Thanh tra, kiểm tra công tác thu BHXH,BHYT còn gặp nhiều hạn chế

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nguồn thu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 85)

- Quản lý thu bằng ứng dụng công nghệ thông tin

d) Thanh tra, kiểm tra công tác thu BHXH,BHYT còn gặp nhiều hạn chế

hạn chế

Hiện nay, cơ quan BHXH không có chức năng thanh tra, xử phạt vi phạm do đó khi kiểm tra phát hiện các đơn vị sử dụng lao động vi phạm chỉ nhắc nhở. Cùng với đó là các cơ quan nhà nước chưa thường xuyên thanh, kiểm tra việc đóng BHXH, BHYT của các danh nghiệp. Đặc biệt, một số tỉnh, thành phố còn thiếu kiên quyết trong việc thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm về

BHXH, BHYT, lực lượng thanh tra quá ít so với tổng số doanh nghiệp hiện có. Để khắc phục bất cập này, Thanh tra Lao động đã xây dựng quy chế phối hợp, kiểm tra liên ngành. Tuy nhiên có nơi phối hợp tốt, có nơi chưa tốt, nơi nào Sở Lao động và BHXH địa phương phối hợp tốt thì giải quyết tốt và ngược lại. Theo quy định của Luật BHXH, tổ chức BHXH có chức năng thực hiện chế độ, chính sách BHXH quản lý và sử dụng các Quỹ BHXH. Tại Điều 7, dự thảo Luật BHXH có 07 nội dung quản lý nhà nước về BHXH, BHXH Việt Nam đã và đang thực hiện đầy đủ 05 nội dung quản lý nhà nước. 02 nội dung tại Khoản 2, Khoản 6 Điều 7 thực hiện một phần, đó là tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về BHXH, ban hành mẫu biểu để thực hiện, ban hành bộ thủ tục hành chính thực hiện BHXH, BHYT và kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHXH. Tổ chức BHXH có quyền và trách nhiệm tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT nhưng lại chỉ có chức năng kiểm tra việc ký hợp đồng, việc đóng, trả BHXH, BHYT đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động, cá nhân, cơ sở khám, chữa bệnh; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo hoặc có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước trong lĩnh vực BHXH, BHYT nhưng không có chức năng thanh tra, xử lý vi phạm trong việc thực hiện chính sách pháp luật về BHXH, BHYT nên gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức thực hiện các quy định của chính sách pháp luật về BHXH, BHYT; quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT, BHTN bị xâm hại không được ngăn chặn, xử lý kịp thời. Để giúp cho BHXH Việt Nam thực hiện tốt yêu cầu nhiệm vụ được giao, cần trang bị đầy đủ các công cụ làm việc cần thiết, cụ thể là chức năng thanh tra chuyên ngành.

Theo quy định của Luật BHXH và Luật BHYT thì Thanh tra LĐ- TB&XH và Thanh tra Y tế có chức năng thanh tra chuyên ngành về BHXH, BHYT đã có nhiều cố gắng trong việc thanh tra và phối hợp với tổ chức

