5. Giới thiệu kết cấu bài khóa luận tốt nghiệp
1.5 Báo cáo kết quả kinh doanh
1.5.1 Khái niệm
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh thông thƣờng và kết quả khác) trong một kỳ nhất định.
Kết quả hoạt động kinh doanh = Kết quả HĐKD thông thƣờng – Kết quả khác
Trong đó:
Kết quả hoạt động kinh doanh thông thƣờng = Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ - Giá vốn hàng bán + Doanh thu hoạt động tài chính – Chi phí tài chính – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Kết quả khác = Thu nhập khác – Chi phí khác 1.5.2 Mục đích
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nhằm cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho ngƣời sử dụng về tình hình và kết quả tất cả các hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo để từ đó có thể đƣa ra quyết định kinh tế liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tƣ tài chính và hoạt động khác của doanh nghiệp.
1.5.3 Nguyên tắc lập báo cáo
Khi lập báo cáo kết quả HĐKD, kế toán phải tuân thủ sáu nguyên tắc chung khi lập và trình bày báo cáo tài chính: hoạt động liên tục, cơ sở dồn tích, nhất quán, trọng yếu, tập hợp, bù trừ và có thể so sánh. Trong đó đặc biệt chú trọng nguyên tắc cơ sở dồn tích.
Theo cơ sở kế toán dồn tích, các giao dịch và sự kiện đƣợc ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và đƣợc ghi nhận vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của các kỳ kế toán liên quan. Các khoản chi phí đƣợc ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí
1.5.4 Cơ sở lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Để có số liệu lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, kế toán phải căn cứ vào: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm trƣớc Các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong kỳ báo cáo dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9.
Và theo chế độ kế toán Việt Nam (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2003 của Bộ Trƣởng Bộ tài chính).
1.6 Quy định của nhà nƣớc về chi phi hợp lý, hợp lệ, hợp pháp
Khi nói đến hoá đơn, chứng từ hợp lý là muốn nói đến chi phí hợp lý. Chi phí có hoá đơn hợp pháp vẫn chƣa đủ, nó còn phải hợp lý, nghĩa là nội dung trên hóa đơn phải đúng, phù hợp với nội dung kinh doanh và tình hình hoạt động cũng nhƣ hiện trạng của doanh nghiệp.
Hợp lệ đƣợc hiểu là sự phù hợp với các thông lệ. Hoá đơn phải đảm bảo đầy đủ các chỉ tiêu và yêu cầu ghi trên hóa đơn. Chi phí hợp lý, hợp lệ phải có hóa đơn chứng từ hợp pháp chỉ mới đáp ứng ba yêu cầu cơ bản. Trong một số trƣờng hợp, chi phí phát sinh còn phải đáp ứng các yêu cầu khác nhƣ: không vƣợt định mức (tiêu hao nguyên vật liệu, ...), không vƣợt mức khống chế (chi phí hội họp, tiếp khách, quảng cáo, ... không vƣợt quá % trên tổng chi phí). Nếu chi phí phát sinh quá lớn hoặc chi phí đã trả cho nhiều kỳ thì phải phân bổ dần.
Theo quy định của Luật quản lý thuế, Nghị định số 98/2007/NĐ-CP, Thông tƣ 120/2002 TT-BTC, Thông tƣ số 60/2007/TT-BTC và một số văn bản hƣớng dẫn thi hành của Bộ tài Chính, Doanh nghiệp cần lƣu ý những vấn đề sau:
+“Hóa đơn chứng từ ghi không đúng tên công ty, địa chỉ, mã số thuế (không hợp lệ), không
hợp lý, không hợp pháp thì hoá đơn đó sẽ bị loại (xuất toán).
+ Hóa đơn chứng từ hợp lệ nhưng chi phí ghi trên hóa đơn thuộc loại chi phí bị khống chế hoặc chi phí không được xác định là chi phí để ghi tính thuế thu nhập doanh nghiệp thì hóa đơn đó không hợp lý.
+ Chi phí hợp lý, hợp lệ nhưng việc mua bán hàng hóa không có thật, hoặc việc mua bán là có thật nhưng đơn vị xuất hóa đơn nhờ đơn vị khác xuất giùm hóa đơn hay hóa đơn giả thì hóa đơn đó gọi là bất hợp pháp.
+ Hóa đơn chứng từ hợp lý, hợp lệ, hợp pháp nhưng quá 06 tháng kể từ ngày phát hành hóa đơn thì cũng không được khấu trừ thuế GTGT, nếu doanh nghiệp kê khai báo cáo thuế thì sẽ bị loại, doanh nghiệp phải đóng phạt về hành vi kê khai hóa đơn trên như sau: Phạt thuế VAT, phạt chậm nộp VAT. Hóa đơn trên chỉ được tính chi phí khi xác định thuế TNDN.
