Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương (Trang 103 - 108)

ĐẦU TƯ CƠ GIỚI HÓA NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG

3.3 Một số kiến nghị

* Đối với Hội Nông dân tỉnh

Hội Nông dân tỉnh cần triển khai, phối hợp mạnh hơn với các cơ quan, ban ngành liên quan để liên kết tổ chức triển khai thực hiện chính sách hiệu quả hơn.

Chỉ đạo hệ thống Hội tuyên truyền, khảo sát, tập hợp nhu cầu mua sắm máy của nông dân, hàng năm có điều chỉnh bổ sung phù hợp với nhu cầu đầu tư trang bị máy móc của nông dân trình UBND tỉnh phê duyệt. Hàng quý đối chiếu, thanh toán trả lãi suất tiền vay mua máy của nông dân theo kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt cho Ngân hàng.

Phối hợp, đôn đốc Công ty bán máy tổ chức cung ứng máy móc, thiết bị phụ tùng kịp thời, đúng kế hoạch, chủng loại và chất lượng cho nông dân. Mở lớp tập huấn thao diễn kỹ thuật, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc cho nông dân trước và sau khi mua máy. Hàng năm chọn và đào tạo kỹ thuật viên bảo dưỡng, sửa chữa máy cho từng huyện, thành phố, thị xã để đảm bảo chăm sóc khách hàng kịp thời, thuận

lợi nhất.

* Đối với Tỉnh Hải Dương

Đề nghị Tỉnh hỗ trợ những mặt sau:

Đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh tiếp tục có chính sách hỗ trợ lãi suất cho nông dân, mở rộng thêm dự án cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp: thêm danh mục chủng loại máy móc được ưu tiên vay vốn khi mua như máy GĐLH cỡ trung và cỡ lớn, các loại máy làm đất đa năng công suất từ 50 ML trở lên, các loại máy móc phục vụ cho khâu canh tác, tưới nước cho cây trồng, đặc biệt là chế biến, bảo quản nông sản, mở rộng cho vay hỗ trợ lãi suất đối với chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản vì đối tượng này chưa có nguồn, lại đang chịu dịch bệnh; giảm bớt thủ tục hành chính trong xét duyệt hộ nông dân đủ điều kiện được hưởng ưu đãi từ chính sách; tăng cường kiểm tra giá cả, chất lượng máy móc thiết bị phục vụ cho nông dân để đảm bảo cho đối tượng là người nông dân được hưởng lợi một cách tốt nhất …

Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành, nhất là Sở Tài chính, chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp & PTNT phối hợp với Hội Nông dân tỉnh, tiếp tục triển khai thực hiện dự án đạt kết quả. Hàng năm cân đối nguồn ngân sách để hỗ trợ kịp thời lãi suất cho vay của các hộ đã mua máy theo dự án.

Hỗ trợ kinh phí cho các địa phương xây dựng mô hình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các mô hình có tính liên kết cao như mô hình tổ hợp tác cơ giới hóa.

Hỗ trợ kinh phí mở các lớp tập huấn kỹ thuật về máy móc cơ điện nông nghiệp cho các thành phần kinh tế về những tiến bộ kỹ thuật của máy móc cơ giới hóa để nhanh chóng ứng dụng vào sản xuất.

Kết hợp với việc quy hoạch phát triển nông thôn mới, tỉnh Hải Dương cần chỉ đạo các ban ngành cũng như các địa phương trong tỉnh quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, quy hoạch phát triển giao thông nội đồng, thủy lợi nội đồng. Có chính sách hỗ trợ và khuyến khích người dân dồn điền đổi thửa, hạn chế tình trạng sản xuất nhỏ lẻ và manh mún, hình thành vùng sản xuất tập trung tạo điều

kiện thuận lợi để ứng dụng cơ giới hóa.

Tận dụng các nguồn kinh phí hỗ trợ từ bên ngoài, đồng thời có các chính sách cụ thể để hỗ trợ phát triển các dịch vụ cơ giới trên địa bàn tỉnh.

* Đối với Nhà nước

Nhà nước cần có chính sách vĩ mô phù hợp nằm khuyến khích các nhà kinh doanh, các thành phần kinh tế đầu tư, trang bị máy móc phục vụ quá trình cơ giới hóa cho nông nghiệp, nông thôn; mở rộng thị trường tiêu thụ nông- lâm- thủy sản… Đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT, bộ Tài Chính có kế hoạch, phối hợp cùng các cơ quan liên quan đề nghị Chính phủ cấp ngân sách bổ sung hàng năm. Để đáp ứng đủ nhu cầu mua sắm máy móc của nông dân.

