Có sự phối hợp chặt chẽ với các ban ngành có liên quan trong khi thực hiện thu BHXH

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nguồn thu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 109 - 110)

- Đối với cán bộ chuyên thu ở Trung ương:

b) Có sự phối hợp chặt chẽ với các ban ngành có liên quan trong khi thực hiện thu BHXH

thực hiện thu BHXH

Công tác thu BHXH là một công tác có liên hệ rất mật thiết với các ban ngành đoàn thể khác. Vì vậy muốn thực hiện công tác thu phải tăng cường kết hợp với chính các ban ngành đó. Cụ thể như sau:

- Tăng cường phối hợp với các ban ngành liên quan: thuế, thanh tra lao động, cơ quan chính quyền địa phương để thanh tra, kiểm tra các đơn vị đóng trên địa bàn quận trong việc thực hiện các chế độ BHXH.

- Liên tục trao đổi, giữ quan hệ chặt chẽ với các ngành chức năng: Phòng Kế hoạch – Đầu tư và chi cục thuế, Phối hợp với phòng Lao động Thương binh và Xã hội để giám sát các đơn vị trong việc thực hiện các quy định của pháp luật như việc ký kết hợp đồng và việc thực hiện các chính sách BHXH .

- Phối hợp giữa các cơ quan y tế, các bệnh viện, trung tâm khám chữa bệnh để khuyến khích mọi người tham gia BHYT tự nguyện. Để BHYT thực sự trở thành người bạn đồng hành trong cuộc sống của người dân thì cơ quan BHXH quận phải cùng với các cơ quan này tổ chức chăm sóc sức khỏe chu đáo tận tình cho người tham gia BHYT, giải quyết kịp thời cho người tham gia BHYT , tạo dựng lòng tin cho mọi người trong xã hội.

BHXH ở Việt Nam đã thực sự trở thành một công cụ để Nhà nước thực hiện chiến lược xã hội hóa các hoạt động xã hội và từng bước giảm dần sự bao cấp của Ngân sách Nhà nước thông qua việc xác lập trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động cũng như sự đóng góp vào quỹ từ những nguồn lực khác nhau. BHXH Việt Nam luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ và các cơ quan Nhà nước có liên quan nhưng vẫn không tránh khỏi những khó khăn và hạn chế. Hoạt động thu BHXH là một bộ phận trong hoạt động quản lý nguồn quỹ BHXH, cùng với hoạt động đầu tư tăng trưởng nguồn quỹ và các hoạt động quản lý nói chung, nó là một nhân tố góp phần vào sự hoàn chỉnh của hoạt động BHXH. Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chính sách BHXH cũng có nhiều thay đổi, đồng thời cũng đã bộc lộ một số vấn đề cần nghiên cứu bổ sung. Để BHXH thực sự trở thành một chính sách xã hội quan trọng góp phần hơn nữa vào công cuộc phát triển kinh tế – xã hội. Bên cạnh những đổi mới trong các hoạt động của BHXH, hoạt động quản lý thu BHXH cũng cần phải không ngừng tiếp tục hoàn thiện đổi mới hoạt động.

Những khó khăn trong công tác thu và quản lý nguồn thu BHXH có nguyên nhân từ phía người lao động, người sử dụng lao động và cả nguyên nhân chủ quan từ phía BHXH Việt Nam. Ngoài ra, các cơ chế và quy định cho đầu tư quỹ BHXH chưa thực sự thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho BHXH có thể thực hiện tốt nhiệm vụ bảo toàn và phát triển nguồn quỹ. Để khắc phục những hạn chế đó, cần có cơ chế đổi mới phương thức thu, luật BHXH, BHYT và sự phối hợp của các Bộ, Ngành bên cạnh những biện pháp cá biệt khác.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nguồn thu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w