Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương (Trang 101)

ĐẦU TƯ CƠ GIỚI HÓA NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG

3.2.4 Một số giải pháp khác

Các ngành các cấp cần nhận thức rõ đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn là sự đầu tư cho phát triển, bảo đảm phát triển kinh tế và ổn định chính trị xã hội của đất nước. Do đó, tăng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn để phục vụ đời sống và sản xuất ở khu vực này. Trước mắt đầu tư vào kết cấu hạ tầng như: đường xá, mạng điện, thủy lợi, thông tin, các công trình phục vụ sản xuất thủy sản...).

Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ cho mở rộng ứng dụng trang thiết bị máy móc cơ điện nông nghiệp, bao gồm: điện (chế biến,bơm nước, bảo quản,…), nước

tưới, đường giao thông nông thôn, đường nội đồng, hệ thống đồng ruộng,…

Thực hiện xây dựng giao thông nội đồng trước tạo điều kiện để xe cơ giới đi lại thuận tiện theo tiêu chí 2.4 (Tăng tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện) của Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới làm tiền đề thực hiện các tiêu chí 10 (Tăng mức thu nhập bình quân đầu người/ năm so với mức bình quân chung cả tỉnh) và tiêu chí 12 (Giảm tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp).

Khẩn trương hoàn thiện quy hoạch tổng thể và quy hoạch vùng về phát triển nông nghiệp đến 2020, đồng thời chỉ đạo thực hiện theo đúng quy hoạch được duyệt làm cơ sở cho định hướng cho các HTX, người dân đầu tư máy móc, thiết bị phù hợp với quy hoạch và thổ nhưỡng thực tế tại địa phương.

Xây dựng và ban hành các chính sách liên quan đến cơ giới hóa nông nghiệp, như chính sách khuyến khích xây dựng mô hình thí điểm cơ giới hóa nông nghiệp với việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới. Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào cơ giới hóa nông nghiệp, chính sách thuế, chính sách đất đai…

Nghiên cứu để có những biện pháp tổ chức các hình thức hợp tác sản xuất và liên kết giữa sản xuất với chế biến, kinh doanh có hiệu quả. Tạo điều kiện để nông dân có thể kết nối trực tiếp với thị trường, tiếp cận nhiều thông tin từ đó không chỉ sản xuất được cái mà thị trường cần, mà còn biết tìm ra những kênh tiêu thụ phù hợp cho sản phẩm của mình một cách phù hợp nhất.

Để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đời sống cho nông dân và thay đổi bộ mặt nông thôn hiện nay, cần có chính sách gắn kết công nghiệp với nông nghiệp, công nghiệp phải phục vụ nông nghiệp, đưa dịch vụ về nông thôn, đa dạng hóa ngành nghề ở nông thôn để một mặt, công nghiệp hóa nông nghiệp (cung cấp máy móc cho nông nghiệp, chế biến sản phẩm của nông nghiệp), giải quyết vấn đề thừa lao động trong nông nghiệp, mặt khác, tăng thêm cơ hội cho người dân nâng

cao đời sống của mình. Ngoài ra, cần nhanh chóng phát triển văn hóa, xây dựng các công trình công cộng, mở mang đường xá trên địa bàn nông thôn như: trường học, bệnh viện, siêu thị, khu du lịch, vui chơi giải trí,... nhằm phục vụ bà con nông dân, nâng cao dân trí đời sống tinh thần của họ.

Khuyến khích, giám sát chặt chẽ việc giao các đề tài nghiên cứu khoa học về máy nông nghiệp, hỗ trợ một phần kinh phí cho các doanh nghiệp phối hợp với các nhà khoa học, người nông dân tìm tiếng nói chung giữa nhà khoa học, nhà sản xuất và nông dân.

Hàng năm đánh giá nhu cầu trang bị máy móc,thiết bị phục vụ cơ giới hóa để đưa ra chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với cả các loại máy phục vụ cơ giới hóa phù hợp với sản xuất của địa phương. Ngoài ra, cần có chính sách hỗ trợ cho các hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp và nông dân đầu tư máy cơ giới hóa nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí đầu vào cho sản xuất.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w