5. Giới thiệu kết cấu bài khóa luận tốt nghiệp
3.2.3 Trích lập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Trong doanh nghiệp, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản lƣu động. Vì vậy, công ty nên lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là việc tính trƣớc vào giá vốn hàng bán phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn so với giá trị ghi sổ của kế toán hàng tồn kho thông qua bằng chứng về sự giảm giá trong kỳ kế toán.
Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do hàng tồn kho giảm giá, đồng thời cũng để phản ánh giá trị thuần của hàng tồn kho cũng nhƣ tài sản của doanh nghiệp trên BCTC. (Căn cứ khoản 2, điều 4 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho TT số 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 của BTC).
“Mức trích lập dự phòng tính theo công thức sau: Mức dự phòng
giảm giá vật tư hàng hóa
=
Lượng vật tư hàng hóa thực tế tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính x Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán - Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho (giá trị dự kiến thu hồi) là giá bán (ước tính) của hàng tồn kho trừ (-) chi phí để hoàn thành sản phẩm và chi phí tiêu thụ (ước tính).
Mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính cho từng loại hàng tồn kho bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chi tiết. Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào giá vốn hàng bán (giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong kỳ) của doanh nghiệp. Riêng dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt.
Tài khoản sử dụng: TK 159 – “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”.
Cuối kỳ kế toán (năm, quý), khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, kế toán ghi nhận bút toán sau:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán.
Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Kỳ kế toán tiếp theo, công ty căn cứ vào tình hình giảm giá HTK ở thời điểm đó tính toán khoản dự phòng cần lập, so sánh với dự phòng giảm giá đã lập ở cuối kỳ kế toán trƣớc, xác đinh số chênh lệch:
+ Trƣờng hợp: khoản dự phòng giảm giá HTK phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng HTK đã lập kỳ kế toán trƣớc chƣa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn đƣợc lập thêm.
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán.
Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
+ Trƣờng hợp: khoản dự phòng HTK phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng hàng tồn kho đã lập ở kỳ kế toán trƣớc chƣa sử dụng hết thì số chênh lệch nhỏ hơn đƣợc hoàn nhập.
Nợ TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Có TK 632 – Giá vốn hàng bán
3.2.4 Trích lập khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi
Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi trên. (Căn cứ khoản 2, điều 6 - Dự phòng nợ phải thu khó đòi TT số 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 của BTC). “Cụ thể mức trích lập dự phòng nhƣ sau:
+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm. + 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm. + 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.
SVTH: HÀ ANH TUẤN
+ 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.
Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết… thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.
Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.”
Tài khoản sử dụng là tài khoản 139. Khi trích lập bổ sung dự phòng phần chênh lệch giữa số dự phòng phải thu khó đòi năm nay nhiều hơn số dự phòng phải thu khó đòi đã lập năm trƣớc, kế toán ghi:
Nợ TK 6246: Chi phí quản lý doanh nghiệp (chi phí dự phòng) Có TK 139: Dự phòng nợ phải thu khó đòi
+ Ngƣợc lại nếu số dự phòng phải thu khó đòi năm nay ít hơn số dự phòng phải thu khó đòi đã lập năm trƣớc thì phần chênh lệch đƣợc hoàn nhập dự phòng:
Nợ TK 139: Dự phòng nợ phải thu khó đòi
Có TK 6426: Chi phí quản lý doanh nghiệp + Xử lý xóa sổ các khoản nợ không thể thu hồi đƣợc:
Nợ TK 6426: Chi phí quản lý doanh nghiệp (chƣa lập dự phòng) Nợ TK 139: Dự phòng nợ phải thu khó đòi (phần đã lập dự phòng)
Có TK 131, 138: Các khoản phải thu khách hàng, phải thu khác Đồng thời, ghi nợ TK 004: Nợ khó đòi đã xử lý.
+ Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã xử lý xóa sổ, nay công ty thu hồi đƣợc: Nợ TK 111, 112: Số tiền thu đƣợc
Có TK 711: Thu nhập khác
Đồng thời ghi Có TK 004: Nợ khó đòi đã xử lý.
Nhƣ vậy, việc lập nên khoản dự phòng sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ổn định, tăng độ chính xác tin cậy cho các thông tin kế toán đƣa ra.
3.2.5 Hoàn thiện thêm các yếu tố khác
Quan tâm hơn nữa hoạt động quảng cáo tiếp thị, các sản phẩm. Cũng nhƣ có từng chiến lƣợc kinh doanh, chƣơng trình khuyến mãi riêng biệt đối với từng nhóm mặt hàng trong khoảng thời gian nhất đinh. Phải xúc tiến quảng bá hình ảnh công ty trên báo chí và truyền hình. Sản xuất ra nhiều mẫu mã mới thu hút cả giới trẻ lẫn ngƣời già. Sản phẩm phải đặt chất lƣợng lên hàng đầu để giữ uy tín cho công ty.
Mở rộng thị trƣờng ở các tỉnh Tây Nguyên và Miền Tây Nam Bộ.
Có chính sách khen thƣởng kịp thời cho nhân viên bộ phận kinh doanh, bộ phận bán hàng khi đạt đƣợc mốc doanh thu theo quy định.
Ngoài các khách hàng vốn có, công ty cần phải quan tâm hơn nữa trong việc mở rộng kinh doanh ra các thị trƣờng tiềm năng, tạo mối quan hệ để khách hàng không thƣờng xuyên trở thành khách hàng thƣờng xuyên của công ty thông qua các biện pháp nhƣ: tham gia các
hội chợ hàng, quảng cáo sản phẩm, đẩy mạnh công tác marketing cũng nhƣ có nhiều đãi ngộ, hỗ trợ cho khách hàng mới. Không ngừng nâng cao tính cạnh tranh về chất lƣợng và giá cả của thành phẩm, hàng hoá và dịch vụ. Phân loại từng loại hàng cụ thể, theo dõi chi tiết để nằm đƣợc doanh thu hàng nào tăng cao, hàng nào bán chạy, hàng nào bán chậm.
Nâng cao hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn thông qua việc khống chế vốn bị chiếm dụng một cách thấp nhất bằng cách đôn đốc việc thu hồi công nợ, vận dụng linh hoạt chính sách chiết khấu thanh toán, cũng nhƣ cân nhắc kỹ việc lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp với những khách hàng mới hoặc uy tín chƣa cao. Để đạt đƣợc lợi nhuận tối ƣu thì ngoài việc tăng cƣờng doanh thu bán hàng công ty cần phải chú trọng đến các biện pháp giảm chi phí đặc biệt là chi phí lãi vay.
Thiết lập đƣờng dây nóng chuyên giải đáp thắc mắc cho khách hàng về sản phẩm nhƣ giá cả, chƣơng trình khuyến mãi. Công ty cần có chế độ đãi ngộ, khen thƣởng vật chất kịp thời cũng nhƣ kỷ luật nghiêm minh đối với những hành vi sai trái nhằm động viên ngƣời lao động để hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả hơn . Đẩy mạnh chế độ bảo hành sản phẩm cho khách hàng để tạo đƣợc lòng tin ở khách hàng.
Ngoài ra, công ty cần quan tâm, chú trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, xây dựng kế hoạch, tiến hành tuyển dụng công nhân viên nhằm đảm bảo cung ứng nhân sự kịp thời.
TÓM TẮT CHƢƠNG III
Để hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh, đòi hỏi phải có sự nỗ lực của chính những ngƣời làm công tác quản lý và những ngƣời thực hiện sự chỉ đạo đó.