Cần có những chính sách ưu đãi cụ thể hơn nữa về vốn và tín dụng đầu tư cho phát triển dịch vụ cơ giới.

Đầu tư phát triển cho nghiên cứu, chế tạo máy, đặc biệt là các loại máy nông nghiệp có thương hiệu Việt Nam có thể hoạt động hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.

Có chính sách cụ thể cho đào tạo nghề cơ khí cho lao động nông thôn, hỗ trợ kinh phí cho các học viên theo học.

KẾT LUẬN

Cơ giới hóa nông nghiệp là quá trình sử dụng máy móc vào trong sản xuất nông nghiệp nhằm thay thế một phần hoặc toàn bộ sức người hoặc súc vật qua đó tăng năng suất lao động và giảm nhẹ cường độ lao động trong các khâu sản xuất nông nghiệp. Hiện nay cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện đang phổ biến ở hai hình thức cơ giới hóa bộ phận và cơ giới hóa tổng hợp. Việc áp dụng CGH trong sản xuất nông nghiệp có vai trò quan trọng trong CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước cũng như tỉnh Hải Dương luôn có đường lối và chính sách để đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Trong đó, chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh là một biện pháp tài chính hữu hiệu nhằm hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp, giảm nghèo, ổn định tình hình kinh tế- xã hội. Góp phần phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Quan toàn bộ những vấn đề đã trình bày, luận văn giải quyết cơ bản những yêu cầu đặt ra, thể hiện trên những nội dung chủ yếu sau đây:

Đề tài đã khái quát những vấn đề lý luận về tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp. Qua đó chỉ rõ sự cần thiết củ việc tổ chức thực thi chính sách trên địa bàn tỉnh, nhừng điều kiện cần thiết để thực thi chính sách hiệu quả và thành công. Nêu lên bản chất, vai trò của chính sách để thấy rõ hơn đặc điểm, tầm quan trọng của việc cơ giới hóa nông nghiệp góp phần ổn định tình hình kinh tế xã hội nông thôn trong quá trình thực hiện quản lý vĩ mô nền kinh tế. Thông qua trình bày một số mô hình thực hiện chính sách ở một số tỉnh điển hình trong cả nước để rút ra bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức thực thi chính sách có hiệu quả hơn.

Qua việc phân tích thực trạng tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa của chính quyền tỉnh cho thấy bước đầu chính sách đã đạt được những kết quả nhất định. Công tác thực thi chính sách đã và đang được tiến hành với những điểm mạnh, điểm yếu trong thực thi. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh cơ giới

hóa vào trong sản xuất nông nghiệp giúp người dân giảm áp lực lao động trong mùa vụ, giải phóng lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp để tham gia vào các ngành sản xuất khác, giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả đầu ra cho người nông dân. Mặt khác việc đầu tư cho cơ giới hóa cũng đem lại hiệu quả kinh tế cho các chủ cơ sở dịch vụ cơ giới hóa. Tuy nhiên việc áp dụng chính sách để hỗ trợ vốn cho nông dân đầu tư cơ giới hóa còn thiếu đồng bộ đã làm cho việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn.

Việc đẩy mạnh tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp trong địa bàn tỉnh đã và đang phải đối mặt với một số cản trở như: tình trạng sản xuất mạnh mún, nhỏ lẻ, thiếu quy hoạch, thiếu liên kết, thiếu kỹ thuật và đặc biệt là thiếu vốn để đầu tư phát triển dịch vụ cơ giới hóa. Các rào cản trên đã làm cho tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hải Dương vẫn còn thấp.

Với đặc điểm và các yếu tố cản trở công tác thực thi chính sách trên của tỉnh Hải Dương thì việc đưa ra các phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức chính sách là điều cần thiết và phải tiến hành đồng bộ như: Cùng cố bộ máy tổ chức, quy hoạch vùng sản xuất tập trung, tăng cường hỗ trợ về vốn và kỹ thuật cho đầu tư phát triển dịch vụ cơ giới hóa, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền cho người dân, xây dựng các mô hình trình diễn về cơ giới hóa cho người dân tham quan học tập…

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương (Trang 103 - 108)