BHXH để tranh tra, xử phạt đối với các đơn vị vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT, nhưng do số lượng các đơn vị sử dụng lao động, cơ sở khám, chữa bệnh quá lớn, lực lượng thanh tra của 02 ngành này còn mỏng. Về công tác thanh tra, kiểm tra BHXH, BHYT, hiện Ngành LĐ-TB&XH có khoảng 500 cán bộ thanh tra, Ngành Y tế có khoảng 300 cán bộ thanh tra, thực hiện chức năng thanh tra rất nhiều lĩnh vực, thanh tra về BHXH chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Hàng năm, các ngành đều đã chủ động hoặc phối hợp với Ngành BHXH để thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT. Tuy nhiên, số doanh nghiệp được tiến hành thanh tra rất ít, chiếm khoảng 0,5% số doanh nghiệp đang tham gia BHXH, BHYT. Những năm gần đây, công tác kiểm tra của cơ quan BHXH đã được tăng cường, từng bước đi vào nền nếp và trở thành công cụ hữu hiệu trong công tác quản lý của ngành. Toàn ngành có khoảng 20.500 cán bộ (trong đó có khoảng 5.500 cán bộ làm công tác kiểm tra) thường xuyên đôn đốc, kiểm tra tình hình thu, nộp BHXH, BHYT đối với các đơn vị ít nhất 01lần/năm. Những năm vừa qua, BHXH các cấp phát hiện nhiều trường hợp vi phạm về BHXH nhưng không được quyền xử phạt nên hiệu quả công tác kiểm tra không cao. Khi kiểm tra phát hiện vi phạm chưa được xử lý ngay mà kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý làm cho vi phạm chưa được xử lý kịp thời. Mặt khác, khi nhận được kiến nghị xử phạt của BHXH Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền cũng chưa xử lý được ngay do phải nghiên cứu, xác minh thêm làm cho vi phạm chậm được xử lý hoặc chưa được xử lý. Đến nay, đã đề nghị xử phạt hành chính khoảng 6.000 đơn vị và có khoảng 900 đơn vị bị xử phạt hành chính do vi phạm quy định về BHXH, BHYT, đạt tỷ lệ khoảng 15%. Theo thống kê cho thấy: từ năm 2007 – 2013, BHXH Việt Nam đã tiến hành kiểm tra 41.460 đơn vị, số tiền phải thu hồi là 82.455,6 triệu đồng nhưng chỉ thu hồi được 33.972,6 triệu đồng. Từ năm 2008 – 2013, thông qua các đợt thanh kiểm tra liên

ngành, số đơn vị BHXH Việt Nam đề nghị xử phạt vi phạm hành chính là 5.289 nhưng số đơn vị đã xử phạt chỉ có 949.

Vì vậy, nếu được giao chức năng thanh tra chuyên ngành về BHXH, BHYT cho tổ chức BHXH thì công tác xử lý vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT sẽ đạt hiệu quả cao bởi tổ chức BHXH trực tiếp thực hiện chính sách BHXH, BHYT do vậy sẽ nắm rõ những đơn vị, cơ sở khám, chữa bệnh BHYT, thường xuyên, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm góp phần tác động tới việc chấp hành nghiêm chính sách, pháp luật BHXH, BHYT. Tổ chức BHXH cũng sẽ cùng với thanh tra Ngành LĐ-TB&XH, Ngành Y tế tăng cường thanh tra, ngăn ngừa vi phạm và kiến nghị sửa đổi những tồn tại, vướng mắc, bất cập trong triển khai thực hiện chính sách. Đồng thời, các cơ quan quản lý nhà nước về BHXH, BHYT không phải tăng thêm biên chế cho thanh tra chuyên ngành BHXH, BHYT, tiết kiệm chi phí quản lý hành chính.

Tóm lại, qua chương II, chúng ta đã khái quát được thực trạng quản lý quỹ BHTN và trình bày chi tiết công tác quản lý nguồn thu BHXH trong hệ thống BHXH Việt Nam. BHXH Việt Nam duy trì mô hình tổ chức bộ máy theo Ngành dọc từ Trung ương đến địa phương tập trung thống nhất quản lý tại đầu mối là BHXH Việt Nam phân cấp đến BHXH các tỉnh, huyện trong cả nước. Quỹ BHXH luôn được quản lý công khai, minh bạch thực hiện việc thu, chi và quyết toán theo quy định của Nhà nước. Chương 2 đã phân tích được thực trạng quản lý nguồn thu, những kết quả đạt được và tồn tại, đặc biệt là phân tích những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến giảm nguồn thu BHXH. Đây là cơ sở quan trọng để rút ra bài học kinh nghiệm và những giải pháp trong giai đoạn tới.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nguồn thu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 85)

w