Thực trạng chỉ đạo thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương (Trang 56 - 67)

2 Máy tuốt lúa 13 100 1.300 975 100 1.300 975 00 600 1

2.3.2Thực trạng chỉ đạo thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương

giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương

* Tuyên truyền vận động nông dân đầu tư cơ giới sản xuất nông nghiệp

Sau Hội nghị triển khai của tỉnh, các huyện, thành phố, thị xã đã tổ chức triển khai thực hiện Quyết định, hướng dẫn cho các cơ sở Hội. Hội Nông dân các cấp đã

phối hợp với các cấp, các ngành, cơ quan tuyên truyền để tiến hành tuyên truyền tới đông đảo cán bộ, hội viên, nông dân về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; Tuyên truyền về nội dung chính sách hỗ trợ nông dân trong đầu tư cơ giới hoá nông nghiệp; mục đích, nội dung, ý nghĩa và hiệu quả thiết thực khi tiến hành đầu tư cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, tạo sự chuyển biến trong tư tưởng và nhận thức của nông dân, hướng dẫn nông dân nắm bắt được những cơ hội thuận lợi để vươn lên phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng cho gia đình và xã hội.

Bảng 2.3: Phổ biến Quyết định 985/QĐ- UBND trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Nội dung 2010 2011 2012

Số xã trên địa bàn tỉnh đã được phổ biến về chính

sách (xã) 259/259 259/259 259/259 Số xã đã được cử cán bộ về tư vấn thực thi chính

sách (xã) 259/259 259/259 259/259 Số lớp tập huấn cho bà con nông dân về nội dung

thực thi chính sách (quy trình, thủ tục vay vốn được ưu đãi lãi suất của chính sách để mua máy móc cơ giới hóa…) (lớp)

- - 259

Số buổi trình diễn máy móc, thiết bị cơ giới hóa đến

bà con nông dân trong năm 2012 (buổi) 5 5 5

(Nguồn tổng hợp từ trung tâm khuyến nông tỉnh Hải Dương)

Hướng dẫn các hộ nông dân, các tổ nhóm liên kết, HTX nông nghiệp, các chủ trang trại có đủ điều kiện và có nhu cầu đăng ký mua máy nông nghiệp làm các thủ tục đăng ký mua máy nông nghiệp. Hội Nông dân các huyện, thành phố, thị xã và Hội Nông dân cơ sở tổng hợp danh sách các hộ nông dân, các HTX, trang trại có nhu cầu mua máy và phối hợp chặt chẽ với ngân hành Nông nghiệp & PTNT huyện, thành phố, thị xã tiến hành thẩm định chọn những hộ có đủ điều kiện về lao động, tiền vốn, làm thủ tục vay vốn theo hướng dẫn và quy định của Ngân hàng; đồng thời tiến hành giải ngân và tổ chức tư vấn giới thiệu các cửa hàng, công ty có uy tín để lựa chọn chủng loại máy phù hợp với điều kiện của các hộ

mua máy và của tửng địa phương.

Ngoài ra, Hội Nông dân tỉnh còn phối hợp với Trung tâm khuyến nông tỉnh và tổng công ty Máy động lực, máy nông nghiệp Việt Nam tổ chức các buổi trình diễn máy móc, thiết bị cơ giới hóa đến bà con nông dân. Đặc biệt là tập trung trình diễn các loại máy nằm trong chương trình hỗ trợ của chính sách như máy làm đất nhiều mã lực, máy tuốt lúa, máy gặt đập liên hợp.

* Triển khai thực thi chính sách

- Phát động đăng ký và thẩm định chọn hộ

Sau hội nghị triển khai cấp tỉnh, Hội Nông dân các huyện, thành phố, thị xã đó xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, tổ chức hội nghị triển khai cho Hội Nông dân các xã, phường, thị trấn và đến chi tổ Hội. Tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến hội viên, nông dân và tổ chức đăng ký số lượng, chủng loại máy. Các hộ nông dân, chủ trang trại, hợp tác xã có đủ điều kiện, có nhu cầu mua máy làm đất theo dự án đăng ký trực tiếp với Hội Nông dân cơ sở. Hội Nông dân cơ sở tiếp nhận đăng ký của các hộ, lập danh sách về Hội Nông dân huyện, thành phố, thị xã; Hội Nông dân huyện, thành phố, thị xã tập hợp danh sách gửi ngân hàng Nông nghiệp & PTNT huyện và Hội Nông dân tỉnh.

