Bất cập trong việc quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nguồn thu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 84 - 85)

- Quản lý thu bằng ứng dụng công nghệ thông tin

c) Bất cập trong việc quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT

Việc cấp sổ cho người tham gia BHXH có thời gian công tác trước năm 1995 hoặc truy thu để giải quyết chế độ còn gặp nhiều vướng mắc. Việc quản lý phôi thẻ BHYT của một số địa phương chưa đúng quy định dẫn đến tiêu cực; việc rà soát danh sách cấp thẻ BHYT chưa chặt chẽ, để xảy ra tình trạng thẻ trùng. Qua rà soát tại 43 tỉnh, thành phố trong thời gian qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam phát hiện có tới hơn 800.000 thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) bị cấp trùng. Hiện tại các địa phương có số lượng thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cấp trùng nhiều là: Vĩnh Phúc (59.411 thẻ); Hà Nội (52.740); TP.HCM (42.127). Các tỉnh cấp trùng từ 30.000 - 40.000 thẻ: Đồng Tháp, Lai Châu, Sơn La, Thái Bình, Yên Bái. Xét về quyền lợi thì người sử dụng thẻ BHYT không bị ảnh hưởng, nhưng tình trạng này đã gây lãng phí cho ngân sách nhà nước.

Nguyên nhân của tình trạng cấp trùng thẻ BHYT là do có quá nhiều cơ quan, ban, ngành được quyền tham gia vào việc lập danh sách các đối tượng

chính sách. Thực tế cho thấy, hiện nay, đối tượng người nghèo, trẻ em thì do UBND xã lập danh sách; cựu chiến binh do Hội Cựu chiến binh lập; danh sách thân nhân sĩ quan quân đội được lập theo hệ thống cơ quan quân sự. Danh sách lập ra không thống nhất từ một đầu mối nên không thể rà soát được các đối tượng. Về nguyên tắc, khi cơ quan BHXH nhận được danh sách có đóng dấu, ký tên của thủ trưởng cơ quan, tổ chức đã được luật và các văn bản hướng dẫn quy định thì phải cấp thẻ. Dĩ nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện cũng có quy định rà soát lại thẻ BHYT nhưng do hạ tầng công nghệ thông tin của hệ thống BHXH Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu nên không thể loại được hết số thẻ trùng. Cho đến thời điểm này, việc thu hồi số thẻ bị cấp trùng được cho là tương đối khó khăn bởi không phải người dân nào cũng có ý thức tự giác nộp lại số thẻ được cấp trùng. Trong khi đó, tại một số địa phương, tiền đã được thanh toán cho bệnh viện tính trên đầu số thẻ, không loại trừ số tiền này đã được tiêu hết nên phương án thu hồi tiền để trả lại ngân sách nhà nước là khó khả thi. Hiện nay, mệnh giá trung bình khoảng 500.000 đồng/thẻ, nếu nhân với khoảng 800.000 thẻ được cấp trùng thì chỉ riêng 2 năm qua, số tiền chi cho số thẻ cấp thừa lên tới hàng chục tỷ đồng. Thực tế cho thấy, khi một bệnh nhân có 2-3 thẻ BHYT trong tay, nếu họ dùng mỗi thẻ ở một bệnh viện thì vẫn có thể sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh quá mức cần thiết hoặc được cấpdư thừa thuốc men, gây lãng phí.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nguồn thu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w