Về các công tác hỗ trợ khác cho việc sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần Giầy Việt (Trang 107)

5. Giới thiệu kết cấu bài khóa luận tốt nghiệp

3.1.1.5 Về các công tác hỗ trợ khác cho việc sản xuất kinh doanh

Công ty có cơ sở vật chất khang trang hiện đại..Hệ thống các cửa hàng đƣợc thiết kế, trang trí đồng bộ, đã tạo đƣợc hiệu ứng khách hàng nhận diện đƣợc cửa hàng tầm nhìn từ xa. Năm 2007-2008 Công ty đã cho xƣởng sản xuất ở Củ Chi đi vào hoạt động, đã làm gia tăng năng suất sản xuất và tạo chất lƣợng sản phẩm.Hệ thống bảo hành sản phẩm hậu mãi của Công ty đƣợc xây dựng một cách chuyên nghiệp, xử lý các lỗi sản phẩm cho khách một cách tận tình, chu đáo. Bộ phận bán hàng rất năng động, nhiệt tình vui vẻ. Công ty luôn thay đổi mẫu mã để phù hợp với xu hƣớng ngƣời tiêu dùng.

3.1.2 Nhƣợc điểm

3.1.2.1 Các hoạt động kiểm soát và quản lý chi phí hoạt động kinh doanh

Việc xét duyệt bán chịu hàng hoá, thành phẩm chƣa đƣợc công ty chú trọng. Thông thƣờng chỉ do giám đốc hoặc trƣởng phòng kinh doanh quản lý và ký duyệt trong khi Phòng kế toán theo dõi và nắm rõ hơn tình hình thanh toán và công nợ của từng khách hàng. Do đó, bộ phận kế toán nên tham gia vào công việc này và cùng ban quản lý đƣa ra một chính sách xét duyệt bán chịu và theo dõi công nợ một cách sát sao cụ thể.

Qua số liệu bảng báo cáo kết quả kinh doanh do phòng kế toán cung cấp vào năm 2013 (phụ lục 14) thì doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty khá cao là:

22.764.344.759. Tuy nhiên, lợi nhuận trƣớc thuế của công ty chỉ là 178.286.075 đồng. Điều

này đã cho thấy chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và đặc biệt chi phí quản lý doanh nghiệp khá cao đã làm ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động kinh doanh cụ thể là lợi nhuận sau thuế năm 2013 của công ty là 160.976.454 đồng.

Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chƣa xác định rõ chi phí cho từng loại doanh thu. Dẫn tới hậu quả không xác định đƣợc cụ thể chi phí cho từng loại doanh thu. Dẫn tới không xác định đƣợc các chi phí có đem lại hiệu quả lợi ích cho doanh thu đó hay không.

3.1.2.2 Về bộ phận kế toán

Tuy bộ phận kế toán đã có nhiều cố gắng nhƣng do khối lƣợng công việc tƣơng đối nhiều, công việc kế toán tại một công ty vừa hoạt động thƣơng mại buôn bán giầy dép, vừa hoạt động kinh doanh dịch vụ cho thuê văn phòng, bãi xe do đó đôi khi một nhân viên kế toán phải đảm nhận nhiều phần hành kế toán khác nhau.

Chƣa có đội ngũ kiểm kê hàng hóa tại các cửa hàng, kho… riêng biệt. Hầu hết là do kế toán cửa hàng tự kiểm kê. Điều này làm kết quả chỉ mang tính tƣơng đối và mất nhiều thời gian. Chƣa có quy định xử phạt đối với những trƣờng hợp gian lận. Công ty chƣa quy định hình thức xử phạt cụ thể nếu sai sót trong quá trình quản lý kho.

3.1.2.3 Về công tác trích lập các khoản dự phòng hàng tồn kho

Công ty chủ yếu sản xuất giầy da bằng các loại da heo, bò, rắn, kỳ đà và cá sấu. Đây là những mặt hàng dễ phân hủy hƣ hại cũng nhƣ bị hủy da do thời gian . Chất lƣợng hàng còn

tồn kho chất trong quá trình lƣu kho, công tác bảo quản kéo dài chƣa đƣợc điều phối kịp thời, hàng bán không chạy.. nhƣng công ty không lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Vì vậy, công ty nên lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do hàng tồn kho bị giảm giá, đồng thời phản ánh đúng giá trị thuần của hàng tồn kho trên báo cáo tài chính cuối năm.

3.1.2.4 Về công tác trích lập các khoản dự phòng nợ khó đòi

Công ty không trích lập dự phòng phải thu khó đòi. Trong khi đó, lợi nhuận phần lớn của công ty là bán sỉ và bán theo hợp đồng hay đại lý. Mặt khác công ty thƣờng bán hàng và cung ứng dịch vụ cho khách hàng theo các hợp đồng kinh tế có giá trị tƣơng đối lớn, nên khách hàng khi mua thƣờng không thể trả tiền ngay hoặc trả hết trong một lần, dẫn đến công ty luôn tồn tại một số lƣợng lớn các khoản phải thu. Công ty không lập nợ phải thu khó đòi nhƣng trên thực tế có những khoản nợ không thu hồi đƣợc và không có nguồn lập dự phòng để bù đắp, dẫn đến tình trạng nguồn vốn bị thiếu hụt, ứ đọng.