Để đảm bảo đề án có hiệu quả và an toàn vốn, Hội Nông dân các huyện, thành phố, thị xã đã phối hợp chặt chẽ với các Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp & PTNT loại 3 tiến hành thẩm định với sự tham gia của cán bộ tín dụng ngân hàng, cán bộ Hội Nông dân cơ sở đến thực tế những hộ đăng ký mua máy xem các hộ có đủ điều kiện về lao động, tiền vốn, có khả năng tiếp thu kỹ thuật và hạch toán kinh tế mới được tham gia dự án hỗ trợ.

Theo Quyết định số máy móc được hỗ trợ mua gồm: máy làm đất các loại từ 8 mã lực đến 42 mã lực là 800 chiếc, trong đó tập trung chủ yếu loại máy từ 8- 16 mã lực: 770 chiếc, máy 42 mã lực chỉ có 30 chiếc; máy tuốt lúa 200 chiếc, máy gặt đập liên hợp 35 chiếc, ô tô tải nhẹ 100 chiếc.

Đến nay, cơ bản đã hoàn thành việc thẩm định chọn hộ đủ điều kiện cho vay mua máy, thực hiện theo chỉ tiêu giao số lượng máy được mua về các huyện, thành

phố, thị xã; Hầu hết nhu cầu ở các Huyện, thành phố, thị xã vẫn còn nhưng do hạn chế của dự án chưa được mở rộng nên những hộ chưa được chọn để hỗ trợ cho mua máy đành chờ đến giai đoạn tiếp theo của chính sách.

- Lập nhu cầu vốn vay và lãi suất tiền vay

Trên cơ sở số lượng, chủng loại máy do nông dân đăng ký mua, Hội Nông dân tỉnh lập kế hoạch về nhu cầu vay vốn và lãi suất phải trả trong chu kỳ vay, phối hợp cùng các cơ quan chức năng Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp & PTNT, Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT... trình UBND tỉnh xem xét và duyệt chính sách hỗ trợ.

Cũng theo chính sách, đối tượng được hỗ trợ lãi suất là nông dân, HTX sản xuất kinh doanh, các chủ trang trại có nhu cầu mua máy làm đất phục vụ sản xuất nông nghiệp, có khả năng trả nợ vốn vay trong thời gian tối đa 36 tháng. Năm đầu (12 tháng) phải trả nợ tối thiểu 40% số nợ vay, hết năm thứ hai trả tối thiểu 70% số nợ vay, hết năm thứ ba phải trả hết số nợ còn lại. Chỉ hỗ trợ mua máy làm đất phục vụ sản xuất nông nghiệp có công suất từ 8 mã lực trở lên, máy mới 100%, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, mức tiền vay được hỗ trợ lãi suất tối đa bằng 75% nguyên giá của máy.

- Tổ chức cung ứng máy và giải ngân vốn vay ngân hàng

Sau khi phối hợp, thẩm định, lựa chọn các hộ có đủ điều kiện mua máy, Hội Nông dân các cấp huyện, thành phố, thị xã và cơ sở tổng hợp lập danh sách, giới thiệu sang Chi nhành ngân hàng huyện, thành phố, thị xã làm thủ tục vay vốn theo quy định của ngân hàng và nhu cầu vay vốn của các hộ.

Để giúp đỡ, tư vấn giúp các hộ mua máy được thuận lợi, Hội Nông dân các huyện, thành phố, thị xã và cơ sở giới thiệu, hướng dẫn các hộ có nhu cầu mua máy đến các cửa hàng, đại lý của công ty cung cấp máy làm đất để lựa chọn các loại máy cho phù hợp với đồng đất địa phương. Hộ mua máy toàn quyền tự quyết định mua loại máy bao nhiêu mã lực, ở cửa hàng nào; Nếu nhiều hộ cùng huyện đều mua máy ở 1 cửa hàng, hoặc đại lý của công ty thì được đơn vị bán máy chuyển về bàn giao tại xã; người mua trực tiếp thanh toán 25%, phần vốn vay ngân hàng (75%) được

chuyển thẳng cho đơn vị cung cấp máy. Phương thức cung ứng máy nhanh gọn, thuận lợi được các hộ đồng tình, phấn khởi. Việc tổ chức cung ứng máy và giải ngân vốn vay ngân hàng tốt huyện Kinh Môn, Tứ Kỳ, Thanh Miện, Ninh Giang, Bình Giang, Kim Thành…

