Về nội dung

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nguồn thu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 49)

- Q un lý it ng tham gia BHYT : H in nay, th ch in chính sách an sinh xã h i c a n g và Nhà n c , nh m m b o s c kh e

2.2.1.Về nội dung

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN THU HIỆN NAY CỦA BHXH VIỆT NAM

2.2.1.Về nội dung

2.2.1.1. Quản lý về đối tượng thu BHXH

Sự tăng nhanh của đối tượng tham gia BHXH, BHYT đã minh chứng hướng đi đúng, phù hợp với xu thế phát triển cũng như nguyện vọng của người dân trong cả nước. Tuy nhiên, tiềm năng về số lượng người lao động tham gia BHXH còn rất lớn (gần 80%), dân số tham gia BHYT còn chưa đạt yêu cầu (còn 30% dân số chưa tham gia). Phân loại đối tượng để quản lý thu BHXH hiện nay căn cứ vào tính chất để thực hiện như sau:

- Khối doanh nghiệp nhà nước.

- Khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh. - Khối hành chính, sự nghiệp, đoàn thể. - Khối xã, phường.

- Khối lao động có thời hạn ở nước ngoài.

Việc mở rộng đối tượng hiện nay tập trung vào: đối tượng làm công ăn lương, đối tượng làm việc tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh sử dụng dưới 10 lao động, từ đó phát triển tiếp ra các đối tượng khác, tập trung vào các lĩnh vực trọng điểm với quan điểm đa dạng hóa loại hình BHXH và phải bằng hàng loạt giải pháp về tổ chức điều hành để mở rộng mới có hiệu quả được. Bên cạnh việc thực hiện tuần tự, chặt chẽ các bước của quy trình thu, Ngành BHXH chú trọng ở các khâu:

+ Điều tra, nắm hết đối tượng làm công ăn lương cũng như đối tượng thuộc diện phải tham gia BHYT trên địa bàn.

+ Phân loại đối tượng (người) làm công ăn lương theo loại hình đơn vi sử dụng lao động và theo quy mô đơn vị sử dụng lao động.

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải thích để giúp các đơn vị sử dụng lao động hiểu về chính sách BHXH để họ thực hiện.

+ Sử dụng biện pháp khuyến khích vật chất trong việc điều tra nắm đối tượng và vận động đối tượng tham gia nộp BHXH.

Bảng 2.1. Tổng hợp số người tham gia các loại hình bảo hiểm qua các năm 2009-2013

Đơn vị: người

Số người 2009 2010 2011 2012 2013(ước) % tăng sovới 2012

BHXH bắt buộc 8.874.931 9.441.246 bắt buộc 8.874.931 9.441.246 10.104.49 7 10.431.61 7 11.105.20 3 6.4% BHXH tự nguyện 41.193 81.319 96.400 133.831 173.500 29.6% BHYT 49.910.45 3 52.407.09 0 57.081.95 6 58.977.20 3 62.879.23 1 6.61% BH thất nghiệp 5.993.300 7.206.163 7.968.231 8.269.552 8.676.081 4.91%

Hiện nay trong hệ thống BHXH Việt Nam từ Trung ương đến cấp huyện có khoảng 14.000 cán bộ công nhân viên chức đang quản lý hơn 6 triệu đối tượng đang tham gia BHXH và hơn 2 triệu đối tượng hưởng hưu trí.

Về đối tượng tham gia BHXH bắt buộc: năm 1996 đối tượng tham gia là 2,85 triệu người, đến hết năm 2009 số người tham gia BHXH bắt buộc đạt 9.103.039 người, hết năm 2013 số người tham gia BHXH bắt buộc là 11.105.203 người, tăng 4,6% so với năm 2012 và chiếm xấp xỉ 20,6 % lực lượng lao động. Bình quân mỗi năm số tham gia BHXH mới tăng trên 400 nghìn người, tăng 24,1 %/năm. Trong đó khu vực nhà nước đóng 90 - 93% số phải tham gia. Khu vực tư nhân số lượng đóng chỉ chiếm 66,5 %, đặc biệt khu vực phi chính thức, tập thể và hợp tác xã chỉ có 1,9% số lao động tham gia BHXH.

