NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG
2.1.1 Tỉnh Hải Dương
* Vị trí địa lý
Tỉnh Hải Dương nằm ở trung tâm vùng đồng bằng Bắc bộ, nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh), tiếp giáp với 6 tỉnh, thành phố gồm:
Phía Bắc và Đông Bắc tiếp giáp tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và Quảng Ninh; Phía Tây giáp tỉnh Hưng Yên;
Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình;
Phía Đông giáp thành phố Hải Phòng.
Chiều dài lớn nhất từ bắc xuống nam tỉnh là 63km, từ đông sang tây tỉnh là 55km, điểm cách biển gần nhất là 25km. Tỉnh gồm 12 huyện, thành phố, thị xã với 265 xã, phường, thị trấn (229 xã).
* Thời tiết, khí hậu
Tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có độ ẩm cao, cho phép phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi. Hải Dương có 2 mùa tương đối rõ rệt: mùa nóng và mưa, mùa lạnh và khô.
Mùa nóng và mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9. Mùa lạnh và khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
Nhiệt độ trung bình 24,30C, độ ẩm trung bình khoảng 82%, tổng tích ôn cả năm khoảng 8.5000C nhiệt độ cao nhất 37- 380C (tháng 6), thấp nhất 5- 60C (tháng 1 và 2), tổng bức xạ khoảng 100k cal/ cm2/ năm, số giờ nắng trung bình khoảng 1.323 giờ/năm. Điều kiện khí hậu của tỉnh thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, có thể gieo trồng 3-4 vụ trong năm, thích hợp trồng một số loại cây nhiệt đới và ôn đới
theo từng vụ.
* Hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng
Tỉnh Hải Dương có hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế- xã hội của tỉnh phát triển.
Hệ thống giao thông: gồm đường bộ, đường thủy, đường sắt; Phân bố hợp lý, giao thông rất thuận lợi tới các tỉnh.
Đường bộ: có 4 tuyến đường quốc lộ qua tỉnh dài 99km, đều là đường cấp I, cho 4 làn xe đi lại thuận tiện.
Đường sắt: Tuyến Hà Nội- Hải Phòng chạy song song với quốc lộ 5, đáp ứng vận chuyển hàng hóa, hành khách qua 7 ga trong tỉnh.
Tuyến Kép- Bãi Cháy chạy qua huyện Chí Linh, là tuyến đường vận chuyển hàng lâm nông thổ sản ở các tỉnh miền núi phía Bắc ra nước ngoài qua cảng Cái Lân, cũng như hàng nhập khẩu và than cho các tỉnh.
Đường thủy: với 400km đường sông cho tầu, thuyền 500 tấn qua lại dễ dàng, Cảng Cống Câu công suất 300.000 tấn/ năm và hệ thống bến bãi đáp ứng về vận tải hàng hóa bằng đường thủy một cách thuận lợi.
Hệ thống giao thông trên đảm bảo cho việc giao lưu kinh tế từ Hải Dương đi cả nước và nước ngoài rất thuận lợi.
* Cơ cấu kinh tế chung của tỉnh Hải Dương
Trong những năm qua, trong bối cảnh thế giới và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức. Suy giảm kinh tế thế giới, khủng hoảng nợ công ở một số quốc gia lớn tiếp tục chi phối kinh tế toàn cầu. Trong nước phải đối mặt với nhứng khó khăn gay gắt nhất trong nhiều năm trở lại đây. Sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn,, đình trệ; sức mua thị trường giảm, sản phẩm tồn kho của các doanh nghiệp tăng; thị trường chứng khoán, bất động sản đóng băng… Các yếu tố trên đã tác động lớn đến tính hình, kinh tế, xã hội, nhất là đối với các chỉ tiêu về đầu tư, tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách và giải quyết việc làm…
gắng và nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh, cùng với xu thế phát triển chung của cả nước, với những chính sách cởi mở, kinh tế của tỉnh Hải Dương đang từng bước ổn định và phát triển, tốc độ tăng trưởng luôn duy trì ở mức cao, cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng khai thác tốt hơn các tiềm năng, lợi thế của từng địa phương trong tỉnh.
Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP toàn tỉnh 2010- 2012 theo giá thực tế là 21,7% (theo giá so sánh 1994 là 9,7%); cơ cấu kinh tế của tỉnh có xu hướng chuyển dịch tương đối rõ và cơ bản đúng hướng, cơ cấu các ngành Nông, lâm, thủy sản- Công nghiệp- xây dựng- Thương mại, dịch vụ tương ứng 24,31- 44,66- 31,03% (năm 2010) và 23,02- 45,64- 31,34% (năm 2012). GDP đầu người/ năm là 17,2 triệu đồng năm 2010, năm 2011 là 18,3 triệu đồng, năm 2012 là 22,7 triệu đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân là 15,2%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 11,4 % (năm 2010) xuống còn 9,1% (năm 2012).