Kiểm tra sự thực hiện chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương (Trang 32 - 34)

c/ Giải pháp hỗ trợ về kỹ thuật

1.2.2.3 Kiểm tra sự thực hiện chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp

nông nghiệp

* Xây dựng hệ thống thông tin phản hồi và thu thập thông tin thực hiện chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp

Các nhà quản lý chính sách cần phải xây dựng hệ thống thông tin phản hồi qua các kênh:

- Báo cáo từ cán bộ trong bộ máy trực tiếp tổ chức thực thi chính sách;

- Số liệu thống kê của các đơn vị có chức năng thông kê như Chi cục thông kê cấp Huyện, Cục thống kê cấp tỉnh…

- Từ chính các đối tượng người nông dân đã và đang được hưởng chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp;

- Từ các phương tiện thông tin, tryền thông đại chúng, mạng internet… Qua các kênh thông tin phản hồi, các cơ quan tổ chức thực thi chính sách phải thu thập các thông tin để lập báo cáo hàng quý, hàng năm và tổng kết các giai đoạn thực thi chính sách để báo cáo với chính quyền tỉnh. Tổ chức các đợt kiểm tra định kỳ xuống các cơ sở để khảo sát việc thực thi chính sách, ngoài ra còn phải điều tra về thái độ, phản ứng của các hộ nông dân đối với chính sách, việc thực hiện chính sách của hộ nông dân có đạt được kết quả như mong muốn, nhu cầu của người dân về các dịch vụ hỗ trợ của chính sách hay không?

Chính quyền địa phương cũng phải báo cáo thường kỳ lên trên Bộ Nông nghiệp & PTNT và Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực thi chính sách, đưa ra phương hướng tiếp tục thực hiện trong thời gian tiếp theo.

Bất cứ giai đoạn triển khai chính sách nào thì cũng phải kiểm tra, đôn đốc để đảm bảo các chính sách được thực hiện đúng, và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực. Chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp cũng vậy. Việc tiến hành thường xuyên hoạt động kiểm tra giúp nhà quản lý chính sách nắm vững được tình hình thực thi chính sách từ đó có những kết luận chính xác về chính sách. Và công tác kiểm soát này cũng giúp cho các đối tượng thực thi nhận ra những hạn chế

của mình để điều chỉnh bổ sung, hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách. Để thực hiện tốt giai đoạn kiểm soát thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp, phải xác định các chỉ số giám sát, đánh giá như:

- Mức độ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp; - Số hộ nông dân đã được hưởng chính sách hỗ trợ;

- Số hộ nông dân thực hiện đúng và không thực hiện đúng theo nội dung của chính sách;

- Hiệu quả về kinh tế của các loại máy móc cơ giới được hỗ trợ;

- Mức thu nhập, đời sống của hộ nông dân sau khi được hưởng chính sách ưu đãi để mua máy móc phục vụ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp…

Hình thức kiểm soát có thể thông qua quá trình tổ chức kiểm tra giám sát của chính quyền địa phương hoặc cơ quan trực tiếp thực thi chính sách với các cuộc kiểm tra thường xuyên, định kỳ, bất chợt…; đánh giá sự thực hiện chính sách có hiệu quả hay hiệu lực hay không; thông tin về đầu vào cần thiết như kinh phí phân bổ, nguồn nhân lực cần thiết cho tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ lãi suất vốn vay cho hộ nông dân mua máy móc cơ giới hóa…; thông tin về đầu ra như số hộ nông dân đã được hưởng ưu đãi từ chính sách, số máy móc cơ giới hóa đã được đưa vào sử dụng sau khi đầu tư mua sắm, hiệu quả về kinh tế, đời sống của các hộ nông dân…

* Đánh giá sự thực hiện chính sách

Từ tổng hợp các báo cáo kết quả so sánh với các mục tiêu mà chính quyền địa phương đưa ra, từ đó đánh giá chính sách có được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả hay không.

Cũng có thể đánh giá sự thực hiện chính sách theo các tiêu chí như tính phù hợp, tính hiệu quả, tính hiệu lực, tính công bằng, tính bền vững của chính sách, hoặc có thể đánh giá kết quả đã đạt được theo mục tiêu đề ra, điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân. Đánh gái về mặt kinh tế, về hiệu quả thực hiện, về kết quả theo mục tiêu đề ra, ảnh hưởng về các mặt xã hội…

* Điều chỉnh chính sách

nông nghiệp, dựa vào tình hình thực tế triển khai chính sách của từng địa phương mà tiền hành điều chỉnh chính sách một cách kịp thời, phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Có thể điều chỉnh hoặc bổ sung về mục tiêu, nội dung, phạm vi thực hiện, giải pháp, công cụ, ngân sách hay việc tổ chức thực thi chính sách nhưng phải trong giới hạn và phải tính hết các hậu quả do điều chỉnh gây ra, phải thật cần thiết mới điều chỉnh, bổ sung chính sách.

* Đưa ra các sáng kiến hoàn thiện, đổi mới chính sách

Việc đánh giá sự thực hiện chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp cần đưa đến các phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện, đổi mới viêc thực thi chính sách có hiệu quả hơn.

Ngoài các giải pháp còn thể có các kiến nghị đưa ra cho chính quyền trung ương, chính quyền địa phương hoặc cho các cơ quan trực tiếp tổ chức thực thi chính sách.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương (Trang 32 - 34)