Kết quả tính đến 07/5/2013 toàn tỉnh số máy đã được giải ngân là 491 máy đạt 43% số lượng được UBND tỉnh phê duyệt; Trong đó:

+ Máy làm đất: 285 chiếc + Ô tô: 100 chiếc + Máy gặt đập liên hợp: 35 chiếc; + Máy tuốt lúa: 71 chiếc.

Tính đến ngày 07/5/2013 tổng số tiền mua máy 61.885.231.000 đồng, số tiền vay Ngân hàng 44.378.200.000 đồng, Số tiền lãi suất nông dân được hỗ trợ đến thời điểm này là 3.615.507.000đồng.

Bảng 2.4: Tổng hợp số lượng đăng ký mua máy nông nghiệp Đơn vị tính: chiếc TT Đơn vị Máy làm đất Máy tuốt lúa Máy gặt đập liên hợp Ô tô tải nhẹ Tổng số máy Tổng số Trong đó Máy 8 mã lực Máy 12 mã lực Máy 16 mã lực Máy 42 mã lực 1 TP. Hải Dương 19 6 5 7 1 4 3 5 31 2 TX Chí Linh 119 38 39 39 3 25 4 13 161 3 Gia Lộc 28 8 8 9 3 13 2 8 51 4 Tứ Kỳ 77 25 24 26 2 14 3 9 103 5 Ninh Giang 124 40 39 42 3 25 3 4 156 6 Thanh Miện 68 20 21 24 3 20 3 6 97 7 Nam Sách 170 55 56 56 3 30 4 14 218 8 Cẩm Giàng 25 6 8 9 2 4 2 4 35 9 Bình Giang 20 6 4 8 2 16 3 6 45 10 Kim Thành 104 34 32 35 3 20 3 13 140 11 Thanh Hà 16 3 5 5 3 24 3 14 57 12 Kinh Môn 30 9 9 10 2 5 2 4 41 Cộng 800 250 250 270 30 200 35 100 1.135

(Nguồn: Hội Nông dân tỉnh Hải Dương)

Bảng 2.5: Số tiền vay ban đầu trả ngân hàng

Đơn vị tính: triệu đồng

TT Loại máy

Trả tiền vay trong năm 2013 Trả tiền vay trong năm 2014 Trả tiền vay trong năm 2015 Trả tiền vay trong năm 2016 Tổng Máy mua 2012 Máy mua 2013 Tổng Máy mua 2012 Máy mua 2013 Tổng Máy mua 2012 Máy mua 2013 Tổng

1 Máy làm đất 5.407,5 0 5.407,5 4.055,6 5.407,5 9.463,1 4.055,6 4.055,6 8.111,3 4.055,6 27.037,5

Máy 8 ML 562,5 0 562,5 421,9 562,5 984,4 421,9 421,9 843,8 421,9 2.812,5 Máy 12 ML 1.087,5 0 1.087,5 815,6 1.087,5 1.903,1 815,6 815,6 1.631,3 815,6 5.437,5 Máy 16 ML 2.430,0 0 2.430,0 1.822,5 2.430,0 4.252,5 1.822,5 1.822,5 3.645,0 1.822,5 12.150,0 Máy 42 ML 1.327,5 0 1.327,5 995,6 1.327,5 2.323,1 995,6 995,6 1.991,3 995,6 6.637,5