Về đối tượng tham gia BHXH tự nguyện: Đây là loại hình BHXH mới bắt đầu được thực hiện từ tháng 1 năm 2008 sau 5 năm triển khai thực hiện đã có 173.584 người tham gia. Năm 2013 tăng 39.753 người tham gia, tương ứng tăng 29,7% so với cùng kỳ năm trước.

Về đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp: từ tháng 1/1/2009 thực hiện bảo hiểm thất nghiệp đối với đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. từ 1/1/2010 những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp bắt đầu được hưởng quyền lợi của mình. Tính đến hết năm 2013 cả nước có 8.676.081 người tham gia đóng BHTN chiếm 79,7% tổng số người tham gia BHXH bắt buộc và tăng 4,9 % so với năm 2012.

Về đối tượng tham gia BHYT : nếu như năm 1999 số người tham gia BHYT đạt 13% dân số cả nước thì đến năm 2005 đã là 28% với trên 23 triệu người tham gia, đến 2013 có 62.879.231 người tham gia, chiếm 71 % dân số. Số người tham gia BHYT tăng nhanh đã góp phần củng cố và tạo nguồn tài chính ổn định, vững chắc cho công tác khám chữa bệnh BHYT và tạo tiền đề để xây dựng và triển khai thực hiện BHYT toàn dân.

2.2.1.2. Về quản lý công tác thu

Các đơn vị trong toàn Ngành đã có nhiều cố gắng, nỗ lực thực hiện nhiệm vụ được giao, tích cực tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT cho các quận, huyện; chỉ đạo cấp ủy, chính quyền cấp huyện trực tiếp làm việc với các doanh nghiệp trên địa bàn nợ đọng, chậm đóng, trốn đóng BHXH, BHYT, đẩy mạnh hoạt động của Tổ thu nợ cấp tỉnh, cấp huyện để tăng thu, giảm nợ đọng; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT tại các đơn vị sử dụng lao động.

Bảng 2.2: Tình hình thu BHXH qua các năm 2007 - 2013

Đơn vị: tỷ đồng Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013(ước) Số thu BHXH, trong đó: 54.722 70.910 80.228 107.959 131.078 181.153 199.353 (tăng 18.5%) Thu BHXH bắt buộc 29.119 38.511 37.355 47.963 62.058 89.256 102.489 Thu BHXH tự nguyện 0 10,757 69,362 174,378 251,217 415,068 612,317 Thu BHYT 6.287 8.879 12.834 25.540 29.368 45.162 46.001 Thu BHTN 0 0 3.510 5400 6.747 7973 10.095 Ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng BHXH 19.316 23.510 26.460 28.882 32.654 38.347 40.156

Nguồn: BHXH Việt Nam

Từ năm 2007 đến năm 2013, số thu BHXH liên tục tăng. Kể từ khi thành lập cơ quan BHXH Việt Nam, với nguồn kinh phí từ NSNN được đảm bảo cấp đúng, đủ theo dự toán thì việc tổ chức chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội cho các đối tượng khá kịp thời và đầy đủ. Quy trình, thủ tục xét

duyệt, chi trả bảo hiểm xã hội cụ thể, rõ ràng đã giảm bớt phiền hà đối với tổ chức và cá nhân thụ hưởng chính sách BHXH.

Thu BHYT : từ 797 tỷ năm 1999, đạt hơn 3064 tỷ đồng vào năm 2005, đến năm 2013 số thu là 46.001 tỷ đồng. Nguồn thu từ việc thực hiện BHYT cho người nghèo đã có sự gia tăng đáng kể từ 11 tỷ đồng năm 1999 đến 36 tỷ đồng năm 2002 và cuối năm 2013 quỹ BHYT cho người nghèo đã có số thu 1000 tỷ đồng.