Việc không tiến hành trích lập khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi đồng nghĩa với việc công ty không dự kiến trƣớc các tổn thất. Do vậy, khi những rủi ro kinh tế bất ngờ xảy ra thì công ty khó có thể xử lý kịp thời. Khi đó, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty sẽ chịu những ảnh hƣởng nặng nề hơn với những tổn thất không đáng có, ảnh hƣởng đến việc phân tích, đánh giá hoạt động cũng nhƣ tình hình tài chính.

Trong khi nếu trƣớc đó Công ty đã có kế hoạch tạo lập các nguồn kinh phí trang trải cho những rủi ro này thì những ảnh hƣởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của công ty sẽ giảm đi đáng kể.

3.1.2.5 Một số vấn đề khác

Đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều, nhu cầu khách hàng ngày càng đa dạng trong khi việc tiếp thị,quảng cáo, quảng bá sản phẩm chƣa đƣợc thực hiện rộng rãi dẫn đến tình hình tiêu thụ sản phẩm, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ còn nhiều hạn chế và làm ảnh hƣởng đến lợi nhuận của đơn vị. Chƣa có sự quảng bá thƣơng hiệu một cách mạnh mẽ để thúc đẩy doanh thu trên các phƣơng tiện thông tin truyền hình đại chúng.

3.2 Kiến nghị

Trong quá trình nghiên cứu tại công ty cổ phần Giầy Việt, em đã đƣợc tìm hiểu, tiếp cận môi trƣờng làm việc thực tế và mô hình làm việc hiệu quả của công ty. Nhìn chung cơ cấu tổ chức bộ máy và mô hình tổ chức tại công ty tƣơng đối hoàn thiện, hầu hết tuân thủ nguyên tắc và theo đúng quy định của nhà nƣớc. Tuy nhiên để hoàn thiện về mọi mặt trong tổ chức, vận hành, hoạt động và đặc biệt là công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty, em xin đóng góp một số kiến nghị nhƣ sau:

3.2.1 Các hoạt động kiểm soát, công tác quản lý các chi phí hoạt động công ty

Công ty cần đề ra các biện pháp giảm chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành của thành phẩm để tăng tính cạnh tranh với những công ty khác. Ví dụ công ty có thể giảm chi phí nguyên liệu, nguyên vật liệu bằng cách xây dựng định mức tiêu hao hợp lý hơn và quản lý tiêu hao nguyên vật liệu chặt chẽ theo định mức đó. Đồng thời quản lý chi phí theo từng bộ

SVTH: HÀ ANH TUẤN

phận để quy đúng trách nhiệm cho các bộ phận có liên quan, đối với chi phí nhân công trực tiếp có thể giảm chi phí bằng cách tăng năng suất lao động, tổ chức sản xuất hợp lý nhằm hạn chế việc lãng phí sức lao động.

Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp : công ty cần giảm thiểu chi phí tới mức thấp nhất, cắt bỏ những khoản chi không cần thiết để tập trung đầu tƣ tăng năng suất lao động, mở rộng việc kinh doanh. Chi phí này bao gồm chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liêu, dịch vụ mua ngoài... Do đó, công ty cần có những giải pháp giảm chi phí không cần thiết nhƣ: Chi phí điện thoại tránh tình trạng sử dụng tràn lan. Đối với chi phí hội, họp, tiếp khách công ty cần có quy định cụ thể về số tiền đƣợc chi cho từng cuộc họp. Cần xác định cụ thể từng loại chi phí cho từng loại hoạt động doanh thu của doanh nghiệp một cách rõ ràng hơn, cụ thể hơn.

Ngoài ra, công ty nên phổ biến những chính sách thực hiện tiết kiệm đến từng cán bộ công nhân viên, yêu cầu mọi ngƣời cùng phối hợp thực hiện. Cuối năm có những chính sách khen thƣởng đối với những bộ phận, cá nhân thực hiện tốt.

Phải cho kế hoạch phân bổ các vật dụng, công cụ, dụng cụ sử dụng trong thời gian dài, không nên hạch toán vào một tháng báo cáo. Phần chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm quá lớn cần có biện pháp giảm chi phí này nhƣ: lập kế hoạch chi tiết chi định mức.

Chú trọng trong việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và hoạt động của công ty. Do đơn vị sử dụng phần mềm kế toán trong công tác hạch toán, xử lý số liệu nên việc phân quyền truy cập vào phần mềm là hết sức quan trọng. Công ty nên có biện pháp quản lý việc sử dụng tài khoản đăng nhập của mỗi nhân viên nhằm hạn chế việc sửa đổi, đánh cắp hoặc làm thất thoát dữ liệu.