+ Hóa đơn chứng từ hợp lý, hợp lệ, hợp pháp, đã kê khai thuế nhưng bị mất hóa đơn, doanh nghiệp không chứng minh được hành vi mất hoá đơn thì doanh thu trên hoá đơn đó bị loại.
SVTH: HÀ ANH TUẤN
+ Hóa đơn mua vào không đầy đủ phiếu thu, hợp đồng... nếu đơn vị bán hàng hóa bỏ trốn thì hóa đơn sẽ bị xuất toán.”
1.7Quy định của nhà nƣớc về các khoản chi phí đƣợc khấu trừ và không đƣợc khấu trừ
khi xác định thu nhập chịu thuế
1.7.1 Về các khoản chi phí đƣợc khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
Theo điều 6: Thông tƣ số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ tài chính quy định: “Các khoản chi đƣợc trừ và không đƣợc trừ khi xác định thu nhập chịu thuế”. Trừ các khoản chi không đƣợc trừ nêu tại Khoản 2 điều này. Doanh nghiệp đƣợc trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ “Các khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
+ Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
+ Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng: Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán và chưa có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Nhưng khi thanh toán mà không thanh toán qua ngân hàng thì phải kê khai điều chỉnh giảm khoản chi phí đó. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính có phát sinh khoản chi phí này).
+ Đối với các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đã thanh toán bằng tiền mặt phát sinh trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành thì không phải điều chỉnh lại theo quy định tại điểm này.”
1.7.2 Về các khoản chi phí không đƣợc khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
Bên cạnh những chi phí đƣợc giảm trừ thì cũng có những khoản chi phí không đƣợc giảm trừ khi tính thuế TNDN đƣợc quy định trong khoản 2, điều 6, Thông tƣ 123/2012/TT- BTC và đƣợc sửa đổi tại điều 9, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, sửa đổi số 32/2013/QH13. Các khoản chi không đƣợc trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
“+ Các khoản chi không liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, không có đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp.
+ Tiền phạt do vi phạm quy định hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế.
+ Khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác.
+ Khoản chi vượt mức theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng.
+ Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa vượt định mức tiêu hao do doanh nghiệp xây dựng, thông báo cho cơ quan thuế và giá thực tế xuất kho.
+ Phần chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
+ Phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt mức tính theo phương pháp phân bổ do pháp luật quy định.
+ Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, thù lao trả cho sáng lập viên doanh nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất kinh doanh. Tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán khác để trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
+ Trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định của pháp luật. + Khoản trích trước vào chi phí không đúng quy định của pháp luật. + Phần chi trả tiền lãi vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu.
+ Tiền nộp thuế các loại. Thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ, thuế GTGT nộp theo phương pháp khấu trừ, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.
+ Khoản chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, chi tiếp tân, khách tiết, hội nghị, chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán, chi phí báo hiếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh vượt quá 10% tổng số chi phí được trừ, đối với doanh nghiệp thành lập mới là phần chi vượt quá 15% trong ba năm đầu, kể từ khi được thành lập. Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi quy định tại điểm này, đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hóa bán ra.
+ Khoản tài trợ, trừ khoản tài trợ cho y tế, giáo dục,nghiên cứu khoa học, khắc phục hậu quả thiên tai, làm nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa, nhà cho các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật.
+ Phần trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện hoặc quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động vượt mức quy định theo quy định của pháp luật.
+ Các khoản chi của hoạt động kinh doanh: ngân hàng, bảo hiểm, xổ số, chứng khoán và một số hoạt động kinh doanh đặc thù khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.”
TÓM TẮT CHƢƠNG I
Kế toán xác định kết quả kinh doanh có vai trò đặc biệt quan trọng vì nó góp phần phản ánh đúng nhất kết quả hoạt động của doanh nghiệp vào cuối kỳ. Kết quả hoạt động kinh doanh có trung thực và hợp lý hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ cách thức hạch toán và quy trình làm việc của nhân viên. Và để có đƣợc một kết quả chính xác thì quy trình kế toán nói riêng và việc tổ chức quản lý của các doanh nghiệp nói chung phải đƣợc tổ chức, sắp xếp một cách khoa học và hợp lý.