Bảng 2.3. Số thu BHYT qua các năm

Đơn vị : tỷ đồng

Năm 1999 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Số (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thu 767 3065 4812 6287 8879 12834 25540 29368 45162 46.001

Nguồn: BHXH Việt Nam

Cũng giống như nguồn thu BHXH, nguồn thu quỹ BHYT có một phần lớn là do NSNN đóng, ngoài đối tượng NLĐ, người thuộc hộ gia đình lâm, nông, ngư, diêm nghiệp và thuộc hợp tác xã, hộ gia đình kinh doanh cá thể phải đóng một phần ra thì các đối tượng thương binh, cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp từ NSNN hàng tháng, người có công với cách mạng, cựu chiến binh theo quy định của pháp luật về cựu chiến binh, người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước theo quy định của Chính phủ, người nghèo đều do NSNN đóng. Trong khi đó những đối tượng này lại nằm trong nhóm hay mắc bệnh hoặc rủi ro tai nạn (do điều kiện sống) và hiện nay, BHYT lại chi trả phần lớn cho nhu cầu KCB của những đối tượng này.

Thu BH thất nghiệp: Tại hệ thống BHXH Việt Nam đã hình thành được quỹ BHTN tập trung, hạch toán độc lập với NSNN, chủ động chi trả cho người lao động, góp phần giảm gánh nặng cho NSNN. Công tác thu quỹ BHTN đã đạt được những kết quả bước đầu cho thấy hiệu quả thu nộp của quỹ là khá cao. Công tác thu BHTN của các tỉnh, thành phố ngày một hoàn

thiện, tuyên truyền vận động phối hợp với các ban ngành liên quan trong việc thực hiện công tác BHTN được đảm bảo. Một mặt tích cực rà soát, tuyên truyền vận động để tăng thêm đối tượng tham gia đóng BHTN đối với đơn vị sử dụng lao động và người lao động thuộc diện phải tham gia BHTN nhưng chưa tham gia. Đồng thời đôn đốc, kiểm tra đối chiếu thường xuyên để thu đúng, thu kịp thời số tiền BHTN phát sinh theo quỹ lương hàng tháng, hàng năm. Bên cạnh đó, là công tác truy thu nợ đọng để ngăn chặn không có công nợ phát sinh.

Sau hơn 4 năm triển khai chính sách BHTN, bước đầu cho thấy trợ cấp BHTN đã đáp ứng được phần lớn những khó khăn của người lao động, người sử dụng lao động, góp phần giải quyết tình trạng mất việc làm của người lao động. Tính đến năm 2013 cả nước có 8.676.081 người tham gia đóng BHTN, đã thu 10.095.000 triệu đồng trong đó chi trả 450.356 triệu đồng cho 642.321 người hưởng trợ cấp thất nghiệp. Nhìn chung số thực thu quỹ BHTN ở Việt Nam thời gian qua luôn tăng lên qua các năm, thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.4: Tổng hợp số thực thu quỹ BHTN từ năm 2009 - 2012

Đơn vị: triệu đồng

Năm Tổng thu (bao gồm nguồn NSNN hỗ trợ)

Chênh lệch tăng(giảm) so với năm trước

Số tuyệt đối Số tương đối

2009 3.510.651

2010 5.400.307 1.889.656 153,83%2011 6.747.116 1.346.809 124,94 % 2011 6.747.116 1.346.809 124,94 % 2012 7.973.864 1.226.748 118,18 % 2013 10.095.000 2.121.136 126,61 %

Nguồn: BHXH Việt Nam

Qua bảng trên ta thấy, tổng số thu BHTN năm 2013 tăng gấp 2.875 lần so với năm 2009. Tốc độ tăng giữa các năm giảm dần là do đến cuối năm 2010, về cơ bản người lao động cả nước đã tham gia đóng BHTN theo quy

định, số thu BHTN năm 2011, 2012 và 2013 chủ yếu là số phát sinh tại các đơn vị sử dụng lao động, người lao động mới tăng trong năm.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nguồn thu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 49)