3.2.2 Hoàn thiện về tổ chức bộ máy kế toán

Vì khối lƣợng công việc tƣơng đối nhiều, đặc biệt phức tạp trong quản lý vì vậy nên tuyển thêm nhận viên kế toán để chia sẻ bớt công việc hàng ngày. Tạo điều nhân viên kế toán đƣợc đào tạo thêm nghiệp vụ về thuế, tài chính, nâng cao kiến thức về tin học và máy tính để dễ dàng quản lý, sử dụng máy tính chủ động khắc phục một số hạn chế về trục trặc về một số phần mềm, chƣơng trình trong máy tính.

Thiết lập một đội ngũ nhân viên kiểm kê hàng hóa xuyên suốt các cửa hàng, kho… từ Bắc vào Nam theo đúng định kỳ. Giúp độ chính xác cao trong công việc quản lý tồn kho, điều phối.

3.2.3 Trích lập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Trong doanh nghiệp, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản lƣu động. Vì vậy, công ty nên lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là việc tính trƣớc vào giá vốn hàng bán phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn so với giá trị ghi sổ của kế toán hàng tồn kho thông qua bằng chứng về sự giảm giá trong kỳ kế toán.

Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do hàng tồn kho giảm giá, đồng thời cũng để phản ánh giá trị thuần của hàng tồn kho cũng nhƣ tài sản của doanh nghiệp trên BCTC. (Căn cứ khoản 2, điều 4 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho TT số 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 của BTC).

“Mức trích lập dự phòng tính theo công thức sau: Mức dự phòng

giảm giá vật tư hàng hóa

=

Lượng vật tư hàng hóa thực tế tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính x Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán - Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho

Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho (giá trị dự kiến thu hồi) là giá bán (ước tính) của hàng tồn kho trừ (-) chi phí để hoàn thành sản phẩm và chi phí tiêu thụ (ước tính).

Mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính cho từng loại hàng tồn kho bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chi tiết. Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào giá vốn hàng bán (giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong kỳ) của doanh nghiệp. Riêng dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt.

Tài khoản sử dụng: TK 159 – “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”.

Cuối kỳ kế toán (năm, quý), khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, kế toán ghi nhận bút toán sau:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán.

Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Kỳ kế toán tiếp theo, công ty căn cứ vào tình hình giảm giá HTK ở thời điểm đó tính toán khoản dự phòng cần lập, so sánh với dự phòng giảm giá đã lập ở cuối kỳ kế toán trƣớc, xác đinh số chênh lệch:

+ Trƣờng hợp: khoản dự phòng giảm giá HTK phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng HTK đã lập kỳ kế toán trƣớc chƣa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn đƣợc lập thêm.

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán.

Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

+ Trƣờng hợp: khoản dự phòng HTK phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng hàng tồn kho đã lập ở kỳ kế toán trƣớc chƣa sử dụng hết thì số chênh lệch nhỏ hơn đƣợc hoàn nhập.

Nợ TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Có TK 632 – Giá vốn hàng bán

3.2.4 Trích lập khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi

Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi trên. (Căn cứ khoản 2, điều 6 - Dự phòng nợ phải thu khó đòi TT số 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 của BTC). “Cụ thể mức trích lập dự phòng nhƣ sau:

+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm. + 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm. + 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.

SVTH: HÀ ANH TUẤN

+ 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.

Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết… thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.

Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.”

Tài khoản sử dụng là tài khoản 139. Khi trích lập bổ sung dự phòng phần chênh lệch giữa số dự phòng phải thu khó đòi năm nay nhiều hơn số dự phòng phải thu khó đòi đã lập năm trƣớc, kế toán ghi:

Nợ TK 6246: Chi phí quản lý doanh nghiệp (chi phí dự phòng) Có TK 139: Dự phòng nợ phải thu khó đòi

+ Ngƣợc lại nếu số dự phòng phải thu khó đòi năm nay ít hơn số dự phòng phải thu khó đòi đã lập năm trƣớc thì phần chênh lệch đƣợc hoàn nhập dự phòng:

Nợ TK 139: Dự phòng nợ phải thu khó đòi

Có TK 6426: Chi phí quản lý doanh nghiệp + Xử lý xóa sổ các khoản nợ không thể thu hồi đƣợc:

Nợ TK 6426: Chi phí quản lý doanh nghiệp (chƣa lập dự phòng) Nợ TK 139: Dự phòng nợ phải thu khó đòi (phần đã lập dự phòng)

Có TK 131, 138: Các khoản phải thu khách hàng, phải thu khác Đồng thời, ghi nợ TK 004: Nợ khó đòi đã xử lý.

+ Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã xử lý xóa sổ, nay công ty thu hồi đƣợc: Nợ TK 111, 112: Số tiền thu đƣợc

Có TK 711: Thu nhập khác

Đồng thời ghi Có TK 004: Nợ khó đòi đã xử lý.

Nhƣ vậy, việc lập nên khoản dự phòng sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ổn định, tăng độ chính xác tin cậy cho các thông tin kế toán đƣa ra.

3.2.5 Hoàn thiện thêm các yếu tố khác

Quan tâm hơn nữa hoạt động quảng cáo tiếp thị, các sản phẩm. Cũng nhƣ có từng

Một phần của tài liệu Công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần Giầy Việt (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)