2 Máy tuốt lúa 390,0 0 390,0 292,5 390,0 682,5 292,5 292,5 585,0 292,5 1.950,03 Máy GĐLH 810,0 0 810,0 607,5 765,0 1.372,5 607,5 573,8 1.181,3 573,8 3.937,5 3 Máy GĐLH 810,0 0 810,0 607,5 765,0 1.372,5 607,5 573,8 1.181,3 573,8 3.937,5 4 Ô tô tải nhẹ 3.000,0 0 3.000,0 2.250,0 3.000,0 5.250,0 2.250,0 2.250,0 4.500,0 2.250,0 15.000,0 Tổng 9.607,5 0 9.607,5 7.205,6 9.562,5 16.768,1 7.205,6 7.171,9 14.377,5 7.171,9 47.925,0

Bảng 2.6: Số tiền hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng

(lãi suất: 16%/ năm)

Đơn vị tính: Triệu đồng TT Loại máy Hỗ trợ lãi suất 6 tháng năm 2012

Hỗ trợ lãi suất 2013 Hỗ trợ lãi suất 2014 Hỗ trợ lãi suất 2015

Hỗ trợ lãi suất 6 tháng đầu năm 2016 Tổng số tiền hỗ trợ lãi suất 2012- 2016 6 tháng đầu năm 6 tháng cuối năm Tổng 6 tháng đầu năm 6 tháng cuối năm Tổng 6 tháng đầu năm 6 tháng cuối năm Tổng Máy mua 2012 Máy mua 2013 Máy mua 2012 Máy mua 2013 Máy mua 2012 Máy mua 2013 Máy mua 2012 Máy mua 2013 Máy mua 2012 Máy mua 2013 Máy mua 2012 Máy mua 2013 1 Máy làm đất 1.081,5 1.081,5 1.081,5 648,9 1.081,5 3.893,4 648,9 648,9 324,5 648,9 2.271,2 324,5 324,5 162,2 324,5 1.135,6 162,2 8.543,9 Máy 8 ML 112,5 112,5 112,5 67,5 112,5 405,0 67,5 67,5 33,8 67,5 236,3 33,8 33,8 16,9 33,8 118,1 16,9 888,8 Máy 12 ML 271,5 217,5 271,5 130,5 271,5 783,0 130,5 130,5 65,3 130,5 456,8 65,3 65,3 32,6 65,3 228,4 32,6 1.718,3 Máy 16 ML 486,0 486,0 486,0 291,6 486,0 1.749,6 291,6 291,6 145,8 291,6 1.020,6 145,8 145,8 72,9 145,8 510,3 72,9 3.839,4 Máy 42 ML 265,5 265,5 265,5 159,3 265,5 955,8 159,3 159,3 79,7 159,3 557,6 79,7 79,7 39,8 79,7 278,8 39,8 2.097,5

2 Máy tuốt lúa 78,0 78,0 78,0 46,8 78,0 280,8 46,8 46,8 23,4 46,8 163,8 23,4 23,4 11,7 23,4 81,9 11,7 616,2

3 Máy GĐLH 162,0 162,0 153,0 97,2 153,0 565,2 97,2 91,8 48,6 91,8 329,4 48,6 45,9 24,3 45,9 164,7 23,0 1.244,3

4 Ô tô tải nhẹ 600,0 600,0 600,0 360,0 600,0 2.160,0 360,0 360,0 180,0 360,0 1.260,0 180,0 180,0 90,0 180,0 630,0 90,0 4.740,0

Tổng 1.921,5 1.921,5 1.912,5 1.152,9 1.912,5 6.899,4 1.152,9 1.147,5 576,5 1.147,5 4.024,3 576,5 573,8 288,2 573,8 2.012,2 286,9 15.144,3

* Vận hành các quỹ

Chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp có nguồn kinh phí cho thực thi chính sách được cấp từ các nguồn ngân sách của Trung ương, địa phương và các nguồn tài trợ đóng góp hợp pháp của các nhà tài trợ và các tổ chức trong và ngoài nước.

Để tổ chức thực hiện có hiệu quả trong công tác triển khai quản lý và tổ chức thực hiện dự án, Hội Nông dân tỉnh đề nghị UBND tỉnh và Sở Tài chính cấp bằng 6% kinh phí ngân sách hỗ trợ lãi suất cho nông dân. Trong đó: Hội Nông dân tỉnh 1,5%, Hội Nông dân cấp huyện, thành phố, thị xã 1,5%, Hội Nông dân cấp xã 3%. Cụ thể chi cho các hoạt động sau:

- Hội nghị triển khai thực hiện dự án

- Chi công tác tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân - Chi công tác văn phòng, xăng xe, kiểm tra thực hiện dự án.