Bên cạnh đó việc đề xuất trích lập dự phòng sẽ xảy ra hai mặt của một vấn đề. Đó là mặt tích cực và tiêu cực cho doanh nghiệp. Về mặt tích cực kế toán có thể lƣờng và tính trƣớc đƣợc chi phí của doanh nghiệp từ đó dự phòng rủi ro một cách hiệu quả. Tuy nhiên, mặt tiêu cực lại thể hiện khi đƣa quá nhiều chi phí làm giảm doanh thu dẫn tới kết chuyển cuối kỳ bị lỗ.
Xuất phát từ nhu cầu của thị trƣờng cũng nhƣ trong doanh nghiệp mà có thể đáp ứng điều chỉnh để tăng kết quả sản xuất kinh doanh, giảm thiểu hạn chế chi phí phát sinh không hợp lý và cũng từ yêu cầu đòi hỏi về tính hiệu quả trong việc tổ chức, thiết kế mô hình quản lý tài chính kế toán cho thích hợp để có thể đƣa ra thông tin chính xác với công ty trong điều kiện hiện nay. Ban lãnh đạo Công ty đều có trình độ chuyên môn sâu sắc, lãnh đạo Công ty theo một đƣờng lối riêng, hƣớng Công ty phát triển theo thị trƣờng và đạt nhiều kết quả khả quan mặc dù cũng còn nhiều vƣớng mắc.
Để ổn định tình hình kinh doanh nhƣ hôm nay Công ty đã trải qua nhiều thăng trầm, song ban lãnh đạo đã đƣa ra nhiều chính sách quản lý, hoạt động kinh doanh không rập khuôn, phù hợp với tình hình thực tế ở đơn vị.
SVTH: HÀ ANH TUẤN
KẾT LUẬN CHUNG
Trong nền kinh tế thị trƣờng, đặc biệt trong thời kỳ kinh tế mở hiện nay, doanh nghiệp nào cũng muốn mình tồn tại và đứng vững trên thƣơng trƣờng, bài toán mà mỗi doanh nghiệp đặt ra ở đây là làm sao để đạt đƣợc mức lợi nhuận nhƣ mong đợi. Lợi nhuận ở đây không đơn thuần đƣợc đo bằng giá trị vật chất mang lại mà còn phải đảm bảo về cả chất và lƣợng về nhân lực cũng nhƣ thành quả kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp. Để đạt đƣợc mục tiêu này thì mỗi doanh nghiệp cần tạo ra cho mình một hƣớng đi riêng, với những đƣờng lối, phƣơng hƣớng kinh doanh đúng đắn, hiệu quả. Và kế toán là một công cụ quan trọng và cần thiết không thể thiếu đƣợc trong mỗi doanh nghiệp. Kế toán vừa là một công cụ quản lý kinh tế vừa là công tác nghiệp vụ hữu hiệu, là một trợ thủ đắc lực cho các nhà hoạch định kinh doanh vạch ra hƣớng phát triển trong tƣơng lai. Nếu hạch toán kết quả kinh doanh đúng đắn, chính xác sẽ là một trong những biện pháp tích cực và hiệu quả nhất góp phần vào việc thúc đẩy quá trình tuần hoàn vốn, tạo điều kiện cho việc kinh doanh ngày càng mở rộng.
Là một doanh nghiệp có chỗ đứng trong thị trƣờng trong nƣớc nói chung và đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất giày dép nói riêng, Công ty cổ phần Giầy Việt ngày càng khẳng định vị thế của mình. Sau thời gian thực tập, nghiên cứu em đã phần nào nắm bắt đƣợc thực trạng công tác tổ chức kế toán trong một công ty và với đề tài : “Công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Giầy Việt ” đã giúp em hiểu sâu hơn về lý luận chung, so sánh đƣợc sự giống và khác nhau giữa lý luận và thực tiễn nhằm bổ sung kiến thức đã đƣợc học trên ghế nhà trƣờng. Từ sự liên hệ trên đã giúp em có thêm những kiến thức bổ ích, nắm bắt thực tiễn và hoàn thiện kỹ năng của bản thân.
