thực hiện chính sách:

- Hội Nông dân các cấp cơ sở của 12 huyện, thành phố, thị xã;

- Hộ Nông dân;

- Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT; - Tổng công ty máy động lực Việt Nam.

Kho bạc Nhà nước

Qua tổng hợp số lượng máy móc mà người nông dân đăng ký từ 12 huyện, thành phố, thị xã được hỗ trợ để mua sắm, tình hình thực tế về điều kiện sản xuất nông nghiệp của từng huyện và thẩm định chọn lựa các hộ có đủ tiêu chuẩn, điều kiện để được hỗ trợ, UBND tỉnh Hải Dương đã ra Quyết định số 985/QĐ-UBND ngày 8/5/2012, trong đó giao cho các huyện chỉ tiêu về máy móc cơ giới hóa theo tình hình thực tế ( số máy được mua) là 1135 máy (bao gồm 800 máy làm đất từ 8 mã lực đến 42 mã lực, 200 máy tuốt lúa, 35 máy gặt đập liên hợp, 100 ô tô tải nhẹ).

Bảng 2.1: Tổng hợp số lượng và chủng loại máy theo đăng ký mua máy của 12 huyện, thị xã, thành phố (dự án 2012- 2015)

Đơn vị tính: Chiếc

(Nguồn Hội Nông dân tỉnh Hải Dương)

- Kế hoạch lập nhu cầu vốn vay và lãi suất vay:

Dự kiến tổng số vốn của dự án: 63.900.000.000 đồng

Trong đó: - Vốn vay dự kiến: 47.925.000.000 đồng - Vốn tự có: 15.975.000.000 đồng

Lãi suất vốn vay và trả nợ ngân hàng

Căn cứ vào số lượng các loại máy mua và vốn vay thực tế của nông dân tại ngân hàng (tối đa 75%), với phương thức trả dần vốn vay cho ngân hàng (năm đầu trả 40%, năm thứ 2 và năm thứ 3 mỗi năm trả 30%); dự kiến mức lãi suất ngân hàng là 16%/năm, thời gian hoàn vốn vay và tổng tiền lãi phải trả cho ngân hàng như sau:

TT Chủng loại máy Số lượng

1 Máy làm đất 800

Máy 8 mã lực 250

Máy 12 mã lực 250

Máy 16 mã lực 270

Máy 42 mã lực 30

2 Máy tuốt lúa 200

3 Máy gặt đập liên hợp 35

4 Ô tô tải nhẹ 100

Vốn trả dần hàng năm:

- Năm 2013: 9.607,5 triệu đồng - Năm 2014: 16.768,1 triệu đồng - Năm 2015: 14.377,5 triệu đồng - 6 tháng năm 2016: 7.171,9 triệu đồng Lãi suất (dự kiến 16%)

- 6 tháng năm 2012: 1.921,5 triệu đồng - Năm 2013: 6.899,4 triệu đồng

- Năm 2014: 4.024,3 triệu đồng - Năm 2015: 2.012,2 triệu đồng - 6 tháng năm 2016: 286,9 triệu đồng

- Tổng vốn cần cho mua máy: Căn cứ vào số lượng, chủng loại máy do nông dân đăng ký mua và tham khảo giá bán máy móc thiết bị của các nhà cung ứng, tổng lượng vốn cần có để thực hiện dự án dự kiến là 63.900 triệu đồng, trong đó nhu cầu vay tối đa 75% là: 47.925 triệu đồng; số tiền còn lại 25% là: 15.975 triệu đồng do hộ gia đình trực tiếp đầu tư.

Bảng 2.2: Dự kiến số tiền vay ngân hàng mua máy nông nghiệp

TT Loại máy Đơn giá (tr.đ) Dự kiến số máy mua năm 2012 (chiếc) Số tiền mua (tr.đ) Vốn vay ngân hàng (75% giá trị máy) (tr.đ) Dự kiến số máy mua năm 2013 (chiếc) Số tiền mua (tr.đ) Vốn vay ngân hàng (75% giá trị máy) (tr.đ) Tổng số máy (chiếc) Tổng số tiền mua (tr.đ) Tổng số vốn vay ngân hàng (tr.đ) 1 Máy làm đất 400 18.025 13.519 400 18.025 13.519 800 36.050 27.038 Máy 8 ML 15 125 1.875 1.406 125 1.875 1.406 250 3.750 2.812 Máy 12 ML 29 125 3.625 2.719 125 3.625 2.719 250 7.250 5.438 Máy 16 ML 60 135 8.100 6.075 135 8.100 6.075 270 16.200 12.150 Máy 42 ML 295 15 4.425 3.319 15 4.425 3.319 30 8.850 6.638

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương (Trang 49 - 54)