Tình hình đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương (Trang 43)

NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG

2.1.2 Tình hình đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương

Trong điều kiện phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế vẫn tiếp tục tác động đến nông nghiệp; ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai, nguy cơ dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, cây trồng còn cao; giá cả một số nông sản thực phẩm giảm (giá thóc, giá thịt lợn, gia cầm…); trong khi giá vật tư nông nghiệp vẫn tăng (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, công lao động nông thôn cao…), thị trường tiêu thụ nhiều sản phẩm khó khăn, sức cạnh tranh chưa cao, đặc biệt là một số sản phẩm xuất khẩu. Tuy nhiên, trước những khó khăn trên, ngành Nông nghiệp & PTNT đã tích cực triển khai các biện pháp đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, trong đó tập trung thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự phối hợp của các sở, ngành, kinh nghiệm chỉ đạo của Sở Nông nghiệp & PTNT và các địa phương, đặc biệt là sự nỗ lực của nông dân trong tỉnh đã đưa kết quả sản xuất của ngành nông nghiệp đạt mục tiêu kế hoạch đề ra.

phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp của các hộ gia đình, chủ trang trại, các tổ nhóm, các HTX... đã đưa vào phục vụ sản xuất trong toàn tỉnh như sau:

Máy phục vụ cho sản xuất nông nghiệp:

- Máy kéo lớn (trên 35 ML): 114 chiếc - Máy kéo lớn (12 ML đến 35 ML): 876 chiếc - Máy kéo nhỏ (dưới 12 ML): 5.536 chiếc - Máy nổ các loại: 948 chiếc - Máy xay xát chế biến lương thực: 4.850 chiếc - Máy bơm nước các loại: 17.409 chiếc - Máy tuốt lúa: 5.496 chiếc - Máy chế biến thức ăn chăn nuôi các loại: 754 chiếc - Máy phát điện: 971 chiếc

Tỷ lệ cơ giới hoá làm đất đến nay đạt khoảng 70%, xay xát chế biến lương thực đạt khoảng 99%; cơ giới trong khâu tuốt lúa đã đạt 95%. Song tỷ lệ cơ giới hoá trong các khâu gieo trồng, cấy, gặt, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, tưới phun trong trồng rau quả thực phẩm, sục khí trong các ao nuôi trồng thuỷ sản... còn chiếm tỷ lệ rất thấp (0 - 5%); nguyên nhân chủ yếu do thiếu vốn đầu tư, một số nơi ruộng đất còn manh mún, đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp, nông dân ít hiểu biết về các loại máy mới... Trong đó các máy móc nông dân hiện đang dùng đa phần thuộc thế hệ cũ, loại rẻ tiền chất lượng kém, nguồn gốc chủ yếu từ sản xuất gia công, hoặc nhập không chính ngạch; đến nay qua nhiều năm sử dụng số máy trên đã phải sửa chữa chắp vá nhiều, kém hiệu quả trong sản xuất

Trước thời điểm năm 2008, khi chính sách hỗ trợ vốn cho nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp vào sản xuất chưa được triển khai, tỉnh Hải Dương cũng đã có một số dự án phát triển cơ giới hóa nông nghiệp nhưng chưa đạt được kết quả như các dự án đã đề ra. Sau 5 năm thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp, số máy kéo làm đất tăng từ 4.148 chiếc, công suất 48.828 ML năm 2011 lên 4.477 chiếc, công suất 54.588 Ml năm 2012. Tỷ lệ làm đất bằng máy đã đạt 70%, trong đó diện tích lúa được làm đất bằng máy chiếm tỷ lệ 78,27%, tỷ lệ cơ giới hóa khâu tuốt lúa là

95%, xay sát đạt 99%, vận tải nông thôn đạt 50%. Từ khi thực hiện chính sách đã tạo điều kiện về vốn, kỹ thuật, mô hình sản xuất mới cho nông dân trên địa bàn tỉnh, mặc dù số lượng máy móc được hỗ trợ theo chính sách chưa được nhiều nhưng đa số các hộ nông dân đã sử dụng máy móc có hiệu quả, từng bước cải thiện kinh tế gia đình, nâng cao đời sống người nông dân.

Tuy nhiên, tốc độ thực hiện cơ giới hóa trong nông nghiệp còn chậm do tính chất phân tán, manh mún của sản xuất quy mô hộ. Ruộng đất sau khi dồn ô đổi thửa tuy có diện tích lớn hơn trước song vẫn rất khó để đưa máy công suất lớn vào hoạt động. Các máy móc sử dụng phần lớn có công suất nhỏ, hiệu suất thấp, giá phục vụ cao. Các máy vận chuyển trong nông thôn đa số là loại máy công nông tự nắp ráp, không được kiểm định về chất lượng, dễ hỏng hóc, dễ gây tai nạn và làm cho đường giao thông nông thôn nhanh chóng xuống cấp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương (Trang 43)