Bài viết đã khái quát toàn bộ quá trình hạch toán kế toán doanh thu, thu nhập khác, chi phí và xác định kết quả kinh doanh cũng nhƣ mô tả thực tế công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Giầy Việt. Chúng ta có thể thấy rõ mối quan hệ giữa ba yếu tố doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh (lãi, lỗ) là một hệ thống có quan hệ nhân quả. Mối quan hệ đó thể hiện ở chỗ, nếu nguồn doanh thu cao nhƣng chi phí lại vƣợt quá doanh thu thì doanh nghiệp cũng không thể kinh doanh có lãi và ngƣợc lại nếu quản lý tốt các chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh cùng với việc gia tăng doanh thu thì doanh nghiệp sẽ thực hiện đƣợc mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận . Bên cạnh đó em cũng mạnh dạn đề xuất những ý kiến cá nhân với mong muốn hoàn thiện hơn công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty Cổ Phần Giầy Việt. Em rất mong nhận đƣợc các ý kiến nhận xét và góp ý của thầy cô về đề tài khóa luận của mình để khóa luận đƣợc hoàn thiện một cách tốt nhất.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô ThS. Trịnh Ngọc Anh, ban giám đốc cùng tập thể anh chị phòng kế toán công ty Cổ Phần Giầy Việt đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian qua để em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.Tuy nhiên với những hiểu biết còn hạn chế nên em không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong sự đóng góp và giúp đỡ của thầy cô, anh chị nhân viên Phòng Kế toán Công ty để có thể giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này một cách tốt nhất.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Tài Chính (2009). “Chuẩn mực kế toán số 14” - Nhà xuất bản thống kê.
[2]. Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính và Thông tƣ 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài Chính.
[3]. Th.S Trịnh Ngọc Anh, Th.S Đào Thị Kim Yến (2011). “Giáo trình nguyên lý kế toán” (Lý thuyết & bài tập) – ĐH Công Nghệ Tp.HCM - NXB Kinh tế TP.HCM.
[4]. T.S Phan Đức Dũng (2010). “ Lý thuyết và thực hành Kế Toán Tài Chính”- ĐH Kinh tế Tp.HCM – Nhà xuất bản lao động xã hội.
[5]. PGS.TS. Võ Văn Nhị (2010). “Kế toán tài chính” – ĐH Kinh tế Tp.HCM – Nhà xuất bản tài chính.
[6]. T.S Trần Phƣớc (2009). “Kế toán tài chính doanh nghiệp” – ĐH Kinh tế Tp.HCM – Nhà xuất bản tài chính.
[7]. Tài liệu nội bộ công ty cổ phần Giầy Việt năm 2013. [8]. Các trang web điện tử online:
danketoan.com lib.hutech.edu.vn tailieu.vn vinagiay.vn webketoan.vn PHỤ LỤC
Phụ lục 01: Hóa đơn giá trị gia tăng công ty số 0006281 Phụ lục 02: Hóa đơn giá trị gia tăng công ty số 0006361 Phụ lục 03: Phiếu thu số 33/10 ngày 06/10/2013
Phụ lục 04: Phiếu thu số 95/10 ngày 10/10/2013 Phụ lục 05: Phiếu chi số 15/10 ngày 15/10/2013
Phụ lục 06: Hóa đơn giá trị gia tăng công ty TNHH BALAN số 0000485
Phụ lục 07: Hóa đơn giá trị gia tăng công ty TNHH in ấn bao bì Long Vũ số 0000111 Phụ lục 08: Hóa đơn giá trị gia tăng công ty TNHH Quân Hoàng Sinh số 0000917 Phụ lục 09: Phiếu chi số 01/10 ngày 01/10/2013
Phụ lục 10: Bảng kê chi tiết chi phí văn phòng tháng 10/2013
Phụ lục 11: Hóa đơn giá trị gia tăng Cty TNHH TM Làng Nƣớng Nam Bộ số 0007372 Phụ lục 12: Phiếu chi số 26/10 ngày 31/10/2013