- Chi công tác thu hồi vốn, thanh quyết toán.

- Chi công tác sơ, tổng kết khen thưởng thực hiện dự án. - Chi các nội dung khác có liên quan.

Tổng kinh phí quản lý dự án là: 908,7 triệu đồng

Bảng 2.7: Kinh phí quản lý dự án Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Tổng số tiền hỗ trợ Phí quản lý (6%) Cấp cơ sở (3%) Cấp huyện (1,5%) Cấp tỉnh (1,5%) Tổng 2012 1.922,0 57,6 28,8 28,8 115,3 2013 6.899,4 207,0 103,5 103,5 414,0 2014 4.024,0 120,7 60,4 60,4 241,5 2015 2012,0 60,4 30,2 30,2 120,7 2016 286,9 8,6 4,3 4,3 17,2 Tổng 15.144,3 454,3 227,2 227,2 908,7

* Phối hợp hoạt động

Việc lựa chọn cung ứng các chủng loại máy

Lựa chọn các Tổng công ty, công ty, doanh nghiệp, nhà máy sản xuất các chủng loại máy có thương hiệu, chất lượng tốt, sử dụng thuận lợi, phù hợp với nhu cầu của nông dân và đồng đất của từng khu vực địa phương.

Những hộ nông dân, chủ trang trại, HTX được mua máy theo danh sách đăng ký với Hội Nông dân các cấp, được cán bộ kỹ thuật của đơn vị cung cấp máy hướng dẫn kỹ thuật sử dụng và bảo quản máy móc.

Các công ty, doanh nghiệp, nhà máy cung ứng máy phải tổ chức thực hiện tốt dịch vụ hỗ trợ khách hàng sau khi cung ứng máy như: cung cấp các thiết bị, phụ tùng kịp thời khi phải thay thế, sửa chữa, bảo dưỡng cho nông dân.

- Xây dựng mô hình làm điểm về đầu tư cơ giới hóa

Cùng với việc cung ứng đại trà máy cho nông dân, mỗi huyện chọn một cơ sở làm mô hình điểm; trong đó tổ chức Hội Nông dân phối hợp với chính quyền cơ sở, phòng Nông nghiệp & PTNT, Công ty cung ứng máy nông nghiệp, các chi nhánh ngân hàng và tổ chức tín dụng trên địa bàn, tiến hành cung ứng máy cho các hộ nông dân; hướng dẫn thủ tục vay vốn, mở lớp tập huấn, đào tạo kỹ thuật viên, trình diễn, bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy cho nông dân, thực hiện quản lý giám sát tạo điều kiện cho nông dân phát huy hiệu quả máy móc đã đầu tư, tổng kết rút kinh nghiệm cho các địa phương đơn vị khác.

* Đảm bảo vận hành hệ thống cung cấp dịch vụ hỗ trợ

Phối hợp tổ chức đào tạo huấn luyện cho nông dân. Tất cả những hộ được mua máy móc theo danh sách đăng ký với Hội Nông dân tỉnh Hải Dương được cán bộ kỹ thuật của đơn vị cung cấp máy tập huấn kỹ thuật sử dụng và bảo quản máy móc.

Chi phí tập huấn đào tạo sử dụng máy móc do đơn vị cung cấp máy hỗ trợ.

Công ty cung cấp máy tổ chức cung ứng máy móc thiết bị phụ tùng kịp thời, đúng kế hoạch, chủng loại và chất lượng cho nông dân. Mở lớp tập huấn thao diễn, bảo dưỡng, sửa chữa cho nông dân trước và sau khi mua máy. Hàng năm chọn và

đào tạo kỹ thuật viên bảo dưỡng máy cho từng huyện, thành phố, thị xã để bảo đảm chăm sóc khách hàng kịp thời, thuận lợi nhất;

Trước khi bán hàng

- Tổ chức các điểm thao diễn kỹ thuật, giới thiệu tính năng tác dụng của các máy nông nghiệp làm đất tại từng địa phương.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương (Trang 56 - 67)