Việc hiểu rõ quy trình, tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến các tài khoản doanh thu, chi phí từ đó xem xét doanh nghiệp có thực hiện áp dụng những chuẩn mực, quy tắc ,quy định hay những chi phí hợp lệ để hạch toán đƣa ra kết quả cuối cùng là xác định kết quả kinh doanh hay không? Kết hợp với lý thuyết ở chƣơng I. Chƣơng II thực tế sẽ cho chúng ta hiểu đƣợc rõ hơn về kế toán xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp từ đó đƣa ra những nhận xét còn tồn tại trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
SVTH: HÀ ANH TUẤN
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY VIỆT
2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ Phần Giầy Việt
2.1.1 Giới thiệu về quá trình lịch sử hình thành và phát triển công ty
2.1.1.1 Giới thiệu
Tên Công ty: Công ty Cổ phần Giầy Việt Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Tên giao dịch quốc tế: Vinagiay Corporation Tên viết tắt hiện nay: VINA GIẦY
Số đăng ký kinh doanh: 413000317 Mã số thuế: 0302247980-1
Địa chỉ trụ sở chính:. Tòa nhà Giầy Việt Plaza, 180-182 Lý Chính Thắng, Phƣờng 9, Quận 3, Tp.Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: 08.3.9319787. Fax: 08.39318343
Website: www.vinagiay.com.vn hoặc www.vinagiay.vn
Email: vinagiay@hcm.vnn.vn hoặc giayvietplaza@giayviet.com
Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất và kinh doanh các loại giày da, dây nịt, túi xách, bóp ví và cho thuê văn phòng…
Vốn điều lệ: 17.000.000.000 đồng Tổng số cổ phần: 17.000 cổ phần.
Mệnh giá cổ phần: 1.000.000 đồng/cổ phần.
2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Giai đoạn đầu hình thành công ty (1975-1999)
Nghệ nhân Vũ Chầm đã đƣa nghề làm giày da gia truyền từ Bắc vào Nam cách đây đã hơn nửa thế kỷ. Năm 1975, cơ sở sản xuất của Vũ Chầm đƣa vào hoạt động của Nhà nƣớc, ông trở thành tổ viên làm việc tại xí nghiệp sản xuất giày da. Với tay nghề của mình, ông đã đƣợc chính các vị nguyên thủ, lãnh đạo Nhà nƣớc nhƣ Thủ Tƣớng Võ Văn Kiệt, Tổng Bí Thƣ Đỗ Mƣời…mời đóng giày cho họ. Đây đƣợc xem là một niềm tự hào đối với sản phẩm giày do Vũ Chầm làm ra.
Vào ngày 06 tháng 06 năm 1990, Vũ Chầm đã quyết định thành lập công ty mới mang tên: “Công ty cổ phần Giầy Việt”. Tiền thân là Công Ty Vina Giầy. Từ đây, thƣơng hiệu Vina Giầy bắt đầu xuất hiện trên thị trƣờng da giày TP. Hồ Chí Minh.
Giai đoạn phát triển mạnh mẽ thƣơng hiệu (1997- 2014)
Khi mới thành lập Công ty chỉ mang thƣơng hiệu Vina-Giầy, sau đó Công ty đã đƣa ra thị trƣờng 2 thƣơng hiệu mới là Vũ Chầm và Giầy Việt.. Sau đó vào ngày 05/11/1991, nhãn hiệu VINAGICO đã đƣợc cấp giấy chứng nhận kiểu dáng công nghiệp số: 340, số: 2443.
Sản phẩm của Công ty đã đƣợc nhiều giải thƣởng có uy tín do khách hàng và báo chí bình chọn nhƣ: 18 năm liền đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lƣợng cao” từ năm 1997 đến
2014 do ngƣời tiêu dùng bình chọn, danh hiệu 14 năm liền “Top 5 ngành da và giả da” từ năm 1997 đến 2010, dành thƣơng hiệu “Hàng đầu Việt Nam” do báo Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn, danh hiệu “Cúp vàng chất lƣợng hội nhập năm 2007” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ Thuật Việt Nam bình chọn, đạt nhiều huy chƣơng vàng – bằng khen tại các kỳ hội chợ trong và ngoài nƣớc.Vina-Giầy hiện đang là thành viên các Hiệp hội giầy trên Thế giới nhƣ: Tổ chức SATRA tại Anh và NSRA tại Mỹ.
2.1.1.3 Hệ thống chuỗi cửa hàng và đại lý bán lẻ
Vina Giầy đã tham gia thị trƣờng giày dép TP.Hồ Chí Minh rất sớm. Với các loại giày da thời trang đa dạng thích hợp cho cả hai giới nam và nữ, cũng nhƣ từng độ tuổi khác nhau.
Trải qua nhiều năm phát triển, hiện tại công ty đã sở hữu bốn thƣơng hiệu khác nhau nhƣ: Vina-Giầy, Giầy Việt, Vũ Chầm, Vinagico. Hệ thống phân phối hiện nay đƣợc mở rộng khắp các tỉnh thành, trải dài từ Bắc - Trung - Nam.
Tuy nhiên, thị trƣờng chính vẫn là khu vực miền Nam và đặc biệt là TP.Hồ Chí Minh. Hiện nay, Vina-Giầy có hơn 20 cửa hàng, đại lý, liên kết lớn nhỏ trên khắp các tỉnh thành đất nƣớc.